ASEAN nỗ lực hướng tới mở rộng số lượng thành viên RCEP
Hiệp định RCEP tạo động lực mới cho phát triển kinh tế khu vực Hiệp định RCEP kết nối chuỗi sản xuất khu vực, thúc đẩy xuất khẩu |
Ngày 5/6, Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Kao Kim Hourn cho biết hiệp hội này đang nỗ lực hướng tới mở rộng số lượng thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
![]() |
RCEP, vốn chiếm 32% GDP của thế giới, có thể phát triển mạnh hơn nữa. (Ảnh: Kyodo/TTXVN) |
Điều này có nghĩa là RCEP, vốn chiếm 32% GDP của thế giới, có thể phát triển mạnh hơn nữa. Ngoài ra, ASEAN cũng có kế hoạch thành lập một đơn vị hỗ trợ cho thỏa thuận thương mại này.
Phát biểu tại Tuần lễ Kinh doanh ASEAN-Nhật Bản 2023 ở Tokyo, ông Kao cho biết hiện các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đang nỗ lực hoàn tất thỏa thuận về đóng góp tài chính, đặc biệt để thành lập bộ phận hỗ trợ RCEP tại Ban thư ký ASEAN, đồng thời đang làm việc hướng tới các giao thức gia nhập để cho phép các nền kinh tế khác tham gia RCEP.
RCEP quy tụ 10 thành viên ASEAN, cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Văn kiện RCEP nêu rõ rằng bất kỳ nước nào cũng có thể tham gia thỏa thuận thương mại này sau 18 tháng kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Tuy nhiên, Ấn Độ không cần phải đợi lâu như vậy vì đây là quốc gia đàm phán ban đầu. Các cuộc đàm phán RCEP đã được khởi động vào năm 2012, song Ấn Độ đã rút khỏi các cuộc đàm phán vào năm 2019.
RCEP vừa có hiệu lực hoàn toàn đối với tất cả 15 quốc gia thành viên sau khi chính thức có hiệu lực tại Philippines vào ngày 2/6 vừa qua. RCEP sẽ loại bỏ 90% thuế quan đối với hàng hóa được giao dịch giữa các bên ký kết trong vòng 20 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực.
Đề cập đến mối quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản, ông Kao tiết lộ rằng thương mại song phương đã đạt 240,4 tỷ USD vào năm 2021, tăng 17% so với năm 2020. ASEAN cũng thu hút 11,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào năm 2021.
Theo ông Kao, ASEAN hiện là ngôi nhà chung của hơn 14.000 công ty Nhật Bản. Sự hiện diện của các mạng lưới kinh doanh Nhật Bản này đã tích hợp hiệu quả ASEAN với tư cách là một trung tâm lớn.
Tổng thư ký Kao nhấn mạnh, RCEP - hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới - là sáng kiến quan trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời đa dạng hóa thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp này”./.
Tin mới cập nhật

Phần Lan thiếu nhân lực, cơ hội cho lao động Việt Nam

Điểm loạt tai nạn máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng

Hành khách “choáng” vì phát hiện người phụ nữ nằm ngủ trong ngăn hành lý máy bay

Xuất khẩu toàn cầu tới EU có thể giảm vì chính sách điều chỉnh carbon

AI - Trí tuệ nhân tạo: Mối đe dọa lớn hiện nay với con người

Trung Quốc: Thường Châu lần đầu cán mốc GDP vượt 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ

Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên Hợp Quốc

Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 11

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trong năm 2024

EC tài trợ 1,2 tỷ euro cho dự án điện toán đám mây
Tin khác

Chủ tịch Fed nhận định còn quá sớm để suy đoán về thời điểm hạ lãi suất

Thụy Sĩ đóng băng gần 9 tỷ USD tài sản của Nga trong năm 2023

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?

Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao

OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đến cuối tháng 11

Điện Kremlin khẳng định Nga tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Ukraine cho biết 151 tàu đã sử dụng “hành lang nhân đạo” kể từ tháng 8

Tổng thống Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’

Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
