“Đường Bia”: Từ đạp xích lô thuê đến đại gia cơ nghiệp đa lĩnh vực

Từ một người đạp xe xích lô đến Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình, ông Nguyễn Hữu Đường (Đường Bia) đã gây dựng cơ nghiệp đa lĩnh vực đáng ngưỡng mộ...
Đại gia Đường bia tham vọng gì khi làm nước ngọt V-Cola Vì sao đại gia “Đường bia” phải rao bán khách sạn dát vàng ở Hà Nội?

Bệ phóng giúp Đường Bia chạm tới giấc mơ làm giàu

Ông Nguyễn Hữu Đường sinh năm 1954, xuất phát điểm vốn là một cựu chiến binh. Năm 1979, ông chính thức xuất ngũ, rời khỏi chiến trường bom đạn, việc kiếm sống mưu sinh khi bắt đầu từ con số không với người cựu binh năm ấy cũng không phải dễ dàng gì.

Ông Nguyễn Hữu Đường – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình (Hòa Bình Group)
Ông Nguyễn Hữu Đường – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình (Hòa Bình Group)

Mang theo giấc mộng “phi thương bất phú”, ông Đường bắt đầu tập tành buôn bán, kinh doanh, bằng sự thông minh nhạy bén của bản thân, dần dần ông đã trở thành một tay buôn chuyên từ Bắc ra Nam.

Những tưởng sẽ gắn bó với nghiệp buôn cả đời, sau nhiều lần các phi vụ buôn bán đã may mắn trót lọt thì tới lần thứ 10, số lượng lớn hàng lậu của ông đã bị tóm gọn và tịch thu toàn bộ, ông Đường chính thức tay trắng, chấm dứt giấc mộng đi buôn làm giàu của bản thân.

Tuy nhiên với tinh thần, ý chí bền bỉ của một người từng có những năm tháng được rèn dũa, vào sinh ra tử, không ngại khó, ngại khổ, ông Đường không hề bỏ cuộc. Từ bỏ kinh doanh, ông trở về kiếm sống bằng việc chở thuê bia hơi bằng xích lô.

Khi đó, tiền công cho một thùng bia mà ông được trả trị giá 60 đồng. Những ngày nắng nóng, cũng là thời điểm mặt hàng bia “tất tay” và số lượng phải chở nhiều hơn, ông được trả công thêm thành 80 đồng. Số tiền nghe thì ít ỏi nhưng tại thời điểm khi ấy lại là ước mơ của biết bao con người.

Nhận thấy mặt hàng bia và những sản phẩm từ bia là một con đường tiềm năng, có tương lai hi vọng, ông từ bỏ làm chân lái xe và xin làm nhân viên chính thức trong hợp tác xã bia. Sau nhiều năm thâm niên trong nghề, thêm khả năng nhạnh nhạy, “học mót” được kinh nghiệm làm bia, doanh nhân Hữu Đường khi ấy đã dùng số tiền tích cóp của bản thân để khởi nghiệp.

Mặc cho những lời can ngăn của gia đình, bạn bè, ông vẫn một mực kiên trì với niềm tin và quan điểm của riêng mình, cuối năm 1986, ông đã dùng số tiền ấy để mua một miếng đất và Tổ hợp thương binh nặng Hòa Bình chính thức ra đời.

Nơi đây không chỉ là bệ phóng cho con đường chạm đến giấc mơ làm giàu của mình, mà đó còn là nơi để ông tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người đồng đội cựu chiến binh cũng từng trải qua năm tháng bom đạn, vào sinh ra tử với ông.

Tổ hợp của ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực, làm rất nhiều nghề từ nước đá, sản xuất nước ngọt,.. Tới năm 1988, khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, tổ hợp đã chính thức chuyển sang mô hình nhà máy bia, và cũng từ đó, biệt danh Đường “Bia” theo ông đến tận bây giờ.

