Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí trong bối cảnh khó khăn
Sản xuất công nghiệp quý I sụt giảm
Quý I ghi nhận, trong nước có 5 địa phương chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) giảm so với cùng kỳ năm trước (4 trung tâm phát triển công nghiệp là Bắc Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc) tăng trưởng âm trong quý I. Đây đều là những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, đặc biệt là công nghiệp cơ khí.
Thực tế, công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm tới hơn 85% kim ngạch xuất khẩu đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế trong quý đầu năm. Hiện sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm mạnh, chỉ số tồn kho toàn ngành tăng cao.
Ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương đánh giá: nguyên nhân chủ yếu của việc suy giảm sản xuất công nghiệp đầu năm 2023 là do thị trường của các ngành sản xuất công nghiệp trong nước chủ yếu hướng vào xuất khẩu, phụ thuộc lớn vào thị trường toàn cầu do sản lượng sản xuất trong nước vượt xa nhu cầu của nội địa.
Giá nhiên liệu đầu vào cao, lạm phát gia tăng, chính sách tiền tệ quốc tế vẫn chưa nới lỏng; kinh tế thế giới hồi phục chậm do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine đã có những tác động lớn đến thu nhập, dẫn đến xu thế thắt chặt chi tiêu mua sắm tại một số thị trường tiêu thụ lớn như EU, Mỹ, từ đó ảnh hưởng mạnh đến các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu cùng chủng loại của Việt Nam.
Một số nguyên nhân từ các yếu tố bên trong cũng có tác động đến chỉ số sản xuất công nghiệp sụt giảm như như tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn đã tác động tiêu cực đến nhiều ngành sản xuất liên quan. Thị trường vốn và tín dụng chưa được khơi thông dẫn đến sức mua trong nước dù đã khôi phục nhưng vẫn còn yếu, chưa kích thích sản xuất, đầu tư và tiêu dùng, hoạt động mua hàng trở lại giảm như đối với một số mặt hàng ôtô, điện tử…
![]() |
Quý I ghi nhận sản xuất công nghiệp sụt giảm, các doanh nghiệp cơ khí chế tạo còn gặp khó khăn trong công tác tiếp cận vốn |
Các doanh nghiệp cơ khí, chế tạo, sản xuất sản phẩm chủ lực còn gặp khó khăn trong công tác tiếp cận vốn, nhất là trong bối cảnh lãi suất ngân hàng tăng cao từ nửa cuối năm 2022 trở lại đây. Ông Ngô Quang Định - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần LILAMA 18 - đơn vị chuyên sản xuất và xuất khẩu các thiết bị sang thị trường Đức, Mỹ, Úc... cho biết: Việc hạn chế các đơn hàng xuất khẩu cộng với lãi suất ngân hàng tăng cao đã làm đơn vị rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Ông Định cũng cho biết, không như các ngành nghề khác, ngành cơ khí chế tạo có đặc thù cần số vốn lớn, và trong một thời gian dài. Chính vì thế nên việc lãi suất ngân hàng tăng cao gần như đã “triệt” đường sống của các doanh nghiệp cơ khí.
Cần được ưu đãi về vốn và lãi suất
PGS TS Nguyễn Chí Sáng, Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam cũng cho rằng, ngành công nghiệp Việt Nam đã để lỡ nhiều cơ hội cho khối ngoại, phụ thuộc nhập khẩu, trong khi nhiều ngành nghề hoàn toàn có thể tự chế tạo, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa… Ông nhấn mạnh năm nay kinh tế có thể khó khăn hơn, xuất nhập khẩu vẫn có thể đạt trên 700 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 75% vào các doanh nghiệp FDI.
Ông Sáng cho rằng trong giai đoạn này, Chính phủ cần thúc đẩy phát triển những sản phẩm cơ khí hoàn chỉnh, những sản phẩm cơ khí lớn như điện gió, đường sắt cao tốc, như là đường sắt giao thông thành phố, hay thiết bị y tế, dây chuyền nhà máy bô xít...
Theo Phó cục trưởng Cục Công nghiệp Nguyễn Ngọc Thành, trong năm nay, để thúc đẩy sản xuất trong nước, đối với ngành thép và ngành cơ khí cần tận dụng các cơ hội từ nguồn vốn đầu tư công các dự án lớn trong lĩnh vực hạ tầng, giao thông, năng lượng để tạo thị trường. Đặc biệt, ông Thành nhấn mạnh đến việc phát triển phương tiện vận tải, cơ khí xây lắp và chế tạo…
Đối với ngành ôtô, ông Thành cho rằng cần tăng cường sức mua nhằm phục hồi thị trường ôtô, duy trì và thúc đẩy hoạt động sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước. Trên cơ sở đề xuất của các doanh nghiệp trong ngành và một số địa phương, Bộ Công Thương đang phối hợp với Bộ Tài chính phối hợp nghiên cứu, tham mưu để Chính phủ ban hành một số chính sách hỗ trợ về tài chính cho ngành như tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hay ưu đãi về lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Ông Lê Văn Tuấn - Tổng giám đốc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) cũng cho rằng, để giải quyết bài toán khó khăn cho ngành cơ khí, cần ưu tiên một số vấn đề như: tạo dựng nguồn vốn vay dài hạn, lãi suất ổn theo đặc thù sản xuất cho các doanh nghiệp ngành cơ khí; ban hành các quy định thầu sao cho góp phần nâng cao tỷ lệ sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước; tạo thị trường cho doanh nghiệp cơ khí trong nước; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm cơ khí trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế.
Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam ưu tiên đa dạng hóa sản xuất và chế tạo

