Châu Âu có quy định mới về cấm nhập khẩu cà phê liên quan đến phá rừng

EU chỉ được phép lưu thông trên thị trường các sản phẩm không SX trên đất phá rừng, nếu vi phạm sẽ bị phạt tối thiểu 4% doanh số hàng năm thu được trên toàn EU.
Từ 2025, ngành gỗ và cà phê sẽ chịu tác động bởi quy định mới của EU Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể đạt mức kỷ lục mới

Ngày 9/6 tại London, Hiệp hội càphê Anh (BCA) tổ chức Hội thảo về quy định định mới của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về chống phá rừng và tác động của quy định này đối với ngành càphê thế giới.

Chau Au co quy dinh moi ve cam nhap khau caphe lien quan den pha rung hinh anh 1

Càphê sau khi hái được đem phơi bằng nhà kính. (Ảnh: Nguyên Dung/TTXVN)

Hội thảo có sự tham dự của Tổng thư ký Liên đoàn càphê châu Âu Eileen Gordon Laity, đại diện Hiệp hội càphê của các nước sản xuất và tiêu thụ càphê, trong đó có Brazil, Columbia, Thụy Sỹ, Mỹ, Ethiopia, Indonesia.

Ông Nguyễn Cảnh Cường Tham tán Thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Anh, đại diện Việt Nam tham dự hội thảo.

Dưới sự chủ trì của Giám đốc điều hành BCA, Paul Rooke, hội thảo thảo luận về Quy định 2023/1115 ngày 31/5/2023 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu về lưu thông trên thị trường Liên minh châu Âu (EU) và xuất khẩu từ EU một số hàng hóa và sản phẩm liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng; những thách thức đối với các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu càphê cũng như các cơ hội từ các quy định mới.

Các đại biểu dự hội thảo cũng trao đổi về các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của quy định mới trong khi đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.

Theo Quy định 2023/1115, có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng Công báo EU (9/6/2023), các sản phẩm nông nghiệp chịu tác động bao gồm gia súc, ca cao, càphê, dầu cọ, cao su, đậu tương và gỗ, theo đó các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng này phải tập hợp và kê khai thông tin về nơi sản xuất, diện tích đất sử dụng cho sản xuất, cung cấp văn bản tuyên bố không phá rừng kèm theo hàng hóa trước khi xếp hàng lên tàu.

Doanh nghiệp EU chỉ được phép lưu thông trên thị trường các sản phẩm không sản xuất trên đất phá rừng, nếu vi phạm sẽ bị phạt tối thiểu 4% doanh số hàng năm thu được trên toàn EU.

Tại hội thảo, đại diện các nước sản xuất cà phê bày tỏ quan ngại Quy định 2023/1115 sẽ làm tăng chi phí cho người trồng càphê và gây khó khăn cho các hộ gia đình sản xuất nhỏ ở các nước đang phát triển.

Giám đốc thương mại, Liên đoàn càphê Columbia, Diego Robles, bày tỏ lo ngại người tiêu dùng châu Âu có thể quy kết tình trạng mất rừng là do nông dân phá rừng lấy đất trồng cây càphê và từ chối tiêu thụ càphê của những nước để mất rừng.

Tổng thư ký Liên đoàn càphê châu Âu, Eileen Gordon và Tổng thư ký Hiệp hội thương mại càphê Thụy Sĩ, Michael von Luehrte, cảnh báo chuỗi cung ứng càphê sẽ bị ảnh hưởng và các doanh nghiệp thương mại nhỏ sẽ phải gánh thêm chi phí và đứng trước rủi ro bị phạt nếu không kịp tuân thủ các quy định mới.

Điều này khiến giá bán lẻ càphê đến tay người tiêu dùng tăng, gây khó cho cả nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế khó khăn với lạm phát gia tăng.

Tuy nhiên, ông Nicko Debenham. Giám đốc Công ty tư vấn về các giải pháp phát triển bền vững (www.sustaiability-solutions.com) nhận định rủi ro bị phạt do vi phạm quy định là rất thấp bởi hầu hết các trang trại càphê và các doanh nghiệp thương mại càphê có thể đáp ứng được các yêu cầu về thu thập và khai báo dữ liệu cần thiết trên nền tảng công nghệ thông tin với chi phí hợp lý.

Phát biểu tại hội thảo, Tham tán Thương mại Nguyễn Cảnh Cường, khẳng định chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam về bảo vệ rừng và Chiến lược phát triển nông-lâm nghiệp bền vững.

