Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp đưa thương mại điện tử vào "khuôn khổ"

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra 6 giải pháp quản lý thương mại điện tử trong thời gian tới.
Sẽ sửa đổi, bổ sung quy định kinh doanh trên thương mại điện tử để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Hai tháng thành lập, Tổ Thương mại điện tử của Tổng cục Quản lý thị trường liên tiếp lập chiến công Bộ trưởng Bộ Công Thương giải đáp nhiều nội dung về phát triển thương mại điện tử

Vấn đề kiểm soát hàng giả trên thương mại điện tử được các đại biểu quan tâm

Chiều 4/6, tiếp tục phần chất vấn trong lĩnh vực Công Thương đối với Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai - Đoàn TP. Hà Nội - nêu vấn đề về cơ chế kiểm tra, kiểm soát của Bộ Công Thương đối với các doanh nghiệp trong thực hiện cam kết nói không với hàng giả trong thương mại điện tử.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp đưa thương mại điện tử vào
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai - Đoàn TP. Hà Nội

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai - cho biết, theo báo cáo của Bộ Công Thương, từ năm 2019, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã triển khai hoạt động doanh nghiệp ký cam kết nói không với hàng giả trong thương mại điện tử.

Đến năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành, phê duyệt đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và có những website công khai kinh doanh hàng hóa bất hợp pháp vẫn ngang nhiên tồn tại.

Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai - đề nghị, Bộ trưởng cho biết việc ký cam kết như vậy có thực sự hiệu quả hay không, có cần thiết không? Và cơ chế kiểm tra, kiểm soát của Bộ Công Thương đối với các doanh nghiệp trong thực hiện cam kết như thế nào? Khi nào sẽ hoàn thành công tác tham mưu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương điều chỉnh, bổ sung một số quy định trong đó có 2 Nghị định và 7 nhóm quy định liên quan đến hoạt động thương mại điện tử đã đề ra trong Báo cáo số 118 của Bộ Công Thương.

Liên quan đến vấn đề thương mại điện tử xuyên biên giới, Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh - Đoàn Ninh Bình - cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra nhiều cơ hội cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Tuy nhiên đối với người tiêu dùng Việt Nam loại hình thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lừa đảo, nhận hàng kém chất lượng, rủi ro trong vấn đề thanh toán. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam ngoài việc phải đối mặt với logistics quốc tế thì vẫn còn khó khăn về ngôn ngữ, khác biệt văn hóa cũng như thanh toán quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp đưa thương mại điện tử vào
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh - Đoàn Ninh Bình

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị, Bộ trưởng cho biết, Bộ có giải pháp gì trong quản lý để quản trị tốt rủi ro, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam trong thương mại điện tử xuyên biên giới, từ đó thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển bền vững?

Trong khi đó, Đại biểu Cao Thị Xuân - Đoàn Thanh Hóa nêu, Bộ Công Thương cần làm rõ tình hình xây dựng, ban hành chính sách quản lý các giao dịch trong hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Đại biểu Cao Thị Xuân cho biết, ngày 27/3/2020, Quyết định số 431/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được ban hành, trong đó giao Bộ Công Thương chủ động xây dựng chính sách quản lý các giao dịch trong hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp đưa thương mại điện tử vào
Đại biểu Cao Thị Xuân - Đoàn Thanh Hóa

Đại biểu Cao Thị Xuân đề nghị: “Bộ trưởng cho biết sau hơn 4 năm thực hiện đề án, chính sách được giao đã được Bộ Công Thương ban hành hay chưa, nếu đã ban hành thì đó là những chính sách cụ thể nào? Nếu chưa ban hành thì việc quản lý hiện nay được quản lý theo quy định nào?”.