Các khu kinh tế phía Bắc có sức hút với các nhà đầu tư Trung Quốc

Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam

Đắk Nông công bố 12 mỏ bô-xít là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

VIMEXPO 2023: Kết nối để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam

Ngành cao su xanh hóa chuỗi quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Nâng cao vai trò địa phương

Việt Nam nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Intel "gác" kế hoạch mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam, Bộ trưởng KH&ĐT nói gì?

Đồng bộ nhiều giải pháp tạo lực đẩy cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Tin khác

Tạo thêm những ‘cú hích’ mới thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

Bất động sản công nghiệp giữ sức cho chặng đua dài

Khai mạc không gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu vùng Đông Bắc tại thành phố Hà Giang

Kết nối giao thương giữa khu vực Đông Bắc với doanh nghiệp xuất khẩu

Sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP: Bệ đỡ chính sách cho công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm NEPCON Việt Nam 2023: Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp điện tử

Tăng kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản

Công nghiệp hỗ trợ cần trợ lực để bứt phá

Đà Nẵng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Hải Dương: Tiềm năng thu hút công nghiệp hỗ trợ lớn của miền Bắc
Đọc nhiều
![[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng](https://kinhte.congthuong.vn/stores/news_dataimages/2023/112023/24/10/medium/toa-dam20231124101636.jpg?rt=20231124101932?231124102444)
[TRỰC TIẾP] Tọa đàm Góp ý Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Có nên sử dụng gạo lứt thay hoàn toàn gạo trắng?

Bộ Công an: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không ngoại lệ, không vùng cấm

Nhịp cầu Công Thương ngày 28/11: Phản ánh liên quan Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Công ty HTV – TMS

Giá tiêu hôm nay 28/11/2023: Đồng loạt tăng từ 500 - 1.000 đồng/kg

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/11/2023: Tiếp đà giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay ngày 29/11/2023: Giá dầu thế giới tăng vọt

Ngẫm chuyện thương mại điện tử từ việc chậm chân trong giao hàng chặng cuối

Giá gạo Việt lập đỉnh mới, nguồn cung toàn cầu giảm mạnh
