Vùng Đồng bằng sông Hồng: Phải xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế

Thủ tướng nhấn mạnh, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có tính đặc thù, công tác quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược.
Sắp diễn ra Hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng năm 2023 Khai mạc Hội chợ Công Thương vùng Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng năm 2023

Cửa ngõ phát triển kinh tế và thương mại

Chiều 7/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng điều phối) chủ trì Hội nghị lần thứ hai của Hội đồng góp ý xây dựng quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị đã xác định tầm nhìn đến năm 2045 “Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới…”.

Tại Hội nghị, các đại biểu nêu bật vai trò, vị trí của vùng Đồng bằng sông Hồng và cho rằng, quy hoạch phát triển vùng phải cụ thể hóa tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu đã được xác định tại Nghị quyết phát triển vùng và quy hoạch cấp quốc gia vào vùng; Đồng thời bố trí không gian phát triển các ngành quốc gia, giải quyết các vấn đề xung đột giữa các ngành, lĩnh vực trên địa bàn vùng...

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Phải xây dựng phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế

Thủ tướng chủ trì hội nghị về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đặc biệt, các đại biểu nhấn mạnh, quy hoạch để vùng phát triển thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử đặc sắc của dân tộc; là cực tăng trưởng của cả nước; đồng thời là cửa ngõ phía Bắc của nước ta và ASEAN về kết nối phát triển kinh tế, thương mại với Trung Quốc - một thị trường rộng lớn nhất thế giới và ngược lại.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có tính đặc thù, đóng góp trên 50% GDP của đất nước. Do đó công tác quy hoạch phải đi trước một bước.

"Cần quy hoạch để phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, ổn định lâu dài; phải kết nối quy hoạch tỉnh với quy hoạch vùng, quy hoạch vùng phải kết nối quy hoạch tổng thể quốc gia; tạo động lực mới cho tăng trưởng" - Thủ tướng chỉ ra.

Thủ tướng cũng nêu rõ, quy hoạch chưa chỉ ra hết tiềm năng của vùng Đồng bằng sông Hồng. Đơn cử, Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa…; vùng Đồng bằng sông Hồng – gắn với văn minh lúa nước, có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời… nhưng chưa được nêu bật hết.

Cùng với đó, vùng Đồng bằng sông Hồng là cửa ngõ của ASEAN nối với Trung Quốc, trong đó đặc biệt là Cửa khẩu Móng Cái kết nối ngắn nhất với vùng phát triển năng động nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, những vấn đề này chưa được nêu đậm nét trong quy hoạch.

"Quy hoạch cũng phải làm sống lại các dòng sông vốn đang bị cạn kiệt tài nguyên, bị xâm lấn dưới tác động của con người. Do đó, quy hoạch phải khai thác tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; các chương trình, dự án cụ thể và các cơ chế, chính sách đi kèm. Đặc biệt, phải khai thác, phát triển không gian ngầm và trên không, tăng cường đổi mới sáng tạo”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng, khẳng định quan điểm không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Do đó, phải có giải pháp, dự án, nguồn lực, cơ chế, chính sách để xử lý vấn đề rác thải, ô nhiễm… trong vùng.

Liên kết vùng tạo đột phá, động lực tăng trưởng mới

Về vấn đề nguồn lực, Thủ tướng cho rằng phải lấy nguồn lực bên trong (gồm con người, thiên nhiên và truyền thống lịch sử- văn hóa, với cơ chế, chính sách phù hợp) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài (FDI, vốn vay, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, tham khảo kinh nghiệm, thể chế của quốc tế) là quan trọng và đột phá.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ hơn những động lực tăng trưởng mới, như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chuyển đổi năng lượng mới, phát triển ngành công nghiệp tái tạo (nắng, gió, Hydrogen); phát triển hệ sinh thái để phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ sở phát huy văn minh lúa nước; phát triển công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở khai thác hiệu quả quỹ đất, các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình có thể nghiên cứu triển khai lấn biển để tạo không gian phát triển, quỹ đất mới.

Thủ tướng nhấn mạnh liên kết vùng là một trong những đột phá, động lực tăng trưởng mới, cùng với liên kết các vùng, liên kết với cả nước và liên kết quốc tế. Do đó, cần phát huy tinh thần chủ động, tự lực, tự cường, không địa phương nào làm thay địa phương nào, nhưng không thể không liên kết, đặc biệt là liên kết giao thông.

Về hàng không, Thủ tướng cho rằng khu vực phía bắc đồng bằng đã có 3 sân bay (Nội Bài, Vân Đồn, Cát Bi), có thể nghiên cứu kỹ lưỡng để xem xét, quy hoạch, xây dựng một sân bay quốc tế mới tại khu vực phía nam Đồng bằng sông Hồng.

Thủ tướng biểu dương Ninh Bình đã triển khai tuyến đường kết nối cực phía tây đến cực phía đông của tỉnh, từ vùng rừng núi huyện Nho Quan đến huyện ven biển Kim Sơn.

Thủ tướng cũng biểu dương Hà Nội trong thời gian qua, nhiều địa điểm, di sản văn hóa trên địa bàn đã được khai thác hiệu quả, thu hút nhiều du khách, như ga Gia Lâm, bốt Hàng Đậu, nhà tù Hòa Lò, qua đó phát huy nguồn lực văn hóa, biến di sản thành tài sản, thành nguồn lực.

