Chứng khoán tuần qua: Ngân hàng diễn biến kém tích cực nhất
Chứng khoán tuần qua
Chứng khoán tuần qua 20/11 - 24/11, theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, sau phiên giảm mạnh cuối tuần trước, VN-Index tiếp tục trải qua tuần giao dịch biến động mạnh khi đầu tuần phục hồi từ vùng giá 1.085 điểm và tăng lên vùng kháng cự 1.115 điểm -1.120 điểm.
Thị trường chứng khoán, kết thúc tuần biến động mạnh, VN-Index ở mức 1.095,61 điểm, giảm -0,51% so với tuần trước, thanh khoản trung bình duy trì ở mức cao, qua đó VN-Index chưa thể vượt lên vùng kháng cự tâm lý 1.100 điểm. HNX-Index kết thúc tuần giảm nhẹ - 0,19% về mức 226,10 điểm.
Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 91,1841,35 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2% so với tuần trước, khối lượng giao dịch tăng 16%. Thanh khoản HNX giảm 1,4% với 11.168,45 tỷ đồng được giao dịch.
Các cổ phiếu ngân hàng có diễn biến kém tích cực nhất trong tuần qua khi hầu hết giảm điểm, thanh khoản thấp, không thu hút dòng tiền tham gia như STB (-3,58%), TCB (-3,53%), ACB (-2,86%), SGB (-2,26%), SHB (-2,23%)... ngoài các mã tăng giá nhẹ với BID (+1,75%), EIB (+0,54%).
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán có 02 phiên giao dịch biến động mạnh cuối tuần, tuy nhiên kết thúc tuần đa số vẫn tăng giá tốt so với tuần trước, thanh khoản tăng mạnh với BSI (+8,83%), VDS (+5,96%), CTS (+5,81%), VND (+5,19%), MBS (+4,37%)... ngoài VFS (-9,62%) giảm mạnh.
Các cổ phiếu bất động sản cũng có tuần giao dịch biến động mạnh, thanh khoản gia tăng đột biến, tuy nhiên kết thúc tuần đa số giảm điểm như QCG (-7,47%), ITC (-5,12%), LGL (-3,33%), TDH (-2,89), PHR (-2,49%)... ngoài các mã vẫn tăng giá như L14 (+10,43%), NVL (+9,32%), NTL (+8,00%), SJS (+4,60%)... thanh khoản vượt mức trung bình.
Các nhóm ngành khác không có nhiều diễn biến nổi bật trong tuần, kết thúc tuần đa số biến động trong biên độ hẹp, duy trì quá trình tích lũy với thanh khoản cải thiện khá tốt.
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng khá mạnh trong tuần với giá trị 902,24 tỷ đồng trên HOSE, trong đó bán ròng khá mạnh cổ phiếu ngân hàng VPB, mua ròng trên HNX với giá trị 4,68 tỷ đồng.
Chứng khoán tuần qua: Ngân hàng diễn biến kém tích cực nhất |
Chính sách tuần qua
Thị trường chứng khoán tuần qua đón nhận một số thông tin trong tuần như: Ngày 15/11/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 69/2023/TT-BTC, theo đó sẽ không tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới trên sàn HNX từ ngày 1/7/2025 và chậm nhất đến hết năm 2026 sẽ hoàn thành việc chuyển toàn bộ cổ phiếu từ sàn HNX lên sàn HOSE.
Sáng ngày 22/11/2023, với 453/459 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thống nhất chưa thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp này mà sẽ xem xét, thông qua tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội. Trước đó, theo chương trình Kỳ họp thứ 6 dự án Luật này sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào sáng 29/11/2023.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và một số đơn vị. Kết luận điều tra xác định, từ ngày 9/2/2018 đến 7/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn để rút tiền, chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, gây thiệt hại tổng cộng hơn 415.000 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục có diễn biến kém tích cực trước thông tin trên.
Tình hình thế giới, theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), tỷ lệ lạm phát hàng năm đã giảm từ mức 4,3% trong tháng 9/2023 xuống còn 2,9% trong tháng 10/2023, mức thấp nhất kể từ năm 2021. Lạm phát tại Khu vực Đồng tiền Chung châu Âu (Eurozone) đã giảm xuống dưới 3%, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua. Theo số liệu của Eurostat công bố ngày 17/11, tỷ lệ lạm phát hàng năm đã giảm từ mức 4,3% trong tháng 9/2023 xuống còn 2,9% trong tháng 10/2023, mức thấp nhất kể từ năm 2021.
Tại cuộc họp gần nhất, các quan chức Fed không phát tín hiệu sẽ sớm giảm lãi suất, nhất là khi lạm phát cao hơn nhiều so với mục tiêu. Theo biên bản họp tháng 11/2023 vừa công bố vào ngày 21/11, các thành viên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) vẫn lo ngại lạm phát có thể “lì lợm” ở mức hiện tại hoặc tăng trở lại, do đó Fed có thể cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ thêm. Ít nhất các quan chức Fed cho rằng chính sách tiền tệ sẽ cần ở phạm vi “thắt chặt” cho tới khi dữ liệu cho thấy lạm phát đang giảm về mục tiêu 2% một cách thuyết phục