Hệ lụy tiềm ẩn từ việc đầu cơ, "ngáo" giá bất động sản tới nền kinh tế

Theo chuyên gia, đầu cơ bất động sản đang tồn tại nhiều bất cập, có thể hình thành nguy cơ lạm phát, tác động xấu tới nền kinh tế.
Điều kiện để dòng tiền đầu cơ quay trở lại thị trường chứng khoán Chuyên gia hiến kế giải pháp 'ghìm cương' giá bất động sản 'nhảy múa' Bộ Xây dựng đề nghị thanh tra, xử lý đầu cơ, thổi giá bất động sản làm nhiễu thị trường

Từ những hệ lụy về kinh tế, sẽ kéo theo hệ lụy xã hội

Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, tình trạng đầu cơ bất động sản liên tục xuất hiện thông qua các hình thức như “cò đấu giá”, “quân xanh-quân đỏ”; đe dọa cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá đất; thông đồng giữa tổ chức tư vấn định giá với người tham gia đấu giá để “dìm giá”; bỏ giá rất cao một số lô đất, rồi "bỏ cọc", tạo mặt bằng "giá ảo" để thao túng thị trường, tác động làm tăng giá bất động sản, nhà ở, ảnh hưởng đến công tác bồi thường, thu hồi đất và thu hút đầu tư của địa phương; mua đi, bán lại nhiều lô đất trúng đấu giá làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá và hoạt động của thị trường bất động sản.

Hệ lụy tiềm ẩn từ việc đầu cơ,

Cần ngăn chặn đầu cơ thổi giá, lành mạnh hóa thị trường bất động sản. Ảnh: T.T

Trao đổi với Báo Công Thương về thực trạng này hiện nay, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hiệp hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết: “Những khu vực nóng như Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm xuất hiện một loạt văn phòng nhà đất không có đăng ký hoạt động, thậm chí chính người dân bản địa đứng ra lập văn phòng rồi giới thiệu tư vấn cho khách hàng mua những sản phẩm bất động sản không được pháp luật cho phép đưa vào thị trường”.

Ngoài ra, việc đầu cơ bất động sản đã và đang gây ra những cơn sốt. Bài học từ những đợt sóng ngầm qua 4 đợt sốt đất lịch sử, mà gần nhất, cơn sốt thứ tư là vào thời điểm Covid-19 những năm 2021, 2022 khiến phần lớn nguồn lực tài chính chôn vốn vào bất động sản.

Theo đó, tình trạng đầu cơ đất đai dẫn đến nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế và xã hội như người có nhu cầu thực (để ở, để sản xuất, kinh doanh) không thể tiếp cận đất đai trong khi đất đai bị bỏ hoang (do bị đầu cơ); nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị “chôn” vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế;

Giá nhà đất không ngừng tăng ảo trong khi thu nhập của người dân không mấy cải thiện sẽ làm trầm trọng thêm nguy cơ bất bình đẳng xã hội. Người có nhu cầu mua nhà ở, đất ở thực sự đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ, người nghèo đang phải chi trả nhiều hơn cho nhu cầu về nhà ở, khiến tình trạng gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn.

Đồng thời, đầu cơ lớn sẽ tạo tích tụ cung nhưng không đưa vào sử dụng, tích tụ ngày càng lớn cho đến khi thị trường bất động sản rơi vào đóng băng ắt sẽ dẫn đến nợ xấu của các nhà đầu tư tại các ngân hàng thương mại.

Đặc biệt, khi dòng tiền đổ hết vào đầu cơ bất động sản làm cho đồng tiền nằm yên, không được quay vòng sinh lợi. Đồng tiền lúc này chỉ tạo nên giá trị ảo. Giá trị ảo tích tụ đến mức nhất định sẽ gây ra lạm phát, kiềm chế lạm phát sẽ làm cho kinh tế bất động sản đóng băng và nền kinh tế quốc dân khó tránh khỏi giảm phát.

Đồng quan điểm trên, ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: “Hệ lụy tất yếu sẽ là giá hàng hóa tăng cao tạo nên giá trị ảo tích tụ vào đồng tiền mà người ta vẫn gọi là “bong bóng” kinh tế. Trường hợp không có giải pháp gì để chặn “sốt” thì “bong bong” vỡ và đồng tiền mất giá. Chắc chắn kinh tế sẽ rơi vào khủng hoảng, người ta gọi là khủng hoảng do thiếu cung”.

Do vậy, hiện tượng đầu cơ bất động sản vượt ngưỡng gây tác hại không chỉ cho thị trường bất động sản mà cho cả nền kinh tế. Nhiều trường hợp đã gây ra các thảm họa phát triển kinh tế ngay tại các cường quốc kinh tế.

Từ những hệ lụy về kinh tế, sẽ kéo theo hệ lụy xã hội. Đầu cơ cao sẽ làm giá nhà ở tăng cao, các nhà đầu tư dự án không đoái hoài tới nhà ở có giá phải chăng cho đa số người dân. Như vậy, giấc mơ an cư ngày càng xa vời với những người dân có thu nhập thấp và trung bình.