Chất vấn về trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tình trạng hàng giả, gian lận thương mại, Đại biểu Trịnh Minh Bình - Đoàn Vĩnh Long hỏi, Bộ trưởng có giải pháp như thế nào nếu người đứng đầu, lãnh đạo quản lý công chức, địa bàn để xảy ra tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gian lận thương mại, gây bức trong nhân dân?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp đưa thương mại điện tử vào
Đại biểu Trịnh Minh Bình - Đoàn Vĩnh Long

Sẽ định danh tài khoản người bán trên thương mại điện tử

Trả lời câu hỏi của Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường thực đã khó, ở môi trường điện tử còn khó hơn nhiều. Vì vậy, để chống hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng trên môi trường thương mại điện tử cần có hệ thống giải pháp đồng bộ, đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan, từ bộ, ngành cho đến địa phương và doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.

Trong đó, các sàn thương mại điện tử ký cam kết là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao trách nhiệm của các đơn vị này; cũng như thể hiện sự quyết tâm và cam kết tích cực phối hợp với ngành Công Thương trong đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Cụ thể, đăng tải những logo nói không với hàng giả trên các sàn; xây dựng, đăng tải trên trang chủ website về quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh, khiếu nại về hàng giả để triển khai các biện pháp kỹ thuật, bộ lọc từ khóa nhằm ngăn chặn, loại bỏ và xử lý các sản phẩm vi phạm trên website ứng dụng; đồng thời có cơ chế kiểm soát riêng như: Rà soát danh mục hàng hóa người bán dự kiến kinh doanh, kiểm tra nguồn gốc sản phẩm qua hợp đồng, hóa đơn, đưa một số hàng hóa, sản phẩm vào danh sách kiểm soát đặc biệt.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng cho biết, ngoài việc các sàn tự kiểm tra, phát hiện, xử lý Bộ Công Thương cũng có cơ chế giám sát các sàn thương mại điện tử thông qua theo dõi để phát hiện những sản phẩm vi phạm qua hệ thống công nghệ thông tin. Đồng thời, Bộ cũng phát hiện vi phạm thông qua tiếp nhận phản ánh của người tiêu dùng theo cơ chế trực tuyến 24/7 và Tổng đài bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khắp cả nước; từ đó phạt tiền hoặc đình chỉ kinh doanh đối với các sàn thương mại điện tử vi phạm quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp đưa thương mại điện tử vào
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng cho rằng, tình trạng kinh doanh hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng diễn ra một phần do các quy định, trách nhiệm và chế tài xử lý đối với hành vi này còn thiếu và chưa đủ mạnh. Vì vậy, Bộ Công Thương đã xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại điện tử, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

“Hiện nay dự thảo Nghị định đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan, dự kiến trong tháng 6 sẽ gửi Bộ Tư pháp thẩm định, sau đó Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ trong quý 3 năm nay” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là Bộ Công an triển khai thực hiện định danh tài khoản người bán trên thương mại điện tử nhằm tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát đối với các sàn giao dịch này.

Triển khai Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt trên môi trường điện tử

Đối với ý kiến chất vấn của đại biểu Hồng Thanh liên quan đến thương mại điện tử xuyên biên giới đặt ra nhiều rủi ro, Bộ trưởng cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới đang là xu thế phổ biến, tất yếu. Để giảm thiểu các rủi ro, Bộ Công Thương đã khuyến nghị các doanh nghiệp và người sản xuất trong nước cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt trên môi trường điện tử và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu trực tuyến; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ để tránh hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp đưa thương mại điện tử vào
Các đại biểu tại phiên chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên

Bộ Công Thương cũng dự kiến trình Chính phủ ban hành quy định nghị định về quản lý hải quan với hoạt động xuất nhập khẩu qua thương mại biên giới, theo đó sẽ tách bạch giữa hàng hóa thông thường với hàng hóa thương mại điện tử. Đồng thời, bãi bỏ quy định về miễn thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu đối với khách hàng có giá trị nhỏ để kiểm soát được chặt chẽ, và chống thất thu nguồn thuế trong nhóm hàng hóa này.

Bộ Công Thương cũng đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích và ràng buộc các doanh nghiệp, nhà sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng xuất khẩu trực tuyến qua biên giới, thông qua việc đề xuất Chính phủ có chính sách ưu đãi về tín dụng, về thuế cho doanh nghiệp để xây dựng các kho bãi, các trung tâm logistics khu vực biên giới.

6 giải pháp quản lý thương mại điện tử

Đối với ý kiến của đại biểu Cao Thị Xuân về những chính sách mà Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ trong thời gian qua để thực hiện công tác quản lý trong lĩnh vực thương mại điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 85/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 52 về thương mại điện tử. Bên cạnh đó, Bộ đã trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020 về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại điện tử và sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Bộ trưởng, dù mới ban hành năm 2020, nhưng đến nay Nghị định 98 đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, trong thời gian tới Bộ Công Thương đề ra 6 nhóm giải pháp nhằm quản lý tốt hơn đối với lĩnh vực này:

Một là, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh công nghiệp 4.0.

Hai là, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức hoạt động thương mại điện tử, đấu tranh với các hành vi gian lận thương mại,xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trên môi trường này.

Ba là, xây dựng thị trường và nâng cao lòng tin của người tiêu dùng cho thương mại điện tử, tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử, như hỗ trợ logistics, kho bãi hoặc là các địa điểm lưu, tập kết hàng hóa.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp đưa thương mại điện tử vào
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu 6 giải pháp quản lý thương mại điện tử trong thời gian tới

Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các ngành xuất khẩu chủ lực mở rộng tiêu thụ hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương.

Năm là, phát triển và ứng dụng công nghệ mới trong thương mại điện tử, hỗ trợ quá trình chuyển đổi doanh nghiệp.

Sáu là, Bộ Công Thương đã cùng các bộ, ngành có liên quan tham mưu cho cấp thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ quyền người tiêu dùng và Nghị định 55 hướng dẫn thi hành luật này, đã và đang phát huy hiệu quả.

“Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm tốt chức năng tham mưu cho cấp có thẩm quyền rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, triển khai tổ chức thực thi những quy định của pháp luật hiện hành, nhất là kiện toàn lực lượng, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ phận để có thể thực hiện tốt hơn những quy định của pháp luật hiện hành nhằm chống tiêu cực và những hạn chế trong lĩnh vực thương mại điện tử” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Đối với chất vấn của Đại biểu Trịnh Minh Bình, theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng nhất là trong môi trường thương mại điện tử hay là trong nền kinh tế thị trường, vì lợi nhuận nên người ta làm. Còn về trách nhiệm, thì phải được quy cho từng cơ quan, từng tổ chức cụ thể. Nếu quy định trách nhiệm của đứng đầu, thì khái niệm cần hiểu là người đứng đầu địa phương, đứng đầu ngành, hay đứng đầu cơ quan.

“Nếu như quy trách nhiệm người đứng đầu của những ngành, những địa phương, đơn vị có liên quan đến việc này thì tôi cho rằng cũng là yêu cầu cần thiết. Nhưng nếu dồn trách nhiệm cho một người thì cũng là câu chuyện phải tính, bởi lẽ còn tùy thuộc vào sự vào cuộc của rất nhiều các cơ quan, các tổ chức thì mới có thể áp dụng những biện pháp hay những chế tài theo quy định của pháp luật và xử lý" - Bộ trưởng nêu quan điểm.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết thêm, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu để phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiếp tục tham mưu cho Chính phủ nghiên cứu để có những quy định cụ thể. Bởi trong thực tế có rất nhiều vấn đề quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Tuy nhiên, vấn đề đó người đứng đầu có thể kiểm soát được, còn tình trạng sản xuất hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng như hiện nay mà quy cho một người đứng đầu thì rất chung chung và khó thực hiện.