Ngành càphê Việt Nam đã đạt đến trình độ phát triển ổn định, không mở rộng thêm diện tích canh tác trong những năm gần đây, với một số vùng thậm chí còn thu hẹp diện tích trồng càphê hiệu quả kinh tế không cao.

Ông Nguyễn Cảnh Cường khuyến nghị chính phủ các nước tiêu thụ nhiều càphê khi ban hành các quy định hay yêu cầu mới, dù nhằm mục đích bảo vệ môi trường, cũng không nên làm tăng thêm chi phí cho người trồng càphê ở các nước đang phát triển, đồng thời cho rằng các nước phát triển cần tài trợ nhiều hơn cho các nước đang phát triển để tái tạo rừng và trồng rừng mới.

Trả lời phóng viên TTXVN tại Anh, Giám đốc điều hành BCA, Paul Rooke, cho biết, với việc quy định mới của EU sẽ được áp dụng cho toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng càphê bắt đầu từ cuối năm 2024, các nhà sản xuất càphê không còn nhiều thời gian để chuẩn bị.

Vì vậy, hội thảo nhằm tìm hiểu những vấn đề của các nước sản xuất càphê, mức độ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu mới của EU, đồng thời tìm kiếm giải pháp, đặc biệt trong việc đưa ra những hướng dẫn trong toàn ngành càphê, giúp các bên liên quan tuân thủ quy định mới trong khi đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.

Ông Paul Rooke cho biết, trong khi EU đi đầu các quốc gia tiêu thụ càphê về chống phá rừng, trong vài tháng tới, Vương quốc Anh có thể sẽ ban hành các quy định về vấn đề này, song có lẽ sẽ tập trung vào yêu cầu đánh giá rủi ro và thẩm định thay vì yêu cầu xác định vị trí địa lý chính xác của khu vực sản xuất, và càphê có thể không phải là mặt hàng đầu tiên áp dụng các quy định này.

Ông Paul Rooke cho biết, theo quy định mới của EU, các nhà sản xuất càphê phải sử dụng ứng dụng Geolocation để xác định vị trí lô đất trồng càphê. Quan trọng hơn, thông tin này phải đi kèm với sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, bao gồm các khâu khác nhau, từ bước làm sạch, phơi, sấy, cho tới khi đóng hàng và vận chuyển xuất khẩu.

Ông Paul Rooke chỉ ra rằng yêu cầu xác định vị trí địa lý của khu vực trồng càphê đặt ra thách thức lớn cho các nhà sản xuất bởi trong chuỗi sản xuất sẽ bao gồm nhiều nhà sản xuất với các sản phẩm xuất khác nhau, vì vậy không dễ để xác định sản phẩm của nhà sản xuất nào đến từ khu vực không có nguy cơ phá rừng, hoặc không xảy ra phá rừng.

Ông nhấn mạnh việc xác định vị trí địa lý phần lớn phụ thuộc vào công nghệ và ứng dụng Geolocation, theo đó các hình ảnh vệ tinh sẽ xác định đâu là khu vực trồng càphê.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vệ tinh có thể không xác định được các diện tích trồng càphê, đặc biệt là càphê trồng dưới bóng râm. Điều này đòi hỏi các thông tin sẽ phải được xác minh trực tiếp bởi con người, vì vậy không dễ thực hiện.

Mặt khác, các công ty xuất khẩu càphê sang EU phải chứng minh đã thực hiện đánh giá rủi ro về phá rừng và trình các tài liệu chứng minh sản phẩm càphê không đến từ vùng có nguy cơ phá rừng, đặt ra một thách thức khác cho các nhà sản xuất và xuất khẩu càphê khi phải đảm bảo các thông tin phù hợp đi cùng với sản phẩm càphê phù hợp trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Đánh giá về cơ hội đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu càphê Việt Nam trước những yêu cầu mới, ông Paul Rooke cho rằng Việt Nam có lẽ đang ở vị trí thuận lợi khi ngành càphê đã đạt diện tích trồng ổn định và không mở rộng trồng mới, vì vậy quan ngại về phá rừng không lớn như một số nước đang tăng diện tích trồng càphê.

Chau Au co quy dinh moi ve cam nhap khau caphe lien quan den pha rung hinh anh 2
(Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Giám đốc điều hành BCA cho rằng trong bối cảnh phá rừng trở thành mối quan tâm lớn của các nước tiêu thụ càphê không chỉ trong EU, mà còn bao gồm các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…, điều quan trọng là Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng trong việc đáp ứng yêu cầu của các quy định mới.