Về lâu dài, hệ lụy đối với kinh tế địa phương là rất lớn

Bày tỏ sự e ngại trước vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, hiện tượng đầu cơ bất động sản sẽ ảnh hưởng tiêu cực, làm chậm lại quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nếu đô thị hóa bị chậm lại, việc thu hút đầu tư cả nước ngoài lẫn trong nước, địa phương cũng sẽ giảm đi. Do đó, về lâu dài, hệ lụy đối với kinh tế địa phương là rất lớn.

Cùng với đó, chuyên gia kiến nghị cần phải có những biện pháp thiết thực để ngăn chặn tình trạng đầu cơ thổi giá, giúp cho hoạt động kinh tế địa phương phát triển tốt hơn.

"Đó là một sự lãng phí và cũng tạo ra sự nhếch nhác cho đô thị. Điều chúng ta nên tính đến là đánh thuế sử dụng đất cao hơn. Thậm chí, chúng ta cũng tính đến mức như tiền thuê đối với diện tích đất và diện tích xây dựng mà chúng ta đang có", ông Thịnh nhấn mạnh.

Đồng thời, vị chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết phải có những quy định về việc đánh thuế cao đối với những tài sản không đưa vào sử dụng hoặc đưa vào sử dụng không đúng mục đích.

Cũng theo các chuyên gia khuyến nghị, biện pháp hiệu quả và căn cơ nhất hiện nay là đánh thuế nhà đất. Nếu biện pháp này chưa được áp dụng thì khó có thể hạ được “sốt” giá đất. Thuế bất động sản sẽ chặn sốt đất, ngăn ngừa đầu cơ, tích trữ bất động sản dưới dạng có nhà đất nhưng để hoang hóa hoặc giữ đất nhưng đầu tư cầm chừng, sử dụng đất không hiệu quả.

Ngoài ra, nếu áp thuế bất động sản sẽ ngăn chặn tình trạng sốt đất cục bộ xảy ra trong quá trình đô thị hóa như: thành lập các khu kinh tế mới, chuyển từ huyện thành quận... Đồng thời, việc áp dụng đánh thuế lũy tiến vào những trường hợp nhận chuyển nhượng rồi sau đó chuyển nhượng ngay trong thời gian ngắn cũng là một giải pháp hiệu quả.

Đối với những trường hợp "lướt sóng", mua nhanh bán nhanh thì cần đánh thuế cao và có mức thuế riêng đánh vào giá trị tài sản tăng thêm do đầu tư của người khác mang lại. Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý, cần xem lại cách đánh thuế bất động sản hiện nay theo hướng không chỉ để tăng thuế mà quan trọng phải để việc áp thuế đạt hiệu quả cao.

Thanh Thuy

Tin mới cập nhật

Giá leo thang, đất nền ven Hà Nội rơi vào trầm lắng

Giá leo thang, đất nền ven Hà Nội rơi vào trầm lắng

Giá đất tăng 17- 33% trong năm 2024 khiến nhiều người mua e dè, là nguyên nhân chính khiến giao dịch đất nền ven đô Hà Nội rơi vào trạng thái trầm lắng.
Lý do bất động sản thấp tầng Hà Nội đang dần phục hồi

Lý do bất động sản thấp tầng Hà Nội đang dần phục hồi

Thị trường bất động sản nhà thấp tầng Hà Nội đang dần phục hồi với tâm lý mua cải thiện, giá tăng ổn định ở vùng ven và sức hút từ dự án có hạ tầng hoàn thiện.
Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh

Thị trường căn hộ Hà Nội bước vào giai đoạn điều chỉnh

Sau thời gian tăng nóng, giá căn hộ chuyển nhượng tại Hà Nội đang có xu hướng hạ nhiệt do tâm lý người mua thay đổi và áp lực cân bằng thị trường.
Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Du lịch khởi sắc, bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi

Ngành du lịch hồi phục, khách quốc tế tăng mạnh giúp bất động sản nghỉ dưỡng lấy lại sức hút, dự kiến nguồn cung tăng 80% trong năm 2025.
Nguồn cung hồi phục, thị trường căn hộ chuẩn bị bùng nổ

Nguồn cung hồi phục, thị trường căn hộ chuẩn bị bùng nổ

Từ nay đến năm 2026, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh dự báo tăng mạnh với hàng chục nghìn sản phẩm mới được tung ra thị trường
Bất động sản xanh: Cơ hội đầu tư của tương lai

Bất động sản xanh: Cơ hội đầu tư của tương lai

Bất động sản xanh và bền vững không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn, sinh lời lâu dài trong bối cảnh thị trường dịch chuyển mạnh.
Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Nguồn cung giảm, thị trường căn hộ Hà Nội có hạ nhiệt?

Quý I/2025, thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận nguồn cung và giao dịch giảm mạnh theo quý, nhưng giá bán tiếp tục tăng, dẫn đầu là phân khúc hạng B.
Phân khúc bất động sản nào dẫn dắt thị trường Quý I/2025

Phân khúc bất động sản nào dẫn dắt thị trường Quý I/2025

Theo báo cáo mới nhất từ PropertyGuru Việt Nam, một phân khúc bất động sản tục dẫn dắt thị trường quý I/2025.
Vì sao bất động sản khu công nghiệp vẫn ‘nóng’?