Lê Na - Thanh Tuấn

Tin mới cập nhật

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

Các chuyên gia nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông.
Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Theo báo cáo Lazada, Việt Nam và Indonesia dẫn đầu Đông Nam Á về ứng dụng AI trong bán hàng trực tuyến, vượt qua các quốc gia khác.
Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Người Việt cảnh giác với “lừa đảo Campuchia", "Sáp nhập tỉnh thành",... là những chủ đề được người Việt tìm kiếm nhiều trên mạng quý I/2025
Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Để triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) thành công, các doanh nghiệp cần phải vượt qua những thách thức về hạ tầng dữ liệu, nhân lực và chi phí đầu tư.
Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Công nghệ số đang ngày càng khẳng định vai trò trụ cột ở mỗi quốc gia, trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết trong tháng 2 đã thu được 2.791 tỷ đồng tiền thuế của 130 nhà cung cấp nước ngoài như Meta, Google, TikTok...
Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Từ ngày 1/4, hai sàn thương mại điện tử Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí khiến nhiều nhà bán hàng khó khăn, áp lực.
Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Chiến dịch cộng đồng “An tâm vui sắm” nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia mua sắm trực tuyến.
Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra đề xuất, giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử của tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Từ ngày 1/4, Shopee và TikTok Shop - 2 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí với người bán.

Tin khác

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Theo Bộ Công Thương có hai nguy cơ khiến người dùng bị lừa đảo trên mạng là mã độc giám sát, đánh cắp thông tin và lừa đảo trực tuyến biến thể.
Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Táo đỏ trở thành mặt hàng được "săn lùng" nhất trên sàn thương mại điện tử khi người Việt chi ra 322 tỷ đồng mua sản phẩm này trong năm 2024.
Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Tấn công chủ đích APT, mã độc gián điệp spyware và mã hoá dữ liệu tống tiền ransomware vẫn là những hình thức tấn công mạng chính trong năm 2025.
Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục khẳng định là một trong những kênh bán lẻ quan trọng nhất, với sức mua năm 2024 tăng trưởng 37,36% so với năm 2023.
Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

Tại Tech Awards 2024, các chuyên gia đã bàn về vai trò của trí tuệ nhân tạo trong thiết bị gia dụng và cách AI đơn giản hóa cuộc sống.

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số đã đưa ra các chính sách phát triển thị trường cho doanh nghiệp công nghệ số.
Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?

Thương mại điện tử tại TP. Đà Nẵng năm 2024 ghi dấu ấm đậm nét khi các chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP làm quen và thực hành livestream bán hàng.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Ninh Thuận: Đẩy mạnh thương mại điện tử cho các sản phẩm nông sản

Nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh, tỉnh Ninh Thuận hướng tới việc xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho các sản phẩm nông sản địa phương.
Lào Cai đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Lào Cai đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử

Phát triển chính quyền điện tử làm nền tảng hướng tới chính quyền số được tỉnh Lào Cai xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm hiện đại hóa nền hành chính…
Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Năm 2024, doanh thu ngành game đạt khoảng 12.500 tỷ đồng

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2024, doanh thu ngành game ước đạt khoảng 12.500 tỷ đồng.

Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Mỗi ngày hàng chục đơn hàng được đóng đi khắp nơi, dâu tằm trở thành “ngôi sao” lợi nhuận của các tiểu thương trong mùa hè năm nay.
Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hàng trăm vụ vi phạm trong kinh doanh hàng hóa đã được lực lượng quản lý thị trường phát hiện, xử lý thông qua các cuộc gọi đến đường dây nóng.
Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư có thể quay lại giải ngân ở những cổ phiếu đã hoàn thành nhịp điều chỉnh về vùng nền cũ và thu hút dòng tiền.
Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh.
Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Trong 3 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu rau quả của Việt Nam có xu hướng giảm nhẹ.
Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp rung lắc để cơ cấu danh mục theo hướng bán giảm những mã bước vào nhịp điều chỉnh.
Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việc 2 tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh thông xe kỹ thuật sẽ là bước đệm, cơ hội lớn để nền kinh tế tỉnh Hà Tĩnh bứt phá.
'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Cảnh sát giao thông xử phạt nghiêm nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau khi video vi phạm lan truyền rộng rãi.
Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao

Ngày hội việc làm DUT Job Fair 2025 tại Đà Nẵng giới thiệu hơn 7.200 vị trí tuyển dụng nhân lực chất lượng cao từ 37 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, cần tận dụng nhịp rung lắc để gia tăng tỷ trọng ở những cổ phiếu có diễn biến tích cực hơn so với mặt bằng chung.
Phiên bản di động