Fed tăng lãi suất sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Khi Fed 4 lần tăng lãi suất, tỷ giá VND/USD chỉ tăng khoảng 2-3%, mức thấp so với biến động tăng tỷ giá đồng nội tệ của các nước, góp phần tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước ta.

Ngay sau khi thế giới sản xuất được vaccine và khống chế dịch COVID-19, Mỹ, Khu vực đồng tiền chung châu Âu và các nước đã áp dụng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng nhằm phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, đưa kinh tế trở lại thời kỳ trước đại dịch.

Tuy nhiên, kinh tế Mỹ đã có 2 quý suy giảm liên tiếp, kinh tế và tổng cầu thế giới suy giảm, điều này có tác động nhưng không nhiều tới thương mại quốc tế của Việt Nam.

TTXVN xin giới thiệu bài viết của chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xung quanh nội dung về tác động của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất tới kinh tế Việt Nam.

Fed tang lai suat se tac dong toi kinh te Viet Nam ra sao? hinh anh 1

Sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường châu Âu tại Công ty giày Trường Xuân, Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Lạm phát gia tăng ở nhiều nước trên thế giới

Bên cạnh hệ lụy do thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ mở rộng, kinh tế thế giới vừa phải gánh chịu cuộc khủng hoảng 3 chiều: năng lượng, lương thực và tài chính, cộng hưởng gây nên lạm phát cao.

Tại Mỹ và EU lạm phát tăng cao liên tiếp, lập kỷ lục trong 40 năm qua. Ở Mỹ, tháng 6/2022 lạm phát tăng đến mức 9,1%. Tại EU, lạm phát đã lập kỷ lục mới 8,9% vào tháng Bảy và là tháng thứ 9 liên tiếp lạm phát tăng.

Để kiềm chế lạm phát, Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương nhiều nước trên thế giới đã nâng lãi suất với mức khá cao.

Ngày 27/7 vừa qua, Fed quyết định nâng lãi suất cơ bản đồng USD với mức 0,75%. Đây là lần thứ hai trong vòng 2 tháng Fed đã nâng lãi suất với mức cao, đưa lãi suất hiện tại của nền kinh tế lên mức 2,25-2,5% (mức cao nhất kể từ tháng 12/2018).

Ngoài ra, Fed có thể tăng thêm một đợt lãi suất 0,75% vào cuối năm 2022. Dự báo, lãi suất tham chiếu của Fed có thể tăng lên mức 3,1-3,6% vào cuối năm nay và 3,6-4,1% vào cuối năm 2023.

Nỗ lực thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát của Fed diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm 2 quý liên tiếp nhưng lạm phát vẫn chưa được kiểm soát.

Cùng với Fed, ngày 21/7 vừa qua, ECB tăng lãi suất cơ bản đồng EUR với mức tăng 0,5%, chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm sau 11 năm; Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 13 năm qua; ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đều đã có từ 1-3 lần tăng lãi suất từ đầu năm đến nay.

Tác động của Fed đối với kinh tế thế giới

Cùng với việc tăng lãi suất, Fed còn thu hẹp quy mô bảng cân đối kế toán khoảng 427,5 tỷ USD trong nửa cuối năm 2022.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ tác động tới kinh tế thế giới trên 5 phương diện sau: mặt bằng lãi suất toàn cầu tăng lên khiến kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, tổng cầu hàng hóa và dịch vụ thế giới suy giảm; đồng USD lên giá so với hầu hết các đồng tiền khác làm cho đồng nội tệ của các nước yếu đi so với USD. Vì vậy, kích thích xuất khẩu nhưng nhập khẩu sẽ đắt hơn, đặc biệt nhập khẩu xăng dầu.

Fed tang lai suat se tac dong toi kinh te Viet Nam ra sao? hinh anh 2

Đồng USD. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Cùng với đó, lãi suất USD tăng, các nhà đầu tư lo ngại rủi ro, rút vốn từ các thị trường mới nổi, quay về đầu tư tại thị trường Mỹ và một số thị trường phát triển khác để phòng tránh rủi ro và hưởng lãi suất cao. Điều này tác động đến dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư gián tiếp nước ngoài.

