Chăm sóc da mùa đông như thế nào?

Thời tiết lạnh vào mùa đông khiến cho làn da của bạn bị ảnh hưởng không hề nhỏ, một trong những vấn đề mà bạn có thể gặp phải là khô da.
Những thực phẩm gây lão hóa làn da bạn nên tránh Ngỡ ngàng với tác dụng chăm sóc da của cà chua Bí quyết chăm sóc da dầu khi thời tiết nồm ẩm

Có một sự thật là da của bạn thường trở nên khô và bong tróc hơn trong những tháng mùa đông lạnh lẽo. Bởi vì, không khí lạnh, nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp và gió mùa đông khắc nghiệt đều có thể làm mất đi một phần độ ẩm cho làn da. Từ đó, có thể khiến làn da trông kém rạng rỡ hơn nhiều so với bình thường.

Khi da bị khô bạn có thể xuất hiện một số dấu hiệu như da bị bong tróc hoặc vảy; da đỏ; kết cấu da khô ráp hơn; ngứa ngáy; dễ bị kích ứng hoặc nóng. Các triệu chứng có thể có mức độ nghiêm trọng hơn tùy thuộc vào vùng cơ thể bạn bị ảnh hưởng. Bằng cách thay đổi một số thói quen và chế độ chăm sóc da cũng như sử dụng đúng các sản phẩm, bạn có thể giữ cho làn da của mình trông mềm mại, mịn màng và đầy sức sống suốt mùa đông.

Vậy làm sao để chống khô da mùa đông? Bạn hãy tham khảo những mẹo giúp chống khô da vào mùa đông dưới đây.

Một số mẹo nhỏ giúp bạn có làn da rạng rỡ trong mùa lạnh. Ảnh minh họa
Một số mẹo nhỏ giúp bạn có làn da rạng rỡ trong mùa lạnh. Ảnh minh họa

Dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt: Bất cứ khi nào sau khi bạn rửa mặt, rửa tay hoặc tắm thì cơ thể bạn sẽ bị mất đi một lớp dầu tự nhiên trên da. Vì loại dầu này giúp khóa ẩm nên điều quan trọng là bạn phải thay thế chúng bằng một kem dưỡng chống khô da mùa đông. Để không quên điều này bạn có thể để một lọ kem dưỡng ẩm bên cạnh bồn rửa của bạn và mang theo một loại kem dưỡng ẩm cỡ nhỏ khi bạn di chuyển.

Bạn nên lưu ý vào mùa đông bạn chỉ nên rửa mặt một lần mỗi ngày để không làm khô da. Dùng sữa rửa mặt dạng bọt và dạng gel có thể khiến da không được làm sạch mà còn bị khô do các thành phần tẩy rửa hơi mạnh. Vì vậy bạn nên dùng loại sữa rửa mặt không tạo bọt hoặc chọn loại dầu tẩy trang dịu nhẹ hơn, chúng ít chứa các chất hoạt động có thể làm mất nước trên da.

Đối với da đầu, bạn nên dùng các loại kem dưỡng ẩm chuyên dụng cho da đầu hoặc dùng dầu oliu, dầu dừa cho da đầu giúp điều trị khô da đầu mùa đông.

Thoa kem chống nắng hàng ngày: Với những ngày mùa đông thường ngắn hơn và có ít ánh sáng mặt trời hơn, bạn có thể quên việc dùng kem chống nắng hàng ngày, tuy nhiên hãy cố gắng để hạn chế việc này. Ngay cả trong những tháng mùa đông, tia UV có hại vẫn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho da, việc dùng kem chống nắng rất quan trọng để duy trì sức khỏe và độ ẩm của da.

Hãy thử thêm một lớp kem chống nắng vào mỗi buổi sáng sau khi đã thoa kem dưỡng ẩm. Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ khuyến nghị bạn nên sử dụng kem chống nắng có ít nhất SPF 30.