Điều này đòi tất cả các bên liên quan trong quá trình sản xuất, xuất khẩu càphê đều phải nắm vững các quy định mới và mỗi bên, từ người trồng, nhà chế biến, xuất khẩu cần hiểu rõ những việc cần làm để đáp ứng yêu cầu mới, đặc biệt liên quan tới các thủ tục, giấy tờ liên quan đến chống phá rừng.

Mặc dù đây là thách thức không nhỏ bởi đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên trong dây chuyền sản xuất và xuất khẩu, ông Paul Rooke nhận định với sự chuẩn bị sẵn sàng và đi đầu trong việc giải quyết thách thức này. Việt Nam, một trong những nhà cung cấp càphê lớn nhất cho cả thị trường EU và Anh, có cơ hội thúc đẩy xuất khẩu bởi các nước nhập khẩu sẽ sẵn sàng mua sản phẩm từ quốc gia mà họ không phải lo ngại về việc không thể cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định.

Theo ông Rooke, để có thể đáp ứng yêu cầu mới, các doanh nghiệp xuất khẩu càphê Việt Nam cần đảm bảo cung cấp thông tin mà đối tác mua hàng yêu cầu, như vị trí địa lý vùng trồng của lô hàng càphê.

Điều này cần sự phối hợp của các bên liên quan, đảm bảo xây dựng một hệ thống đáp ứng yêu cầu này, chẳng hạn như một kho lưu trữ thông tin có thể truy cập để xác định một khu vực không có nguy cơ phá rừng và sau đó có thể xác minh được thông tin này, đồng thời đảm bảo khi càphê được đóng vào công-ten-nơ để xuất khẩu, tất cả thông tin về lô hàng đã có đầy đủ trong hệ thống để người mua có thể truy cập, thậm chí trước khi càphê đến bất kỳ khu vực nào ở EU.

Ông Rook nhận định các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng Việt Nam có khả năng thực hiện được yêu cầu này, giúp tạo ra lợi thế khác biệt nhờ giảm thiểu chi phí và giảm nguy cơ lô hàng bị chậm.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, do thời gian chuẩn bị tương đối ngắn, các nhà sản xuất, xuất khẩu và các bên liên quan trong chuỗi cung ứng của Việt Nam, từ khâu trồng cho tới khâu đóng hàng, vận chuyển, ngay từ bây giờ phải bắt đầu đặt câu hỏi về những việc cần làm và lên kế hoạch thực hiện.

Ông Rooke cho biết BCA sẽ làm việc với các hiệp hội khác để tuyên truyền về các yêu cầu theo quy định mới và đưa ra hướng dẫn thực hiện quy định cho các thành viên hiệp hội, phần lớn đang có những giao dịch với EU, nhấn mạnh việc đưa ra hướng dẫn luật hoàn chỉnh sẽ dễ dàng được EU chấp thuận.

Quy định 2023/1115 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu được ban hành nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng và làm suy thoái rừng đang rất nghiêm trọng trên quy mô toàn cầu từ các hoạt động khai thác lâm nghiệp quá mức và lấy đất rừng làm đất trồng trọt.

Đây là một trong những tác nhân gây nên hiệu ứng khí nhà kính, làm Trái Đất nóng lên, ô nhiễm môi trường, tàn phá hệ sinh thái và các hiện tượng biến đổi khí hậu cực đoan.

Theo ước tính của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), 420 triệu ha rừng (tương đương diện tích EU) đã bị mất trên toàn thế giới từ năm 1990-2020.

EU đánh giá đến năm 2030, khoảng 248.000 ha rừng có thể mất thêm mỗi năm nếu các biện pháp can thiệp không được thực thi hiệu quả./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Đà Nẵng: Sẽ đề xuất các ngành hàng ưu tiên thu hút vào Khu thương mại tự do

Đà Nẵng: Sẽ đề xuất các ngành hàng ưu tiên thu hút vào Khu thương mại tự do

Diễn đàn ‘Khu thương mại tự do Đà Nẵng – Động lực phát triển ngành logistics TP. Đà Nẵng” giới thiệu tiềm năng, đề xuất ngành hàng trong Khu thương mại tự do.
Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy

Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nguồn cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ đáng tin cậy, đặc biệt là gỗ nội thất.
Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam - Lào

Các bộ, cơ quan và địa phương biên giới Việt Nam - Lào phối hợp chặt chẽ thực hiện Bản ghi nhớ phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới hai nước.
Hà Nội thúc đẩy cung - cầu bền vững chuỗi ngành chế biến nông sản

Hà Nội thúc đẩy cung - cầu bền vững chuỗi ngành chế biến nông sản

Tối nay, 27/9, TP. Hà Nội đã khai mạc Chương trình Kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản”.
Nhiều tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Nhiều tiềm năng hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Malaysia là thị trường tiềm năng, còn nhiều dư địa cho xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống...
Hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Tây Ban Nha

