Chứng khoán hôm nay 18/8/2023: Lương thực, năng lượng chìm trong sắc đỏ
Thị trường chứng khoán hôm nay 18/8/2023
Thị trường chứng khoán ngày 18/8/2023, tiếp đà giảm điểm của phiên hôm qua do các nhà đầu tư đang chịu áp lực bán. Toàn thị trường đang cuốn vào nhóm cổ phiếu “họ Vin”.
Thanh khoản trên hai sàn niêm yết trong phiên hôm qua đạt 27.958,15 tỷ đồng, tăng mạnh 21,83% so với phiên trước, vượt mức trung bình với giá trị giao dịch trên HOSE vượt mức 25 ngàn tỷ đồng, thể hiện áp lực bán gia tăng mạnh hơn và ở nhiều mã rủi ro có tín hiệu phân phối ngắn hạn.
Kết phiên giao dịch hôm qua cho thấy, VN-INDEX giảm 9,78 điểm (-0,79%) về mức 1.233.48 điểm. HNX-INDEX chịu áp lực bán mạnh hơn khi giảm 2,59 điểm (-1,03%) về mức 249,97 điểm. Có 450 mã giảm giá (10 mã giảm sàn), 212 mã tăng giá (13 mã tăng trần), và 110 mã giữ giá tham chiếu.
Trong đó, nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán có diễn biến tích cực nổi bật như SSI lên giá 29.950 đồng (+3,81%) với khối lượng giao dịch đột biến cao nhất lịch sử, BVS tăng lên 27.100 đồng (+2,65%), FTS tăng lên 33.000 đồng (+1,85%)... trong khi TVS giảm còn 24.050 đồng (-0,41%), VIX còn 18.200 đồng (-0,27%) điều chỉnh nhẹ trong cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, rổ VN30 nhiều mã sau phiên tăng mạnh trước, nhưng ngay phiên sau đó lại giảm mạnh điển hình là nhóm cổ phiếu “họ Vin” như VIC giảm xuống giá 71.900 đồng (-4,89%), VHM giảm còn 61.000 đồng (-3,02%), VRE còn 30.600 đồng (-2,86%). Ngoài ra TCB cũng giảm xuống còn 34.700 đồng (-1,70%), STB còn 32.350 đồng (-1,67%)...
Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng kết phiên với áp lực bán điều chỉnh giảm điểm, nhiều mã giảm điểm mạnh đột biến như LDG giảm sàn còn 5.980 đồng (-6,85%), QCG chỉ còn 11.350 đồng (-5,42%), DRH xuống giá 7.250 đồng (-4,45%), L14 còn 59.500 đồng (-4,03%), ITC còn 13.200 đồng (-3,65%).
Trên thị trường các nhóm ngành còn lại hầu hết không có diễn biến nổi bật, đa số chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản ở mức trung bình khi số lượng mã giảm giá chiếm ưu thế.
Nhà đầu tư nước ngoài sau nhiều phiên bán ròng liên tiếp gia tăng giao dịch và mua ròng trở lại với giá trị 118,37 tỷ đồng, tiếp tục gia tăng bán ròng trên HNX với giá trị 67,41 tỷ đồng.
Chứng khoán hôm nay 18/8/2023, lương thực, năng lượng chìm trong sắc đỏ |
Chứng khoán ngành Công Thương ngày 18/8/2023
Chứng khoán ngành Công Thương hôm nay chìm nhóm lương thực, năng lượng, công nghiệp… chìm trong sắc đỏ, duy chỉ có CAV số ít tăng giá.
Cụ thể, cổ phiếu các công ty lương thực như VSF giảm xuống mức giá 23.400 đồng (-11,7%), AGM giảm xuống còn 10.150 đồng (-6,88%), giảm còn 19.800 đồng (-6,6%), cũng giảm xuống còn 38.500 đồng (-0,77%).
Nhóm cổ phiếu năng lượng đa số giảm giá như PVT có giá là 23.100 đồng (-1,7%), PLX có giá 39.750 đồng (-1,24%), GAS giảm xuống 100.000 đồng (-0,2%), GEG đang có giá là 15.200 đồng (-0,65%), PSH khớp với giá 13.150 đồng (-2,23%), VIP có giá 11.800 đồng (-3,67),…
Nhóm công nghiệp trong tình trạng tương tự CII giảm xuống còn 22.000 đồng (-1,57%), HHV giảm còn 15.800 đồng (-0,63%), VJC còn 100.000 đồng (-0,79%), VSC xuống mức giá 33.200 đồng (-3,77%), HHS chỉ còn 7.400 đồng (-5,25%), HVN còn 13.200 đồng (-1,86%), FCN còn 17.300 đồng (-1,7%).
