Doanh nghiệp điện tử mong ‘trợ lực’ từ xúc tiến thương mại

Do gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, doanh nghiệp điện tử mong được trợ sức nhằm mở rộng đầu ra, cập nhật thông tin và chính sách của thị trường nước ngoài.
Doanh nghiệp điện tử nội địa: Tìm cơ hội từ thị trường ngáchDoanh nghiệp điện tử Hàn Quốc tìm cơ hội “đổ bộ” vào Việt NamTriển lãm NEPCON Việt Nam 2023: Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp điện tử

Giữ 30% tỷ trọng xuất khẩu

Theo bà Nguyễn Thuý Ly - Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, ngành điện tử trong những năm gần đây đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Số liệu từ Bộ Công Thương cũng cho thấy, quý I/2025, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu với 8,57 tỷ USD.

Tuy nhiên, xuất khẩu của ngành hiện đối mặt nhiều thách thức do căng thẳng thương mại toàn cầu. Trong đó có việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu có xu hướng dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia khác như Ấn Độ hoặc Mexico...

Sản xuất linh kiện điện tử trong dây chuyền của VNPT Technology tại Khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc. Ảnh: Khắc Kiên
Ngành điện tử chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của cả nước - Ảnh: Khắc Kiên

Đây là điều đáng lo bởi lẽ, sự bứt phá trong xuất khẩu điện tử, sản phẩm công nghệ của Việt Nam phần lớn nhờ vào các tập đoàn nước ngoài. Những nhà máy từ vài chục triệu đến hàng tỷ USD sản xuất hàng công nghệ điện tử của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến từ Hàn Quốc, Mỹ và các quốc gia khác đã đóng vai trò then chốt, giúp Việt Nam duy trì kim ngạch xuất khẩu công nghệ cao.

Ngoài khó khăn về bất ổn thương mại, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam cũng nhìn nhận, các doanh nghiệp trong nước hiện chỉ cung cấp được những sản phẩm đơn giản, có giá trị công nghệ thấp. Điều này phản ánh những thách thức mà doanh nghiệp nội địa đang đối mặt, bao gồm việc thiếu công nghệ tiên tiến và nguồn vốn đầu tư cần thiết để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu một cách sâu rộng.

Nếu không giải quyết được rào cản này, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và tận dụng tối đa cơ hội từ sự mở rộng của ngành công nghiệp điện tử.

Với những khó khăn đã nêu ra, đại diện cho doanh nghiệp ngành điện tử, bà Nguyễn Thuý Ly đề xuất, Bộ Công Thương thực hiện các nhóm giải pháp trọng tâm, như: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm và tổ chức kết nối B2B; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp xuất khẩu thông qua tổ công tác chuyên ngành và cấp thẻ APEC cho doanh nhân; hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tiếp cận tài chính xuất khẩu ưu đãi; tăng hiệu quả bảo hiểm và hoàn thuế VAT.

Chung tay vượt qua thách thức

Trước đề xuất trên, theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, ở vai trò đầu mối triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, Cục sẽ tích cực phối hợp với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoạt động quảng bá, kết nối nhằm mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu cho ngành.

Tuy nhiên với lợi thế hoạt động ngay tại thị trường sở tại, đại diện Cục Xúc tiến thương mại cũng đề nghị, các thương vụ hỗ trợ theo dõi liên tục, hệ thống và có chiều sâu các diễn biến liên quan đến chính sách thương mại, thuế quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định phòng vệ thương mại. Đặc biệt, cần ưu tiên các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản kỹ thuật, chi phí tuân thủ cao, cũng như nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe.

Tích cực tìm kiếm, sàng lọc và giới thiệu các đối tác nhập khẩu, phân phối, kênh tiêu thụ có năng lực, có uy tín và chiến lược dài hạn, thay vì chỉ tập trung vào các đơn hàng ngắn hạn.

TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh. Ảnh: Cấn Dũng

Kịp thời tiếp nhận, tổng hợp và phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp tới các cơ quan chức năng trong đó có Bộ Công Thương để có cơ sở điều chỉnh biện pháp ứng phó hiệu quả.

Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại bám sát nhu cầu thực tiễn và năng lực của doanh nghiệp, ưu tiên khai thác hiệu quả các cơ hội từ các thị trường đã có hiệp định thương mại tự do, định hướng mở rộng sang các khu vực tiềm năng như Đông Âu, châu Phi, Nam Á nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm thiểu rủi ro phụ thuộc.

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, yêu cầu kỹ thuật và thị hiếu tiêu dùng của từng thị trường.