Thoa chất làm mềm da qua đêm: Thoa loại kem làm mềm da qua đêm là một cách hữu ích để phục hồi hoặc ngăn ngừa da khô. Chất làm mềm rất tốt cho việc dưỡng ẩm, tuy nhiên, vì chúng là loại kem nặng hơn nên thường mất nhiều thời gian hơn để chúng hấp thụ vào da của bạn. Do đó việc bạn thoa chất làm mềm lên da qua đêm, làn da của bạn sẽ có thời gian cần thiết để hấp thụ các sản phẩm điều trị và để chất làm mềm da có thể bổ sung độ ẩm cần thiết.

Điều chỉnh thói quen chăm sóc da: Nếu da mặt của bạn dễ bị nhạy cảm hoặc bị kích ứng do không khí khô hanh của mùa đông thì bạn cần thay đổi thói quen chăm sóc da bằng các sản phẩm phù hợp. Da nhạy cảm có thể bị ảnh hưởng bởi các chất tạo mùi thơm và cồn, do đó cần đảm bảo lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm, serum phù hợp nhất. Nếu dị ứng bạn có thể điều chỉnh thói quen chăm sóc da của bạn đơn giản hơn. Cân nhắc chỉ sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng vào buổi sáng và sữa rửa mặt dịu nhẹ, kem dưỡng ẩm vào ban đêm. Khi bạn cảm thấy hàng rào độ ẩm của da khỏe mạnh, có thể từ từ kết hợp các phương pháp điều trị và thành phần khác trở lại thói quen của mình như các mùa khác.

Sử dụng máy tạo độ ẩm: Máy tạo độ ẩm giúp bổ sung độ ẩm trở lại không khí, hoạt động như một tác nhân giữ ẩm tự nhiên, từ đó có thể ngăn ngừa và chống khô da. Đây cũng là biện pháp tốt để chống khô da mặt mùa đông. Bạn nên cài đặt độ ẩm 60% duy trì trong mùa đông để có thể bổ sung độ ẩm cho da của bạn.

Tránh sử dụng nước quá nóng: Tắm vòi hoa sen hoặc bồn tắm nước nóng vào cuối ngày mùa đông có thể mang lại cảm giác đặc biệt dễ chịu. Tuy nhiên, để giữ cho làn da của bạn được nuôi dưỡng, chống khô da thì bạn không nên sử dụng nước nóng, chỉ nên dùng nước đủ ấm. Bởi vì nước nóng có thể lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da nhanh hơn nước ấm và thậm chí có thể gây tổn thương.

Sau khi tắm tránh chà xát mạnh, hãy nhẹ nhàng vỗ nhẹ lên da bằng một chiếc khăn mềm, điều này cho phép một phần hơi ẩm còn lại trên da.

Tẩy da chết đúng cách: Tẩy da chết giúp loại bỏ các tế bào da chết khỏi bề mặt da, có thể giúp giữ cho làn da của bạn trông mịn màng và đầy sức sống. Tuy nhiên, nếu tẩy tế bào chết quá thường xuyên hoặc sử dụng sai sản phẩm có thể làm tổn thương da, mất độ ẩm vốn có.

Nếu da của bạn bị khô hoặc bong tróc, bạn nên chọn sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học dịu nhẹ hơn là tẩy tế bào chết vật lý. Tẩy tế bào chết mạnh có nhiều khả năng phá vỡ hàng rào độ ẩm của da, gây tổn thương. Nếu da của bạn bị nứt nẻ, thô ráp hoặc bị kích ứng thì tốt nhất bạn nên tránh tẩy da chết cho đến khi da lành hẳn.

Hãy thử thêm các sản phẩm khóa ẩm: Nếu bạn thấy rằng các thành phần làm mềm da không đủ để chữa lành da khô của mình, bạn có thể cân nhắc kết hợp các thành phần khóa ẩm vào quy trình chăm sóc da của mình. Ví dụ về các thành phần của sản phẩm này như bơ hạt mỡ; bơ ca cao; dầu nụ tầm xuân; dầu jojoba... Bạn nên thoa chúng một hoặc hai lần mỗi ngày sau khi dưỡng ẩm.

Dưỡng ẩm từ bên trong: Một bước quan trọng khác để giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và sáng mịn là đảm bảo rằng, bạn luôn được cung cấp đủ nước trong suốt cả ngày. Không bổ sung đủ chất lỏng có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của làn da và cũng khiến da dễ bị khô hơn. Ngoài việc uống đủ nước, bạn cũng nên tăng cường ăn các loại thực phẩm có nhiều chất chống oxy hóa và axit béo omega-3. Cả hai chất dinh dưỡng này đều có thể bảo vệ tế bào của bạn khỏi tác hại của môi trường và giúp cơ thể bạn tạo ra các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả tế bào da.

Lựa chọn loại vải không gây kích ứng: Một mẹo chống khô da vào mùa đông đó là cần tránh mặc những chất liệu thô ráp. Nếu da trên cơ thể bạn quá khô, hãy thử mặc các loại vải từ chất liệu tự nhiên, rộng rãi, thoải mái để giảm nguy cơ bị kích ứng. Ngoài ra, tránh giặt quần áo bằng các loại chất tẩy rửa thông thường. Hãy tìm chất tẩy rửa có công thức dành riêng cho da nhạy cảm, thường không chứa hóa chất và hương liệu mạnh.

Nên đeo găng tay khi cần thiết: Găng tay là một hàng rào vật lý chống lại các tác nhân môi trường có thể làm khô da tay của bạn. Để bảo vệ đôi tay hãy đeo găng tay ấm khi bước ra ngoài trời lạnh và sử dụng một đôi găng tay silicon khi rửa bát đĩa. Hạn chế để không khí khô và nước nóng tiếp xúc với da có thể giúp cho bàn tay của bạn luôn mịn màng và ngậm nước.

Khi nào cần điều trị da khô?

Mặc dù nhiều biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp chống lại tình trạng da khô, nhưng nếu tình trạng không cải thiện thì bạn cần liên hệ bác sĩ da liễu khi: Bạn nhận thấy tình trạng da khô không cải thiện; Da trở nên khô ráp hơn, xuất hiện tổn thương trên da; Da bị mẩn ngứa, mụn mủ, đỏ da nhiều...

Khi da tổn thương bác sĩ sẽ điều trị cho bạn bằng các phương pháp phù hợp với từng triệu chứng.

Da khô, bong tróc vào mùa đông không chỉ ảnh hưởng đến khuôn mặt mà cả bàn tay, bàn chân và các khu vực khác tiếp xúc với môi trường. Đây là điều rất thường gặp và điều quan trọng để cải thiện da khô là bạn cần có các biện pháp chăm sóc da phù hợp. Đặc biệt là việc dùng kem dưỡng chống khô da mùa đông, dưỡng ẩm là điều không thể thiếu.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về những mẹo chống khô da vào mùa đông. Hãy kiên trì thực hiện đúng cách để có làn da khỏe đẹp và đầy sức sống.

Nguyễn Thanh (Tổng hợp)

Tin mới cập nhật

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Từ 1/7, một số trường hợp không được chi trả bảo hiểm y tế

Kể từ ngày 1/7, các hoạt động khám sức khỏe định kỳ hoặc theo yêu cầu cá nhân sẽ không được chi trả bảo hiểm y tế.
Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Infographic | Triển khai Kế hoạch tiêm vaccine phòng sởi đợt 2

Bộ Y tế phê duyệt triển khai Kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng sởi năm 2025 đợt 2 tại 54 tỉnh, thành phố; triển khai tiêm bù mũi cho trẻ chưa được tiêm đủ.
Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024, số 51/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua, từ 1/7/2025, thêm 4 trường hợp được hỗ trợ mức đóng BHYT.
Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