Quyết giữ nhà máy bia cuối cùng của người Việt

Sau khi chuyển đổi mô hình nhà máy, năm 1993, tổ hợp tiếp tục đổi tên thành Công ty TNHH Thương binh nặng Hòa Bình. Đánh dấu sự thành lập của một doanh nghiệp tư nhân sản xuất bia đầu tiên tại Hà Nội và là đơn vị thứ hai trong nước làm bia sau công ty Bia Hà Nội.

Trước bối cảnh nền kinh tế đất nước đang trên đà phát triển, áp lực cạnh tranh với thị trường nước ngoài cao, ông Đường vẫn quyết không để cơ nghiệp bị lép vế. Do đó, ngoài các sản phẩm từ bia, ông cùng cộng sự bắt tay vào nghiên cứu, sản xuất các loại nước giải khát (nước có gas và nước không có gas), mạnh tay chi gần 1.000 tỷ đồng để xây dựng nhà máy nước ngọt đặt tại Bắc Ninh mang tên V-Cola với công suất hơn 200 triệu lít/ năm.

Các sản phẩm nước ngọt của CTCP Bia và nước giải khát Hòa Bình
Các sản phẩm nước ngọt của CTCP Bia và nước giải khát Hòa Bình

Viêc này không chỉ nhằm cạnh tranh thị phần với các sản phẩm đang cực kì phổ biến tại Việt Nam như Coca-Cola, Pepsi mà dường như còn là cách để ông củng cố niềm tin cho người tiêu dùng Việt về những dòng sản phẩm thuần Việt, được làm bằng bàn tay, trí óc, sức lao động của người Việt nhưng chất lượng có thể tự tin sánh ngang với thương hiệu thực phẩm nước ngoài.

Tuy nhiên, trong làm ăn không phải lúc nào cũng thuận lợi, có những thời điểm công việc của công ty ông rơi vào gián đoạn.

Giai đoạn năm 2014-2015, thời điểm nhà máy sản xuất bia và nước giải khát Hòa Bình đi vào sản xuất, phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng, đã có nhiều đối tác nước ngoài đến và đặt vấn đề mua lại nhà máy với số tiền cao gấp 2-3 lần số vốn ông đã đầu tư xây dựng nhà máy.

Quả là một thương vụ “hời” trong giới kinh doanh song tuyệt nhiên chẳng thể lung lay được doanh nhân Nguyễn Hữu Đường, bởi với ông nhà máy bia này như “thành trì cuối cùng” còn sót lại của người Việt trong bối cảnh các thương hiệu khác đang chịu sự thâu tóm từ phía các doanh nghiệp ngoại quốc.

“Bia Sài Gòn thì người Thái đã mua, bia Hà Nội cũng đang mất dần vào tay người Đan Mạch, vậy chỉ còn mỗi nhà máy bia của tôi là người Việt” – ông Đường tâm sự.

Với ông “bia” là tâm huyết cả đời gây dựng, bởi nếu không có nhân duyên này, có lẽ cũng chẳng thể nào có “Đường Bia” của ngày hôm nay. “Trách nhiệm của tôi là phải giữ lại nhà máy bia cuối cùng của người Việt, như giữ lại niềm tự hào về một sản phẩm, một thương hiệu Việt” – ông Đường từng trải lòng.

Tiếp tục hiện thực hóa những giấc mơ

Chưa dừng lại ở mảng bia và sản xuất công nghiệp thực phẩm, ông chủ của tập đoàn Hòa Bình tiếp tục lấn sân sang các lĩnh vực khác mà nổi bật là bất động sản. Kể từ khi tập đoàn Hòa Bình dấn thân vào mảng này đã nhanh chóng sở hữu nhiều dự án đình đám tại các tỉnh thành lớn như Hà Nội, Đà Nẵng..

Việc mạnh bạo thử sức sang nhiều lĩnh vực khác nhau cũng là cách mà Chủ tịch tập đoàn Hòa Bình muốn bày tỏ những ấp ủ dự định của bản thân. Bởi ngoài giấc mơ bia Việt đã thực hiện và vẫn luôn duy trì đà phát triển, ông còn muốn hiện thực hóa giấc mơ dựng xây trung tâm thương mại (TTTM) miễn phí cho doanh nghiệp Việt bán hàng Việt trên khắp các tỉnh thành phố.