Vì sao bất động sản khu công nghiệp vẫn ‘nóng’?

Khi bất động sản nhà ở trầm lắng, thì đất khu công nghiệp lại “rực cháy”. Câu chuyện phía sau là cả chiến lược, không phải may rủi.
Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?

Vì sao giá nhà thấp tầng Hà Nội tiếp tục tăng?

Thị trường bất động sản Hà Nội năm 2025 sẽ đón hơn 6.700 căn thấp tầng mới, giá sơ cấp dự kiến tăng 8% do nguồn cung lớn và vị trí dự án ngày càng đắt giá.

Tin khác

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

Giải mã giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lập kỷ lục mới

Giá chung cư TP. Hồ Chí Minh cán mốc giá chưa từng có, người có nhu cầu thực chới với, nhà đầu tư dè chừng. Đâu là nguyên nhân khiến giá nhà chung cư cao kỷ lục
FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

FDI đổ mạnh vào bất động sản tăng 46%

Ba tháng đầu năm, vốn FDI đăng ký vào kinh doanh bất động sản đạt gần 2,4 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước.
“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia”: Tiếp cận thị trường nhà ở

“Ngày sở hữu nhà quốc gia 2025” được kỳ vọng giúp doanh nghiệp và người dân nắm bắt xu hướng thị trường nhà ở, tiếp cận giải pháp tài chính và nhà ở phù hợp.
Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản

Sáp nhập tỉnh: Cơ hội cho thị trường bất động sản

Chứng khoán VNDIRECT dự báo, việc sáp nhập tỉnh sẽ khiến thị trường bất động sản có thể xảy ra đầu cơ lướt sóng do tâm lý FOMO nhưng chỉ trong ngắn hạn.
Bắc Giang: Chuyển công an điều tra việc thổi giá đất nếu có dấu hiệu hình sự

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra việc thổi giá đất nếu có dấu hiệu hình sự

UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu chấn chỉnh và triển khai các biện pháp kiểm soát ổn định, tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa phương này.
Sáp nhập tỉnh: Đầu tư đất thế nào khi giá tăng mạnh?

Sáp nhập tỉnh: Đầu tư đất thế nào khi giá tăng mạnh?

Thông tin sáp nhập tỉnh đang khiến thị trường bất động sản nóng lên. Đây là cơ hội đầu tư nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nếu không có chiến lược đúng đắn.
Yếu tố nào đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua?

Yếu tố nào đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua?

Các yếu tố đẩy giá căn hộ tăng cao thời gian qua là nguồn cung mới chủ yếu là các dự án cao cấp, nguồn cung phân khúc tầm trung hạn chế, đẩy giá phân khúc tăng.
Xu hướng đầu tư bất động sản nào

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Thông tin về việc sáp nhập tỉnh đã tạo ra biến động đáng chú ý trên thị trường bất động sản. Vậy, phân khúc nào đang dẫn dắt thị trường?
Sân khấu nổi độc nhất Hà Nội dần thành hình

Sân khấu nổi độc nhất Hà Nội dần thành hình

Hiện nay, dự án cải tạo hồ Đống Đa (quận Đống Đa - Hà Nội) với nhiều hạng mục như sân khấu nổi trên mặt nước đang dần hoàn thiện sau thời gian thi công thần tốc
Người trẻ gặp khó trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị

Người trẻ gặp khó trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị

Giá thuê nhà liên tục tăng cao, khiến nhiều lao động trẻ, có thu nhập trung bình và thấp, gặp khó khăn trong việc duy trì cuộc sống tại đô thị.

Đọc nhiều

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Chanh leo vàng với hương ổi lạ miệng, giá cao nhưng vẫn cháy hàng trên chợ truyền thống và online, mang lại lợi nhuận lớn cho tiểu thương nhờ sức mua tăng mạnh.
Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Nhận định chứng khoán 14/5: Hạn chế mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn hạn nên hạn chế mua đuổi và xem xét cơ cấu cổ phiếu yếu trong danh mục.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư dài hạn có thể cân nhắc giải ngân dần ở những phiên rung lắc.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

4 công trình khoa học giàu tính đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học vừa được xét trao giải thưởng Bảo Sơn năm 2024, tổ chức tại Hà Nội tối nay 11/5/2025.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.
Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.
Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Lòng se điếu giá rẻ rao bán đầy 'chợ mạng'

Lòng se điếu đang phủ sóng "chợ mạng" với giá rẻ bất ngờ, hút người mua nhưng tiềm ẩn nguy cơ không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bắt 3 lãnh đạo doanh nghiệp lập khống chứng từ chi tiền

Bắt 3 lãnh đạo doanh nghiệp lập khống chứng từ chi tiền

3 lãnh đạo Công ty Quản lý công trình đô thị Bắc Giang bị bắt vì lập khống chứng từ chi tiền, gây thất thoát ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng.
Phiên bản di động