Tiếp đến, tăng lãi suất USD sẽ tác động tiêu cực đến khả năng vay vốn trên thị trường quốc tế của các nước thuộc thị trường mới nổi vì các tổ chức cho vay sẽ đòi trả lãi cao hơn lãi suất khi họ đầu tư an toàn hơn tại Mỹ.

Điều này gây khó khăn đối với chính phủ các nước thuộc thị trường mới nổi khi đang phải đương đầu với giá năng lượng và lương thực nhập khẩu tăng cao do đại dịch và cuộc chiến tại Ukraine.

Trước những sức ép và tác động của lạm phát cao dẫn đến Fed và nhiều ngân hàng trung ương các nước tăng lãi suất; căng thẳng Nga-Ukraine làm cho khủng hoảng năng lượng càng trầm trọng, các nước châu Âu phải đương đầu với thiếu hụt khí đốt cho mùa đông khắc nghiệt đang đến gần; với chiến lược Zero COVID, kinh tế Trung Quốc giảm tốc độ tăng trưởng.

Mới đây, trong Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2022, IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay ở mức 3,2% và 2,9% cho năm 2023. Đồng thời, IMF cũng nâng dự báo lạm phát toàn cầu năm nay tại các nền kinh tế phát triển sẽ chạm mức 6,6% và các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển lên mức 9,5%.

Dự báo, lạm phát trên toàn thế giới sẽ trở lại gần mức trước đại dịch vào cuối năm 2024, sau khi về 5,7% vào cuối năm 2023.

Theo IMF, trong kịch bản xấu, nếu Nga cắt toàn bộ cung cấp khí đốt cho châu Âu, tăng trưởng toàn cầu có thể chỉ là 2,6% năm 2022 và 2% năm 2023.

Mỹ là nền kinh tế hàng đầu, mang tính dẫn dắt kinh tế thế giới đã suy giảm 2 quý liên tiếp, tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế Mỹ đều suy giảm. Theo dự báo của IMF, kinh tế Mỹ sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 2,3% năm 2022 và 1% năm 2023.

Các chỉ số kinh tế và dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu của IMF phản ánh một thực tế kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh lạm phát cao, nguy cơ kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.

IMF mô tả kinh tế thế giới năm 2022 là bức tranh “u ám và bất định.”

Tác động không nhiều tới kinh tế Việt Nam

Mặc dù, kinh tế Mỹ đã có 2 quý suy giảm liên tiếp, kinh tế và tổng cầu thế giới suy giảm, điều này có tác động nhưng không nhiều tới thương mại quốc tế của Việt Nam. Đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng thiết yếu, như hàng dệt may, da giày, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

Ở các nước khi suy thoái, người dân vẫn phải sử dụng những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu này. Thêm nữa, giá trị các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đối với chi tiêu của các nước trên thế giới không lớn nên kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng nhiều.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn được đánh giá là thị trường đầu tư hấp dẫn do hệ thống chính trị và kinh tế vĩ mô ổn định.

Trong 7 tháng năm 2022, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước tính đạt 11,57 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 7 tháng trong 5 năm qua.

Trong thời gian tới dòng vốn FDI có chất lượng hơn, với công nghệ cao sẽ đổ vào Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao, cơ khí chính xác.

Theo khảo sát, khoảng 76% doanh nghiệp của EU đang hoạt động tại Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư. Với dự báo tăng trưởng kinh tế đạt trên 6% trong năm 2022 và 2023.

Fed tang lai suat se tac dong toi kinh te Viet Nam ra sao? hinh anh 3
Chế biến cá tra xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Sao Mai, tỉnh An Giang. (Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN)

Kể từ khi Fed tăng lãi suất, chỉ có 4.600 tỷ đồng vốn rút dòng từ đầu năm đến nay ra khỏi thị trường Việt Nam. Tuy vậy, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm, kéo dài nhiều năm chưa có chuyển biến đáng kể, ảnh hưởng đến huy động các dòng vốn, uy tín quốc gia; giảm niềm tin của nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhiều dự án lớn đội vốn, gây lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả.

Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt, bám sát diễn biến thị trường, vì vậy khi Fed tăng lãi suất, tỷ giá VND/USD tăng không nhiều do dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt mức khá cao, đủ khả năng chống chịu các cú sốc bên ngoài. Nguồn cung ngoại tệ từ kiều hối, thực hiện giải ngân vốn FDI dự báo vẫn tăng ổn định, cán cân thương mại cả năm dự báo thặng dư.

Trong thời gian qua, khi Fed đã 4 lần tăng lãi suất, tỷ giá VND/USD chỉ tăng khoảng 2-3%, mức thấp so với biến động tăng tỷ giá đồng nội tệ của các nước trên thế giới. Tỷ giá VND/USD tăng nhẹ trong thời gian qua đã góp phần tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước ta.

Tuy vậy, kinh tế nước ta phụ thuộc khá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu. Khi đồng USD tăng giá trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ tác động không nhỏ tới ổn định sản xuất và gia tăng tác động của lạm phát chi phí đẩy do nhập khẩu lạm phát.

Mỹ tăng lãi suất khiến nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp sẽ tăng lên.

Hiện nay, mức vay nợ nước ngoài tự vay, tự trả của Việt Nam vẫn trong khuôn khổ an toàn nợ nước ngoài của quốc gia và đóng góp quan trọng trong việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế. So với nhóm các nước trong khu vực, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của Việt Nam vẫn ở mức trung bình.

Theo Bộ Tài chính, hiện nay khối lượng vay vốn trong nước của Chính phủ chiếm 90% và vay vốn nước ngoài chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị hàng năm. Các khoản vay trong nước của Chính phủ có xu hướng tăng nhanh và chiếm vai trò chủ đạo, nợ nước ngoài giảm dần.

Vì vậy, rủi ro về tỷ giá đối với nợ nước ngoài giảm xuống, đảm bảo an toàn nợ công và an ninh tài chính quốc gia. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ bị tác động không nhiều trước việc đồng USD tăng giá.

Tuy vậy, vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay, tự trả tăng cao, khi Fed tăng lãi suất, khu vực doanh nghiệp sẽ tăng gánh nặng trả nợ vay nước ngoài.

Giải pháp cho phục hồi và phát triển kinh tế

Để kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô, tạo nền tảng quan trọng cho phục hồi và phát triển kinh tế, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý. Từ đó, cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

Bên cạnh đó, Chính phủ khẩn trương, tập trung chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tháo gỡ điểm nghẽn về sự chồng chéo giữa các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan đến thực hiện dự án đầu tư công và hạn chế trong giải phóng mặt bằng.

Cùng đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao năng lực nội tại của nền kinh tế.

Để nền kinh tế không lỡ nhịp với các cơ hội trong nước và quốc tế, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, lĩnh vực chủ động nắm chắc tình hình, rà soát, nhận diện các cơ hội và thách thức, kịp thời đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp.

Đối với một số ngành, lĩnh vực trong các tình huống đặc biệt thì cần đưa ra giải pháp đặc thù để vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng và phát huy tối đa các cơ hội, thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và duy trì động lực tăng trưởng trong dài hạn, tạo dựng và khai thác các động lực tăng trưởng mới.

Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ lãi suất và tỷ giá ổn định trong biên độ cho phép; đảm bảo vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại.

Cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Đối với các mặt hàng thiếu hụt trong ngắn hạn cần có giải pháp nhập khẩu kịp thời nguyên nhiên vật liệu, cắt giảm chi phí sản xuất; đối với các mặt hàng thiếu hụt dài hạn cần chủ động tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng thay thế.

Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo điều tiết hợp lý giá các mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý như xăng dầu, điện, dịch vụ, y tế, giáo dục… thực hiện trợ cấp xã hội cho những hoàn cảnh khó khăn, qua đó giảm thiểu tác động từ việc Fed tăng lãi suất ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhất là người có thu nhập thấp.