Giấc mơ này được bén rễ từ mong muốn giúp dân thoát nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, bởi lẽ vậy doanh nhân Nguyễn Hữu Đường đã định hướng triển khai các dự án đều phải mang tính xã hội rộng lớn hơn.

Điển hình là dự án TTTM Outlet V+, xây dựng một mô hình giúp miễn phí, giảm thiểu tối đa tiền thuê mặt bằng cho người kinh doanh, hướng tới mục tiêu giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có “đất” kinh doanh hàng Việt Nam.

Phối cảnh tổng mặt bằng dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, Outlet, nhà ở Hòa Bình
Phối cảnh tổng mặt bằng dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, Outlet, nhà ở Hòa Bình

“Toàn bộ hàng hóa được bán tại TTTM đều được mua bảo hiểm để khẳng định chất lượng. Để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các gian hàng sẽ được thuê mặt bằng 10 năm với giá thuê chỉ 1.000 đồng/m2, phí dịch vụ bằng 70% mức phí mà các TTTM trong nước đang thu” doanh nhân từng chia sẻ.

Điều này nung nấu từ chính tâm huyết, lòng quyết tâm bảo vệ đến cùng thương hiệu do đích thân mình thai nghén, sinh nở và niềm tin, sự kỳ vọng về việc “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trước áp lực hàng ngoại ngày càng nhiều.

Để từ đó, người tiêu dùng trong nước có hy vọng mua được hàng Việt tốt nhất với giá rẻ. Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước rồi sẽ phát triển và thu hút được khách du lịch đến Việt Nam.

Với trí tuệ, sự nhanh nhạy và bản lĩnh của mình, từ một người đạp xe xích lô thuê đến Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình, doanh nhân Nguyễn Hữu Đường đã gây dựng lên một cơ ngơi đa lĩnh vực đáng ngưỡng mộ.

Tên tuổi của ông càng vươn xa hơn khi mỗi một dự án, mỗi một quyết định không phải là mưu cầu riêng cho bản thân mà ở đó còn chất chứa những nỗi niềm trăn trở muốn góp sức, làm giàu cho đất nước, con người Việt Nam của ông.

Trà My

Tin mới cập nhật

Giảng viên Trần Minh Tây: Từ cậu bé mê sách đến hành trình trở thành người sáng lập Học viện Padme

Giảng viên Trần Minh Tây: Từ cậu bé mê sách đến hành trình trở thành người sáng lập Học viện Padme

Vươn lên từ đam mê đọc sách, giảng viên Trần Minh Tây hiện là người sáng lập Học viện Padme, giáo viên yoga, huấn luyện viên thể hình, nhà tham vấn tâm lý.
PV GAS lan tỏa giá trị nhân văn qua các hoạt động an sinh xã hội

PV GAS lan tỏa giá trị nhân văn qua các hoạt động an sinh xã hội

Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã bồi đắp nên những giá trị nhân văn cao đẹp thông qua các hoạt động an sinh xã hội (ASXH) ý nghĩa.
Nguyễn Đăng Quang: Hành trình từ kinh doanh mì tôm đến “ông trùm” hàng tiêu dùng Việt Nam

Nguyễn Đăng Quang: Hành trình từ kinh doanh mì tôm đến “ông trùm” hàng tiêu dùng Việt Nam

Đi lên từ khởi nghiệp mì gói tại khu vực Đông Âu, doanh nhân Nguyễn Đăng Quang – ông chủ Tập đoàn Masan khiến nhiều người không khỏi ngưỡng mộ.
“Ông trùm bút bi” Cô Gia Thọ: Tuổi thơ cơ hàn đến cơ ngơi nghìn tỷ

“Ông trùm bút bi” Cô Gia Thọ: Tuổi thơ cơ hàn đến cơ ngơi nghìn tỷ

Có cơ ngơi nghìn tỷ trong lĩnh vực văn phòng phẩm với vốn hóa thị trường xấp xỉ 4.000 tỷ đồng, ít ai biết doanh nhân Cô Gia Thọ từng trải qua tuổi thơ cơ hàn.
Shark Liên: Những ngã rẽ của số phận và hành trình sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh

Shark Liên: Những ngã rẽ của số phận và hành trình sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh

Là một người phụ nữ bản lĩnh, cá tính, có sự nghiệp thành đạt, ít ai biết doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên từng từ bỏ giảng đường để vào Nam lập nghiệp.
Hồ Hùng Anh: “Thuyền trưởng” ngân hàng Techcombank và con đường khởi nghiệp từ mì gói, tương ớt

Hồ Hùng Anh: “Thuyền trưởng” ngân hàng Techcombank và con đường khởi nghiệp từ mì gói, tương ớt

Là một trong những gương mặt nổi bật nhất của nhóm doanh nhân khởi nghiệp tại Đông Âu, tài trí và khả năng lãnh đạo của ông Hồ Hùng Anh khiến ai cũng nể phục.
Nguyễn Tử Quảng: Từ hiệp sĩ máy tính đến giấc mộng đổi thay nền công nghệ Việt

Nguyễn Tử Quảng: Từ hiệp sĩ máy tính đến giấc mộng đổi thay nền công nghệ Việt

Bằng tài năng và bản lĩnh dám đi ngược số đông, ông Nguyễn Tử Quảng - CEO tập đoàn BKAV đã tiên phong thay đổi nền công nghệ Việt Nam.
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Bông hồng gai" tỏa sáng trong lĩnh vực hàng không

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: "Bông hồng gai" tỏa sáng trong lĩnh vực hàng không

Cựu CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo góp phần thay đổi diện mạo ngành hàng không Việt, là một trong số nhân vật nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.
Cao Thị Ngọc Dung – Người đàn bà thép trong ngành kim hoàn

Cao Thị Ngọc Dung – Người đàn bà thép trong ngành kim hoàn

Thuộc thế hệ doanh nhân đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, qua nhiều biến cố thăng trầm đã tôi luyện Cao Thị Ngọc Dung – người đàn bà thép ngành vàng bạc.

Tin khác

CEO Mai Kiều Liên - người đặt dấu ấn tiên phong cho ngành sữa Việt

CEO Mai Kiều Liên - người đặt dấu ấn tiên phong cho ngành sữa Việt

Thành công của Vinamilk – thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới và có giá trị bậc nhất Việt Nam - có công lớn từ bàn tay nuôi dưỡng của bà Mai Kiều Liên.
CEO Ngô Tường Vy với hành trình đưa trái cây Việt ra thị trường quốc tế

CEO Ngô Tường Vy với hành trình đưa trái cây Việt ra thị trường quốc tế

Là người đứng sau Công ty cổ phần Tập đoàn Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, doanh nhân Ngô Tường Vy luôn khát khao xây dựng chuỗi nông sản Made in Việt Nam.
Doanh nhân Trần Việt Anh: Từ kỹ sư cơ khí đến ông trùm sản xuất bao bì nhựa

Doanh nhân Trần Việt Anh: Từ kỹ sư cơ khí đến ông trùm sản xuất bao bì nhựa

Từ kỹ sư cơ khí với đam mê kinh doanh, ông Trần Việt Anh xây dựng Nam Thái Sơn Group trở thành một trong những công ty sản xuất bao bì hàng đầu Việt Nam.
Mùa thu nhớ về một người phụ nữ huyền thoại của ngành Công Thương

Mùa thu nhớ về một người phụ nữ huyền thoại của ngành Công Thương

Câu chuyện về hàng ngàn lượng vàng hiến tặng chính quyền trong Tuần lễ vàng 1945 nhiều người biết nhưng ai trông coi kho vàng ấy thì hẳn rất ít người biết.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Phiên bản di động