Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9
![]() |
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Sao Ta |
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 9/2022, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam đạt 349 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm, giá trị XK đạt 3,4 tỷ, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, trong tháng 9, XK tôm Việt Nam có xu hướng tăng ở các thị trường châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, nhưng lại trầm lắng ở thị trường phương Tây.
XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản và Hàn Quốc tăng lần lượt 61% và 20% trong tháng 9/2022. Lũy kế 9 tháng, giá trị XK sang 2 thị trường này đạt 515 triệu USD và 365 triệu USD, tăng lần lượt 24% và 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đặc biệt, tháng 9/2022, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc bật tăng hơn 100% đạt 70 triệu USD. Đà tăng này khiến Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9. Lũy kế 9 tháng, XK tôm sang Trung Quốc đạt 483 triệu USD, tăng 62% so với cùng kỳ.
Sản lượng tôm nội địa của Trung Quốc sụt giảm do thời tiết bất lợi, dịch bệnh trên tôm ở một số khu vực sản xuất tôm chính. Nhu cầu nhập khẩu tôm tăng để phục vụ lễ hội Trung thu và ngày Quốc Khánh, khiến Trung Quốc tăng cường nhập khẩu tôm. Dự kiến, nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong những tháng cuối năm 2022 tiếp tục tăng mạnh.
Trái ngược với các thị trường trên, tình hình lạm phát tại Mỹ, EU ngày một tăng. Giá đồng EUR, đồng Bảng, đồng Yên xuống thấp làm giảm sức mua. Đồng USD có giá nhưng tại thị trường Mỹ, doanh nghiệp phải cạnh tranh mạnh với tôm giá rẻ từ Ecuador và Ấn Độ. Do vậy, XK tôm sang Mỹ giảm mạnh, XK sang EU trầm lắng.
XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 9/2022 đạt 57 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, XK tôm sang thị trường này đạt 675 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số các thị trường nhập khẩu chính, Mỹ là thị trường ghi nhận giá trị XK giảm mạnh nhất.
Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của VASEP, doanh nghiệp tận dụng khoảng cách địa lý gần từ các thị trường châu Á nên XK sang các thị trường này có phần sôi động hơn. Trong bối cảnh trên, tình hình nuôi tôm trong nước không khả quan khiến giá tôm thương phẩm khá cao, thêm bất lợi cho doanh nghiệp chế biến.
Dự kiến, XK tôm từ tháng 9 đến hết năm sẽ còn tiếp tục giảm so với những tháng trước đó. Kim ngạch XK tôm cả năm nay dự kiến chỉ xấp xỉ hoặc tăng nhẹ so với năm 2021.
Tin mới cập nhật

Trúng số hơn 34 tỷ đồng, vì sao không nhận tiền qua chuyển khoản?

Nhiều chương trình giảm giá sâu trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023

Hơn 60.000 ô tô đã được nhập khẩu về cảng Tân Vũ, Hải Phòng
Tin khác

Nông sản Việt tìm hướng chinh phục thị trường EU

Canada kết luận về thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu

Doanh nghiệp da giày lo lắng vì đơn hàng sụt giảm

Doanh nghiệp dệt may đối mặt thách thức những tháng cuối năm

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với vật liệu hàn nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, than đá tăng hàng tỷ USD

Phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu: Không để “nước đến chân mới nhảy”

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Cà phê chế biến chiếm 62% tổng kim ngạch

Quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu thay đổi

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 13,6 tỷ USD
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