Nhóm thiết bị điện số ít tăng giá như CAV tăng lên 65.000 đồng (+0,78%), GEX tăng lên 23.650 đồng (+3,28%), RAL tăng lên mức 104.700 đồng (+0,87%), còn lại các mã giảm như DQC còn 20.900 đồng (-1,18%), PAC giảm xuống mức 29.500 đồng (-3,91%), SAM còn 8.020 đồng (-2,79%), MBG còn 5.900 đồng (-3,28%),…
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 18/8/2023
Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt dự báo, thị trường sẽ được hỗ trợ tại vùng quanh 1.230 điểm và phục hồi trở lại, diễn biến phục hồi này sẽ tiếp tục quá trình kiểm tra nguồn cung tại vùng 1.240 – 1.245 điểm. Do vậy nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu do thị trường đang tiềm ẩn trạng thái phân phối. Tạm thời có thể nắm giữ cổ phiếu đang có tín hiệu tốt nhưng cần cân nhắc chốt lời hoặc giảm tỷ trọng tại các cổ phiếu đang có diễn biến suy yếu để giảm thiểu rủi ro.
Còn theo Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội nhận định, xét dưới góc nhìn ngắn hạn, VN-INDEX có thể sớm bước vào nhịp tăng điểm tiếp theo sau nhịp tích lũy chặt chẽ hiện tại tương tự như đã xảy ra trong quá trình tăng điểm trung hạn vừa qua. Tuy nhiên cũng không loại bỏ khả năng thị trường sẽ tích lũy trong thời gian dài hơn để rũ bỏ và tích lũy nội lực trước ngưỡng cản mạnh. Kỳ vọng trạng thái vận động theo nhịp sẽ còn diễn ra cho đến khi VN-INDEX chạm ngưỡng kháng cự mạnh 1.300 điểm.
Xu hướng trung hạn của thị trường vẫn duy trì tích cực khi chỉ số đã bước vào Uptrend sau thời gian gần 6 tháng tích lũy đầu năm với mục tiêu là khu vực quanh 1.300 điểm.
Với việc xu hướng ngắn hạn chưa rõ ràng hiện tại, nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì tỷ trọng vừa phải và tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường trước khi xem xét giải ngân.
Nhà đầu tư trung, dài hạn nên nếu cơ cấu tốt thì hiện tại hoàn toàn có thể tiếp tục nắm giữ. Trường hợp muốn gia tăng tỷ trọng nhà đầu tư có thể tận dụng mua vào ở các nhịp điều chỉnh, mục tiêu giải ngân đầu tư trung, dài hạn nên hướng tới các nhóm cổ phiếu đầu ngành, các cổ phiếu đang tích lũy và không bị điều chỉnh sâu, có kỳ vọng kết quả kinh doanh tiếp tục tăng trưởng trong năm nay.
Thông tin thị trường chứng khoán Mỹ
Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán mỹ hôm qua (4h ngày 18/8, giờ Việt Nam) các chỉ số chứng khoán tiếp đà giảm điểm khá mạnh phiên thứ hai liên tiếp.
Trong đó, Trong đó, chỉ số Dow Jones giảm xuống 34.474,83 điểm (-0,84%), chỉ số S&P 500 giảm xuống còn 4.370,36 điểm (-0,77%), Nasdaq 100 còn 14.715,81 điểm (-1,08%), Nasdaq giảm còn 13.316,93 điểm (-1,17%).
Đối với chứng khoán VFS của VinFast phiên thứ ba lên sàn tiếp tục giảm sâu chỉ còn 20.000 USD/CP (giảm hơn 30%). Như vậy đây là phiên thứ 2 liên tiếp cổ phiếu này rơi vào sắc đỏ, sau khi tăng sốc vào ngày chào sàn chứng khoán Mỹ.
Thị trường đóng nhận một số thông tin như chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ trong tháng 7 tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức tăng 3,0% của tháng 6 và phá vỡ đà “hạ nhiệt” gần đây. Mặc dù vậy Goldman Sachs hiện dự báo việc giảm lãi sẽ bắt đầu trong quý II/2024. Điều này sẽ tác động lớn đến tâm lý các nhà đầu tư, ảnh hưởng chung đến thị trường chứng khoán toàn cầu.