Ngoài ra, Chính phủ tập trung vào công tác chỉ đạo, khẩn trương thực hiện các chính sách, giải pháp đã ban hành để tránh bỏ lỡ cơ hội, lỡ nhịp đối với kinh tế nước ta. Chính sách và giải pháp tốt nhưng triển khai chậm vẫn chỉ là chính sách./.

Tin mới cập nhật

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư cần nắm giữ các cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận tốt như bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông,...
Tổng cục Thuế làm việc với Shopee, Lazada, Tiki yêu cầu khai báo giao dịch trung thực, đầy đủ

Tổng cục Thuế làm việc với Shopee, Lazada, Tiki yêu cầu khai báo giao dịch trung thực, đầy đủ

Tổng cục Thuế vừa có những động thái mới nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử.
Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Các ngân hàng đang đẩy mạnh dịch vụ cho vay trực tuyến, giờ đây nộp hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, người vay đều không cần tới phòng giao dịch.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Hoạt động ký quỹ tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong 9 năm

Hoạt động ký quỹ tại Trung Quốc lên mức cao nhất trong 9 năm

Các nhà đầu tư nhỏ lẻ tại Trung Quốc vẫn đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Điều này đã thúc đẩy hoạt động ký quỹ lên mức cao nhất trong 9 năm.
Ngành Thuế triển khai các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm

Ngành Thuế triển khai các giải pháp thu ngân sách nhà nước cuối năm

Tổng cục Thuế vừa có công văn yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trong toàn ngành triển khai hiệu quả các giải pháp thu ngân sách nhà nước.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Ngành Thuế dồn lực rà soát, đôn đốc doanh nghiệp còn nợ đọng tiền thuế

Trong những tháng cuối năm, cơ quan thuế các địa phương đang dồn lực thực hiện quyết liệt các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế theo đúng quy trình quản lý nợ thuế.

Tin khác

Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế làm rõ việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế

Tổng cục Thuế vừa thông tin làm rõ những băn khoăn về quy định tạm hoãn xuất cảnh của doanh nghiệp và người nộp thuế.
Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Infographic | Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế 10 tháng năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh

Số thuế từ các hoạt động thương mại điện tử đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số tại Việt Nam.
Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế công bố báo cáo sơ bộ tình hình thực hiện công tác thuế 10 tháng đầu năm 2024

Tổng cục Thuế đã công bố báo cáo sơ bộ về tình hình thực hiện công tác thuế trong 10 tháng đầu năm 2024 với những kết quả khả quan.
Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Mua bán hóa đơn điện tử: Thách thức mới trong quản lý thuế

Việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử kỳ vọng giúp tăng cường quản lý thuế và ngăn chặn gian lận nhưng thực tế tình trạng mua bán hóa đơn trái phép vẫn phức tạp.
Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế năm 2024

Ngành Thuế phấn đấu hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ công tác thuế năm 2024

Tổng cục Thuế chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý thu, chống thất thu, rà soát, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đề án, nhiệm vụ trọng tâm công tác thuế năm 2024.
Tháo gỡ nút thắt trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Tháo gỡ nút thắt trong quản lý thuế đối với thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử và nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, việc quản lý thuế đối với các hoạt động này đặt ra nhiều thách thức mới cho cơ quan thuế
Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, đánh giá và phân tích thông tin nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử.
Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam, điển hình là sàn Temu.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Việc tuân thủ Quy định EUDR giúp cà phê Việt Nam thêm cơ hội được người tiêu dùng quốc tế tin tưởng hơn về chất lượng và tính bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Malaysia hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt gần 12 tỷ USD.
Nhận định chứng khoán 21/11: Thị trường quay đầu hồi phục

Nhận định chứng khoán 21/11: Thị trường quay đầu hồi phục

Các chuyên gia cho rằng việc VN-Index thủng mốc 1.200 điểm đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy, thị trường chứng khoán hồi phục tích cực trong phiên hôm nay.
Phiên bản di động