Liên quan đến nội dung liên kết giao thông, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn cho biết, thực hiện các chỉ đạo và gợi ý của Thủ tướng, dự án tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã thông xe; con đường kết nối di sản khu vực sông Hồng dự kiến sẽ khởi công trong quý I/2024; đường cao tốc Hưng Yên - Thái Bình sẽ được triển khai thời gian tới…

Từ những nội dung trên, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu, tranh thủ rộng rãi ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, người dân; học hỏi kinh nghiệm quốc tế vận dụng khoa học, sáng tạo vào xây dựng quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng; nhanh chóng cụ thể hóa Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đỗ Nga

Tin mới cập nhật

Mỹ trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn ở EU

Mỹ trở thành nước xuất khẩu ngũ cốc lớn ở EU

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Mỹ đã vươn lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng các nhà cung cấp ngũ cốc lớn nhất cho Liên minh châu Âu (EU).
Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Thị trường bất động sản: Lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng

Thị trường bất động sản: Lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng

Đại biểu Quốc hội cho biết, cử tri lo lắng trước các hiện tượng thổi giá, tạo sóng, gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.
Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Uông Bí (Quảng Ninh): Hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả bão, khôi phục sản xuất rừng

Sau những thiệt hại do bão gây ra, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) tập trung mọi nguồn lực hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, đặc biệt là các hộ dân trồng rừng
Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Đánh thuế bất động sản thứ hai liệu có khả thi?

Chuyên gia cho rằng chính sách đánh thuế bất động sản thứ hai khó khả thi và không phải là biện pháp cốt lõi giải quyết vấn đề bất động sản hiện nay.
Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Hội nghị đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024: Chung tay kiến tạo tương lai

Ngày 16/11, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị thượng đỉnh đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024, “Đổi mới - Chuyển mình - Bền vững: Chung tay kiến tạo tương lai".
Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó từ nguồn hỗ trợ ngân sách

Dù chiếm tỷ lệ rất lớn, tuy nhiên hiện nay hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong quy trình, thủ tục chi tiêu ngân sách
Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kim ngạch xuất khẩu khả quan, đạt hơn 6,4 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 10 tháng đạt hơn 6,4 tỉ USD, tăng 11,71% so với cùng kỳ, trong đó, thị trường châu Á chiếm gần 70%.
Lũy kế 10 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng

Lũy kế 10 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế 10 tháng năm 2024, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán.
Chính sách của ông Trump liệu có gây khó khăn cho ngành sản xuất ô tô Mỹ?

Chính sách của ông Trump liệu có gây khó khăn cho ngành sản xuất ô tô Mỹ?

Ông Trump trở lại Nhà Trắng có thể mang đến lợi ích cho các nhà sản xuất ô tô Mỹ, nhưng những chính sách mới có thể ảnh hưởng đến thị trường ô tô nước này.

Tin khác

Điểm danh 9 cổ phiếu vốn hóa lớn đang thống trị thị trường nghìn tỷ USD

Điểm danh 9 cổ phiếu vốn hóa lớn đang thống trị thị trường nghìn tỷ USD

Trong những năm gần đây, các công ty giá trị nhất thế giới đã đạt đến những đỉnh cao ấn tượng, với 9 công ty đạt mức vốn hóa thị trường trên 1 nghìn tỷ USD.
Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc đua huy động vốn: Thêm 5 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi

Cuộc "chạy đua" huy động bằng lãi suất hấp dẫn giữa các ngân hàng tiếp tục khốc liệt, bằng chứng là có thêm 5 nhà băng tăng lãi suất tiền gửi trong tuần qua.
Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Infographic | Tháng 10/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,33%

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 của cả nước tăng 0,33%.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Mạnh tay xử lý gian lận trên thương mại điện tử

Mạnh tay xử lý gian lận trên thương mại điện tử

Tình hình gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử tiếp tục diễn ra với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi... Đây là vấn đề cần xử lý nghiêm.
Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Sóc Trăng: Nhiều chỉ số ngành Công Thương tiếp đà tăng trưởng

Hoạt động công nghiệp và thương mại tại tỉnh Sóc Trăng trong tháng 10/2024 tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực.
Bầu cử Mỹ, Trung Đông ‘dậy sóng’: Vàng có phải nơi trú ẩn an toàn?

Bầu cử Mỹ, Trung Đông ‘dậy sóng’: Vàng có phải nơi trú ẩn an toàn?

Chốt phiên giao dịch 29/10, giá vàng thế giới giao ngay tăng 32,8 USD lên 2.774 USD/ounce.
Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Bộ Công Thương ban hành văn bản tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Theo Văn bản số 8645/BCT-CT ngày 29/10/2024, Bộ Công Thương yêu cầu tăng cường công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Thu hút nhiều

Thu hút nhiều 'đại bàng' đầu tư, Quảng Ninh dự kiến đạt 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025

Đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ thu hút được hơn 10 tỷ USD vốn FDI đăng ký, gần gấp đôi so với giai đoạn từ 2020 trở về trước.
Đề xuất áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Người nông dân có được hưởng lợi?

Đề xuất áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Người nông dân có được hưởng lợi?

Khi phân bón chịu thuế giá trị gia tăng 5% sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp nội, qua đó mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động