Giá lúa mì nhảy vọt gần 5% sau chuỗi giảm 3 tuần liên tiếp
Lo ngại nguồn cung tại Argentina sụt giảm thúc đẩy giá đậu tương Nhu cầu thị trường hỗ trợ đà tăng của giá ngô Lúa mì bật tăng mạnh, ngược chiều nhóm nông sản |
Khép lại tuần giao dịch ngày 24/3, các mặt hàng nông sản diễn biến tương đối trái chiều nhau. Đáng chú ý nhất là lúa mì, mặt hàng tăng mạnh nhất cả nhóm khi nhảy vọt tới gần 5% trong tuần qua. Trong khi đó, giá ngô và đậu tương mặc dù diễn biến rung lắc mạnh nhưng chỉ kết tuần với mức thay đổi không đáng kể.
Đậu tương hợp đồng tháng 5 ghi nhận mức giảm nhẹ 0,48%, kết thúc chuỗi 3 tuần hồi phục liên tiếp. Theo tiến sĩ Cordonnier, một chuyên gia lĩnh vực nông sản khu vực Nam Mỹ. lượng mưa trên khắp Argentina dự kiến sẽ hạn chế hơn trong tuần tới. Triển vọng thời tiết khô hơn sẽ giúp cây trồng hồi phục sau ngập úng và thúc đẩy tiến độ thu hoạch trong những tuần tới. Ngoài ra, theo tiến sĩ, sản lượng đậu tương niên vụ 23/24 của Argentina có thể cao hơn 1 triệu tấn so với ước tính trước đó, đạt 51 triệu tấn, nhờ diện tích trồng sớm ghi nhận năng suất tích cực. Theo đó, những tín hiệu tích cực về triển vọng nguồn cung tại quốc gia Nam Mỹ này đã tác động “bearish” đến giá trong tuần qua.
![]() |
Đối với ngô, phe mua đã có phần chiếm ưu thế do mối lo ngại của thị trường về tình hình nguồn cung tại Ukraine. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết, diện tích trồng ngô năm 2024 của Ukraine sẽ giảm 4,5%, xuống còn 3,863 triệu héc-ta do giá giảm mạnh so với năm ngoái. Con số này cũng phù hợp với dự tính của Liên minh thương nhân ngũ cốc khi cơ quan này cho biết sản lượng ngô năm 2024 có thể giảm xuống 26,3 triệu tấn, so với mức 29,6 triệu tấn của năm ngoái.
Lúa mì bật tăng sau chuỗi giảm 3 tuần liên tiếp trước đó. Tình hình địa chính trị nóng lên tại khu vực biển Đen và dự báo vụ mùa thấp hơn tại Nga là yếu tố đã giúp lúa mì tăng vọt. Theo Ukraine, Nga đã tiến hành một cuộc không kích vào cảng Odesa, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp nông nghiệp và phá hủy một số tòa nhà của nước này. Đây là cuộc tấn công trở lại của Nga kể từ đầu năm nay, gây ra lo ngại về hoạt động xuất khẩu của Ukraine.
Bên cạnh đó, Reuters cho biết nông dân Nga có thể cắt giảm diện tích trồng lúa mì trong năm nay do giá thấp trong khi chi phí đầu vào và thuế xuất khẩu tăng làm giảm lợi nhuận. Điều này có thể khiến nguồn cung từ quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới giảm trong niên vụ tới, và hỗ trợ giá.
Tin mới cập nhật

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang tăng trở lại

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Nho sữa Trung Quốc bán ngập chợ, giá siêu rẻ

'Sốt xình xịch' dâu tây Bạch Tuyết giá rẻ trên 'chợ mạng'

Vì sao nho sữa Trung Quốc ‘thượng hạng’ giá rẻ bất ngờ?

VICOFA dự báo biến động của giá cà phê trong thời gian tới

Nhộn nhịp thị trường quà tặng cận ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Mưa rét kéo dài, giá rau xanh ‘leo thang’
Tin khác

Cẩn trọng với dâu tây Sơn La 'nhuộm đỏ' chợ Hà Nội

Đậu tương chấm dứt chuỗi tăng giá liên tiếp

Giá cà phê Robusta tăng do nguồn cung thắt chặt

Mùa nồm, thị trường máy hút ẩm đắt khách

Giá sầu riêng nghịch vụ tăng nhẹ trở lại

Giá trứng gia cầm 'rớt đáy' sau Tết Nguyên đán

Cherry Chile bán khắp mọi nơi, giá rẻ ‘chưa từng thấy’

Giá tôm khởi sắc sau Tết Nguyên đán

Thị trường hoa tươi 'nóng' trước ngày lễ tình nhân Valentine

Cà phê Arabica kết thúc chuỗi tăng giá kỷ lục
Đọc nhiều

Infographic | Những thay đổi mới nhất về quy chế tuyển sinh đại học 2025

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Infographic | Những điểm cần lưu ý thi tốt nghiệp lớp 10 công lập

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp về chuyển đổi số

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Nhận định chứng khoán 27/3: Giải ngân thăm dò

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập
