Đưa Việt Nam thành trung tâm chế biến nông sản top 10 thế giới
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 858/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 với mục tiêu phát triển chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả và bền vững, đáp ứng được nhu cầu, quy định của thị trường tiêu thụ; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến nông sản đứng trong top 10 nước hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể về cơ giới hóa nông nghiệp đối với từng lĩnh vực, sản xuất cây trồng chủ lực đạt trên 90% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 70% năm 2030; sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt trên 80% năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt trên 60% năm 2030; cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt trên 70% năm 2025, đạt trên 90% năm 2030; đánh bắt, bảo quản trên tàu cá đạt 85% năm 2025 đạt trên 95% năm 2030.
![]() |
Sơ chế măng tươi tại công ty Cổ phần Kim Bôi. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) |
Về phát triển chế biến, bảo quản nông sản, Chiến lược đặt ra mục tiêu tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8%/năm vào năm 2025 và 10%/năm vào năm 2030; trên 70% số cơ sở chế biến, bảo quản nông sản chủ lực đạt trình độ và năng lực công nghệ trung bình tiên tiến trở lên; tổn thất sau thu hoạch các nông sản chủ lực giảm từ 0,5% đến 1,0 %/năm; tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chủ lực đạt 60% là sản phẩm chế biến.
Bên cạnh đó, mục tiêu của Chiến lược cũng là hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp chế biến nông sản hiện đại, có tiềm lực kinh tế và trình độ quản lý ngang tầm thế giới; các cụm công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ và kết nối tiêu thụ nông sản.
Khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất đai
Giải pháp thực hiện Chiến lược là hoàn thiện về thể chế, chính sách, trong đó, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện tích tụ đất đai và cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn được cơ giới hóa đồng bộ, kết nối với cụm ngành chế biến, thị trường tiêu thụ, phù hợp với điều kiện từng vùng, ngành hàng.
Một giải pháp khác được đề cập là nghiên cứu xây dựng chính sách thúc đẩy xã hội hóa nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản; các chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động và quản lý phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản.
Bên cạnh đó, Chiến lược cũng đề ra giải pháp đẩy mạnh triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách tín dụng hỗ trợ để phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản, phát triển các mô hình trung tâm, cụm liên kết sản xuất-chế biến, bảo quản-tiêu thụ nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung; rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực chế biến nông sản và máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ nông nghiệp khi sửa đổi các Luật về thuế.
Phát triển 3 nhóm sản phẩm được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi thế của từng vùng
Giải pháp khác của Chiến lược là phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể là tổ chức lại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo định hướng phát triển 3 nhóm sản phẩm (sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm là đặc sản của địa phương) được cơ giới hóa đồng bộ, phù hợp với lợi thế của từng vùng, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nguyên liệu và kết nối với khu chế biến nông sản và dịch vụ thương mại nông nghiệp.
Đồng thời, Chiến lược cũng hướng tới đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng nâng cao năng lực và vai trò của các tổ chức hợp tác của nông dân, đẩy mạnh tập trung đất đai, tăng quy mô tạo điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hóa và phát triển chế biến nông sản; phát triển các tổ chức hợp tác, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học, công nghệ và kinh doanh dịch vụ cơ giới nông nghiệp; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò là “trụ cột” của chuỗi giá trị.
Các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ nông sản cần được cơ giới hóa đồng bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; chú trọng phát triển các doanh nghiệp chế biến, bảo quản có đủ năng lực về vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ để dẫn dắt chuỗi giá trị nông sản, vận hành một cách thông suốt, hiệu quả; khuyến khích phát triển các cụm liên kết làm động lực của các vùng./.
Tin mới cập nhật

Hoàn thiện về chất Bộ tiêu chí nông thôn mới 2026-2030

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi và khai thác thuỷ sản giảm nhẹ

Quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Hướng tới nông nghiệp giá trị cao

Các địa phương đẩy mạnh khắc phục gỡ 'thẻ vàng' IUU

Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại với nông dân

Khu vườn ‘chữa lành’ của chàng thạc sĩ ‘chim cánh cụt’

Cần Thơ: Hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững

Lâm Đồng: Cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp theo lợi thế của từng địa phương

Hết năm 2024, cả nước có 79-79,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Tin khác

4 hiệp hội cùng kiến nghị ‘kiểm soát chặt sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu’

Cận cảnh nông dân làm bưởi Diễn "mang bầu", chờ ngày thu về tiền tỷ

Công ty CP Phân bón Bình Điền được vinh danh tại Lễ trao giải Giải thưởng Hành động vì cộng đồng

Phát triển giá trị cây nho và sản phẩm từ nho tỉnh Ninh Thuận

Hàng ngàn khách tham quan triển lãm nông nghiệp, chăn nuôi tại TP. Hồ Chí Minh

Bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp

NPK Cà Mau tiếp tục chinh phục nhà nông trồng lúa Tây Nam bộ

Sử dụng phân bón khoa học để khôi phục ‘vương quốc quýt hồng’ Lai Vung

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số thực chất, hiệu quả

Cần làm mới mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã với một tâm thế mạnh mẽ
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