Hiệu quả từ các hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Tây Ban Nha

Việt Nam và Tây Ban Nha đang có một mối quan hệ vững chắc, hứa hẹn nhiều cơ hội hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực xúc tiến thương mại.
Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề cần lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức

Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề cần lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức

Thương vụ Việt Nam tại CHLB Đức đã biên soạn cuốn “Cẩm nang hỏi đáp những vấn đề lưu ý trong kinh doanh với thị trường Đức".
Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế và hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Nga

Nhiều triển vọng tăng trưởng kinh tế và hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Nga

Việt Nam và Nga là hai nền kinh tế mang tính bổ trợ cao, trong đó, thương mại nổi lên như một điểm sáng trong mối quan hệ song phương.
Nhiều khuyến nghị để hàng Việt thâm nhập vào thị trường Myanmar

Nhiều khuyến nghị để hàng Việt thâm nhập vào thị trường Myanmar

Thương vụ Việt Nam tại Myanmar khuyến nghị, doanh nghiệp Việt nên thận trọng, tuân thủ chính sách và tăng cường xúc tiến thương mại trực tiếp với nước bạn.
Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng trưởng

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ liên tục tăng trưởng

Năm 2024 sẽ là năm có nhiều triển vọng và dư địa cho hợp tác xúc tiến thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ.

Tin khác

Hàn Quốc chính thức nhập khẩu bưởi của Việt Nam

Hàn Quốc chính thức nhập khẩu bưởi của Việt Nam

Bưởi là quả tươi thứ 3 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hàn Quốc cùng thanh long và xoài, mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường này.
Tiêu dùng bền vững: Cơ hội và thách thức để doanh nghiệp phát triển

Tiêu dùng bền vững: Cơ hội và thách thức để doanh nghiệp phát triển

Chương trình “Thúc đẩy sản xuất tiêu dùng bền vững 2024” với chủ đề "Tiêu dùng bền vững: Cơ hội - Thách thức để doanh nghiệp phát triển" diễn ra vào ngày 27/7.
Siết chặt vòng vây với thực phẩm trôi nổi trên "chợ mạng", bảo vệ người tiêu dùng

Siết chặt vòng vây với thực phẩm trôi nổi trên "chợ mạng", bảo vệ người tiêu dùng

Vấn nạn hàng giả nói chung và thực phẩm giả nói riêng trên sàn thương mại điện tử tuy đã được tăng cường kiểm tra, giám sát song vẫn diễn biến phức tạp.
Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm trên cơ sở gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu là “trợ lực” cho sản phẩm nông sản Điện Biên.
Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt 2.400 đơn, thu về 500 triệu đồng

Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt 2.400 đơn, thu về 500 triệu đồng

Nhờ tận dụng bán hàng đa nền tảng, có doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thu về hơn 500 triệu chỉ trong 30 phút livestream.
Năng lượng tái tạo, năng lượng xanh – Tiềm năng và cơ hội

Năng lượng tái tạo, năng lượng xanh – Tiềm năng và cơ hội

Triển lãm quốc tế lần thứ 17 về Công nghệ & Thiết bị điện – Vietnam ETE 2024 và Sản phẩm Tiết kiệm năng lượng và Năng lượng xanh – Enertec Expo 2024.
Những người không ngủ ở chợ đầu mối lớn nhất Thủ đô

Những người không ngủ ở chợ đầu mối lớn nhất Thủ đô

Khi thành phố lên đèn, những con phố vắng bóng người qua lại thì chợ Long Biên (Hà Nội) - chợ đầu mối lớn nhất Thủ đô lại bắt đầu tấp nập.
Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tập trung triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu hiệu quả

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tập trung triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu hiệu quả

Năm 2024, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tiếp tục triển khai các mô hình xúc tiến xuất khẩu, giao thương đã được chứng minh tính hiệu quả trong những năm qua.
Một năm sôi động và hiệu quả của xúc tiến thương mại

Một năm sôi động và hiệu quả của xúc tiến thương mại

Năm 2023, hoạt động XTTM đã được lãnh đạo đánh giá cao, được DN hưởng ứng, hiệu quả trong hỗ trợ khó khăn, phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.
Điều chỉnh giá dịch vụ bốc dỡ container cảng biển từ 15/2/2024

Điều chỉnh giá dịch vụ bốc dỡ container cảng biển từ 15/2/2024

Giá dịch vụ bốc dỡ container ở một số khu vực cảng biển sẽ tăng khoảng 10% so với mức giá quy định trong Thông tư 54.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động