Infographic | Một người mắc sởi có thể lây cho 12-18 người khác

90% người chưa có miễn dịch sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc gần bệnh nhân sởi. Các địa phương TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước đã có ca tử vong.
Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Hợp tác phát triển ngành dịch vụ thú cưng tại Việt Nam

Công ty TNHH Olmix Asialand Việt Nam và Bệnh viện thú y PetHealth ngày 12/2 đã ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe thú cưng.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc cúm cần nhập viện khẩn cấp

Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh cúm, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, hoặc trẻ có bệnh mạn tính về tim, thận... khi mắc cúm mùa có thể diễn biến nặng.
Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Cả nước có 20,11 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội

Hiện, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt khoảng 20,11 triệu người, tăng 9,2% so với năm 2023, đạt tỷ lệ 42,71% so với lực lượng lao động trong độ tuổi.
Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt Ánh Dương tại Hà Nội

Hôm nay (9/1),Công ty cổ phần Bệnh viện Mắt Quốc tế Ánh Dương đã khai trương Bệnh viện Mắt Ánh Dương mục tiêu trở thành bệnh viện mắt tư nhân hàng đầu Việt Nam.
Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Những bệnh hiếm, hiểm nghèo bảo hiểm y tế chi trả 100%

Một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được 100% mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT), không cần giấy chuyển tuyến.
Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Cấm thuốc lá điện tử: Bước đi mạnh mẽ bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Việc Quốc hội quyết định cấm sản xuất, lưu thông, buôn bán, sử dụng thuốc lá điện tử trên toàn Việt Nam được đánh giá là một bước đi mạnh mẽ, lựa chọn đúng đắn.

Tin khác

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Lâm Đồng: Đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Sở Công Thương Lâm Đồng đề nghị tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời gian diễn ra Festival hoa Đà Lạt năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất tỵ năm 2025.
Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Sốt xuất huyết: Tốc độ lây lan nhanh, diễn biến bất thường

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Cấm sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử từ năm 2025

Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, các loại khí, chất gây nghiện từ năm 2025.
Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Dự kiến đến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới

Tình trạng mất cân bằng giới tính ở Việt Nam đang ở mức báo động. Dự kiến năm 2034, Việt Nam thừa khoảng 1,5 triệu nam giới.
Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về tình trạng bác sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng?

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, việc sử dụng hình ảnh bác sĩ, y sĩ, các cơ sở y tế để quảng cáo thực phẩm chức năng là vi phạm các quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Y tế mang thuốc lá điện tử vào nghị trường để trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan mang đến nghị trường một số sản phẩm thuốc lá điện tử để minh chứng về sự nguy hiểm của loại sản phẩm này…
Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Bà Rịa - Vũng Tàu: Siết quản lý hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, kinh doanh dược

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã triển khai các biện pháp nhằm quản lý hành chính, quản lý thuế của hoạt động kinh doanh khám, chữa bệnh tư nhân, dược phẩm.
Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức

Đại biểu Quốc hội nêu lý do Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức 'không dám tự chủ'

Đại biểu Quốc hội cho rằng nếu Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức tự chủ thì trong chi phí dịch vụ sẽ cộng thêm các khoản chi không đúng trong cấu thành chi phí y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Bộ trưởng Bộ Y tế: Thiếu thuốc là bài toán chung của nhiều nước

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, giải quyết triệt để vấn đề thiếu thuốc đang là bài toán chung của nhiều quốc gia trên thế giới.
Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?

Chuối chín rất tốt nhưng nhóm người nào không nên ăn?

Chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, có hương vị ngọt, thơm hấp dẫn và dễ ăn, vậy nhưng không phải ai cũng có thể ăn được chuối chín.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Hơn 1,1 triệu thí sinh được tập dượt đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025 từ ngày 15/4 đến ngày 18/4 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm DUT Job Fair 2025 tại Đà Nẵng giới thiệu hơn 7.200 vị trí tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ 37 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Phiên bản di động