Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến
Ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra lợi thế cho công nghiệp chế biến
Đề án “phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực chế biến đến năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2007, và Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì. Mục tiêu của đề án là nghiên cứu các công nghệ sinh học hiện đại để ứng dụng vào thực tiễn trong nước như công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein… Từ đó, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư các hoạt động tiếp nhận và chuyển giao công nghệ để phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến.
Đến nay, đề án đã thu được nhiều kết quả nghiên cứu quan trọng, triển khai thành công vào thực tế. Như từ đề tài “Nghiên cứu sản xuất một số thực phẩm chức năng từ đậu tương”, đã xây dựng được 6 quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm đậu tương lên men giàu isoflavone, giàu gaba, và axit amin, để tạo ra một số thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ đậu tương có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hiện tại, công nghệ này đã được chuyển giao cho Công ty Cổ phần phát triển thực phẩm quốc tế. Dự kiến trong 2 năm 2013-2014, công ty sẽ sản xuất 10.000 kg sản phẩm thực phẩm chức năng. Sản phẩm được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao so với các hàng hóa cùng loại đang phải nhập của Nhật Bản, Ấn Độ.
Đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất thức ăn nuôi cá chình từ enzym và một số loại nguyên liệu sẵn có ở Việt Nam” đã sản xuất được 5 tấn thức ăn dạng bột mịn và viên nổi nuôi cá chình giống, 30 tấn thức ăn nuôi cá chình thương phẩm. Chất lượng qua kiểm nghiệm không thấp hơn sản phẩm nhập ngoại nhưng giá thành thấp hơn 15-20%. Kết quả nghiên cứu đã được Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Vạn Xuân tiếp nhận để sản xuất thức ăn cho cá chình với quy mô sản xuất sản phẩm: 1000 tấn/năm, lợi nhuận thu được ước đạt 5 tỷ đồng/năm.
Dự án “Sản xuất thử nghiệm tinh bột biến tính bằng công nghệ enzyme làm nguyên liệu cho công nghiệp dược, công nghiệp thực phẩm” đã hoàn thiện hai quy trình công nghệ ở quy mô công nghiệp, gồm: quy trình công nghệ sản xuất tinh bột biến tính bằng enzyme từ tinh bột sắn và quy trình công nghệ sản xuất tinh bột biến tính bằng enzym từ gạo. Kết quả nghiên cứu đã được triển khai thực tế tại Công ty Cổ phần thực phẩm Minh Dương với dây chuyền sản xuất quy mô 3 tấn tinh bột biến tính/ngày để làm phụ gia thực phẩm, cung cấp cho thị trường trong nước.
Ngoài ra, còn một số dự án khác cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao như dự án “sản xuất thử nghiệm surimi và một số sản phẩm từ surimi”, đã hoàn thiện được sáu quy trình công nghệ: sản xuất surimi từ cá rô phi với quy mô 20 tấn nguyên liệu/ngày, sản xuất surimi từ cá mè với quy mô 20 tấn nguyên liệu/ngày, sản xuất surimi hỗn hợp từ cá nước ngọt và cá biển với quy mô 5 tấn sản phẩm/ngày, sản xuất chả surimi tôm quy mô 1 tấn/ngày, sản xuất chả mực từ surimi quy mô 1 tấn/ngày, sản xuất xúc xích thủy sản từ surimi quy mô 1 tấn/ngày. Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn theo quy định.
Dự án “Sản xuất thử nghiệm sữa chức năng cho người ăn kiêng” đã tạo ra quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Forlac Sure cho người già yếu và sản phẩm Forlac Forcerna cho người tiểu đường, hiện đang được sản xuất ở quy mô công nghiệp: 100 tấn/năm. Do sản xuất từ nguyên liệu trong nước, nên giá thành sản phẩm chỉ bằng 50-60% giá sữa nhập ngoại.
Những kết quả tạo ra từ các đề tài, dự án thuộc đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực chế biến đến năm 2020”, đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh với sản phẩm nhập ngoại, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời, khẳng định sự chuyển biến tích cực về năng lực chuyên môn của ngành công nghiệp chế biến Việt Nam, dù đi sau các nước, nhưng đã được những thành công đáng kể./.
Đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực chế biến đến năm 2020”, đặt ra mục tiêu, đến năm 2015, công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến sẽ đóng góp 20 - 25% tổng số đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến, đến năm 2020 sẽ đạt hơn 40%. |
Quỳnh Nga
Tin mới cập nhật

Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử

Ngành thời trang chiếm áp đảo doanh số thương mại điện tử

Doanh số thị trường thương mại điện tử vượt 100.000 tỷ đồng

AI đang tạo ra làn sóng đổi mới toàn diện trong ngành viễn thông

Việt Nam dẫn đầu ứng dụng AI trong thương mại điện tử

Từ khóa nào được tìm kiếm nhiều nhất trong quý I/2025?

Doanh nghiệp Việt với AI: Xu thế tất yếu hay bài toán nan giải?

Công nghệ số, thương mại điện tử dẫn dắt kinh tế

Google, Meta, TikTok đã đóng bao nhiêu tiền thuế trong tháng 2/2025?

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao
Tin khác

Có gì trong chiến dịch ‘An tâm mua sắm'?

Doanh nghiệp hiến kế thúc đẩy thương mại điện tử Lào Cai

Các sàn thương mại điện tử điều chỉnh tăng phí như thế nào?

Infographic | Bộ Công Thương cảnh báo gia tăng lừa đảo trên mạng

Táo đỏ đạt doanh thu cao trên sàn thương mại điện tử

Những xu hướng tấn công mạng nào nổi bật năm 2025?

Doanh thu thương mại điện tử năm 2024 đạt 318.900 tỷ đồng

Tech Awards 2024 nhấn mạnh câu chuyện trí tuệ nhân tạo

'Đòn bẩy' cho doanh nghiệp công nghệ số bứt phá

Đà Nẵng: Chủ thể sản xuất nông sản, sản phẩm OCOP lưu ý gì khi livestream bán hàng?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
