Trung Quốc: Kinh tế Hong Kong tiếp tục đà phục hồi trong quý 3
Nhập khẩu dầu tháng 10 của Trung Quốc tăng 7,06% so với tháng trước Trung Quốc bao mua, nông nghiệp có thêm mặt hàng tỷ USD sau 10 tháng Sắp xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc |
Xét số liệu thực tế trong 3 quý đầu năm nay và triển vọng ngắn hạn, dự báo tăng trưởng GDP thực tế cho cả năm 2023 đã được điều chỉnh giảm xuống 3,2%, từ mức 4% hồi tháng 8 vừa qua.
Ngày 10/11, chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã công bố Báo cáo kinh tế và số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3/2023, trong đó cho thấy GDP đã tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Dưới sự hỗ trợ của ngành du lịch và tiêu dùng cá nhân, nền kinh tế của đặc khu này tiếp tục đà phục hồi trong quý 3.
Ảnh minh họa |
Xét số liệu thực tế trong 3 quý đầu năm nay và triển vọng ngắn hạn, dự báo tăng trưởng GDP thực tế cho cả năm 2023 đã được điều chỉnh giảm xuống 3,2%, từ mức 4% hồi tháng 8 vừa qua.
Ngoài ra, do nhu cầu hàng hóa bên ngoài yếu, xuất khẩu hàng hóa tổng thể của Hong Kong tiếp tục giảm 8,6% so với cùng kỳ trong quý 3.
Xuất khẩu sang Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục giảm, xuất khẩu sang hầu hết các thị trường lớn khác ở châu Á ghi nhận suy giảm ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên xuất khẩu dịch vụ tiếp tục tăng đáng kể ở mức 23,9%.
Nhờ sự phục hồi liên tục của lượng khách du lịch đến Hong Kong, xuất khẩu dịch vụ du lịch tăng vọt lên gần 9 lần.
Lạm phát giá tiêu dùng nhìn chung vẫn ở mức vừa phải. Chỉ số giá tiêu dùng tổng hợp cơ bản tăng 1,6% so với cùng kỳ, sau khi tăng 1,7% trong quý trước. Giá các mặt hàng thực phẩm cơ bản tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ. Giá điện vẫn tăng đáng kể, tuy tốc độ tăng đã chậm lại nhiều.
Giá quần áo, giày dép cũng duy trì đà tăng. Áp lực giá đối với các mặt hàng chủ yếu khác cũng đang diễn ra, song nhìn chung vẫn có thể kiểm soát được.
Về mặt tiêu dùng cá nhân, thu nhập hộ gia đình tiếp tục được cải thiện và một số biện pháp hỗ trợ của chính quyền đối với "kinh tế đêm" cũng sẽ hỗ trợ nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị gia tăng, điều kiện tài chính thắt chặt và môi trường bên ngoài khó khăn sẽ tiếp tục gây áp lực đối với xuất khẩu hàng hóa, cũng như tâm lý đầu tư và tiêu dùng.
Giám đốc Sở Tài chính Trần Mậu Ba cho biết các cơ quan quản lý đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường tài chính, thông qua hệ thống giám sát 24/7 trên toàn thị trường, ngay cả khi đối mặt với những thách thức ngắn hạn, triển vọng trung và dài hạn của Hong Kong vẫn tươi sáng. Phương Đông và châu Á sẽ tiếp tục duy trì là động cơ tăng trưởng kinh tế thế giới và Hong Kong sẽ nắm chắc những cơ hội này.
Ông Tiết Tuấn Thăng - Kinh tế trưởng của Ngân hàng Hang Seng - cho biết tăng trưởng kinh tế trong quý 3 thấp hơn kỳ vọng của thị trường, chủ yếu do ngoại thương tiếp tục ghi nhận mức giảm so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh sự xấu đi của môi trường bên ngoài tiếp tục ảnh hưởng đến sự phục hồi.
Ông tin rằng sự phục hồi của tiêu dùng cá nhân và du lịch sẽ tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Hong Kong.
Ông dự đoán tiêu dùng và du lịch dự kiến sẽ duy trì sự phục hồi trong quý 4/2023, điều sẽ giúp bù đắp một phần tác động của môi trường bên ngoài./.