Đồng tình với quan điểm trên, TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu và cạnh tranh, cho rằng, ngành điện tử nói riêng, ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung cần chủ động thích ứng với biến động thương mại toàn cầu ngày càng sâu rộng và phức tạp hơn trước.

Ông cũng chia sẻ 3 nhóm phản ứng chính sách bao gồm, đàm phán (thuế, thương mại, các biện pháp phi thuế), hỗ trợ doanh nghiệp (thông qua tài khóa, tiền tệ, đầu tư công) và chuẩn bị cho các kịch bản xấu.

Bên cạnh đó, cần cải thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành để tránh phân tán, tổ chức làm việc theo nhóm ngành có rủi ro cao với sự tham gia đầy đủ của các bộ liên quan, và khi cần thiết tổ chức giao ban liên bộ trong cùng một ngày để tiết kiệm nguồn lực và tăng hiệu quả phối hợp”, TS. Võ Trí Thành đề xuất.

Hầu hết sản lượng dành cho xuất khẩu, do đó trong bối cảnh thị trường thế giới biến động như hiện nay, ngành điện tử gặp nhiều khó khăn trong ổn định kim ngạch. Bên cạnh hỗ trợ về xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp trong ngành còn cần cung cấp kịp thời thông tin, chính sách mới tại thị trường nước ngoài.
Hải Linh
Bình luận

Đọc nhiều

Infographic | Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 5/2025

Infographic | Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 5/2025

Số liệu thống kê từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), TC Group và VinFast, mẫu xe điện cỡ nhỏ VinFast VF 5 tiếp tục dẫn đầu thị trường trong tháng 5.
 Đà tăng ngắn hạn giữ vững nếu VN-Index trụ vững trên 1.350 điểm

Đà tăng ngắn hạn giữ vững nếu VN-Index trụ vững trên 1.350 điểm

Thị trường chứng khoán khởi sắc với VN-Index tăng hơn 30 điểm trong tuần. Nếu trụ vững trên mốc 1.350, chỉ số này có thể mở rộng đà tăng ngắn hạn.
Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh gần 60%

Ô tô nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh gần 60%

Tháng 5/2025, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt 19.042 chiếc, với giá trị hơn 426 triệu USD, tăng tới 59,1% so với cùng kỳ.
Seongnam (Hàn Quốc) - Đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Seongnam (Hàn Quốc) - Đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư của Thanh Hóa

Thanh Hóa xác định Seongnam là đối tác chiến lược trong thu hút đầu tư, bởi địa phương này là đô thị phát triển năng động, trung tâm công nghệ cao hàng đầu Hàn Quốc.
Thị trường chứng khoán hồi phục, quỹ cổ phiếu đạt hiệu suất cao nhất 12 tháng

Thị trường chứng khoán hồi phục, quỹ cổ phiếu đạt hiệu suất cao nhất 12 tháng

Thị trường chứng khoán khởi sắc giúp hiệu suất quỹ cổ phiếu tháng 5/2025 đạt +7,4%, cao nhất trong vòng 12 tháng, dù dòng tiền vẫn rút ròng.
Infographic | Mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 cần lưu ý

Infographic | Mốc thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025 cần lưu ý

Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025, có những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý.
Quản lý thị trường Đà Nẵng tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hàng tỷ đồng

Quản lý thị trường Đà Nẵng tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá hàng tỷ đồng

6 tháng đầu năm 2025, lực lượng quản lý thị trường Đà Nẵng đã xử lý 249 vụ vi phạm, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm ước trị giá gần 1,26 tỷ đồng.
Báo chí thời Nghị quyết 18: Gọn để tinh, đổi mới để phát triển

Báo chí thời Nghị quyết 18: Gọn để tinh, đổi mới để phát triển

Nghị quyết 18 không chỉ là cải cách bộ máy mà là lời hiệu triệu thay đổi toàn diện báo chí với tích hợp số, nhân sự công nghệ và tư duy nền tảng mới.
Thị trường xe máy Việt phục hồi,  xe điện tăng tốc

Thị trường xe máy Việt phục hồi, xe điện tăng tốc

Thị trường xe máy Việt khởi sắc nửa đầu năm 2025, đạt 1,32 triệu xe, tăng 20,2%, với xe điện tăng vọt nhờ VinFast, tín hiệu tích cực cho chuyển đổi xanh.
Phát triển kinh tế AI: Việt Nam đang nắm giữ ‘cơ hội vàng’

Phát triển kinh tế AI: Việt Nam đang nắm giữ ‘cơ hội vàng’

Dự báo, quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam sẽ đạt 120-130 tỷ USD vào năm 2040. Các chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam đang giữ “cơ hội vàng” phát triển AI.