Tìm giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá
Chính phủ công nhận thêm 33 bảo vật quốc gia Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kích cầu tiêu dùng dịp Tết Thủ tướng nêu 13 nhóm nhiệm vụ triển khai ngay sau Tết |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Đồng chủ trì có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn.
Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 26 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nhà nước và tư nhân.
Nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp
Tại Hội nghị, chia sẻ về những giải pháp phát triển thời gian tới, ông Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (Thaco) - cho biết, công ty sẽ tập trung tham gia vào làm đường sắt đô thị, đặc biệt là các toa tàu, các cấu kiện thép. “Với lực lượng kỹ sư cũng như kinh nghiệm về nghiên cứu phát triển sản phẩm, hợp tác quốc tế, tôi xin hứa với Thủ tướng, chúng tôi sẽ có sự chuyển giao công nghệ hợp lý, tổ chức sản xuất tại chỗ nhằm giảm giá thành và sản phẩm này sẽ có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam, chịu trách nhiệm về chất lượng và giá thành. Thông qua các dự án lớn, sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi sản xuất, cũng như liên kết để đặt hàng thép chế tạo theo đúng tiêu chuẩn của sản phẩm”, Chủ tịch Thaco nói.
![]() |
Thủ tướng trao đổi với các doanh nghiệp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Còn ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát - cho hay, trong kế hoạch 2025-2030 vốn đầu tư công rất lớn, đặc biệt là dự án đường sắt đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là thời cơ rất lớn cho doanh nghiệp.
“Thời gian tới, Hòa Phát có thể đầu tư nhà máy sản xuất ray, vốn 10.000 tỷ đồng. Đây là sản phẩm rất đặc thù, nếu không sử dụng cho dự án thì không biết bán cho ai. Cho nên chúng tôi rất mong có một văn bản như một nghị quyết để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư và sản xuất sản phẩm phục vụ dự án. Chúng tôi xin hứa đảm bảo cung cấp thép chế tạo cho Tổng công ty Đường sắt để làm dự án. Theo dự kiến, cần khoảng 10 triệu tấn thép, Hòa Phát cam kết đảm bảo số lượng 10 triệu tấn, chất lượng, tiến độ giao hàng và giá thấp hơn giá nhập khẩu”, ông Long nói.
Ông Nguyễn Việt Quang - Tổng giám đốc Vingroup - cho biết, mới đây Vingroup đã đặt chân vào lĩnh vực robot học, người máy đa năng với việc thành lập 2 công ty mới là VinRobotics, Vin Ocean để phát triển các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp và tạo ra những lợi ích thiết thực bền vững và nhân văn cho con người.
Cho rằng chuyển đổi phương tiện gây ô nhiễm, phát triển công nghệ số đòi hỏi phải phát triển năng lượng, Tổng giám đốc Vingroup đề xuất có cơ chế chính sách thông thoáng hơn để mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia kinh doanh điện, góp phần đảm bảo đủ sản lượng, giảm giá thành điện.
“Vingroup cam kết đóng vai trò là một trong những doanh nghiệp tiên phong thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững của đất nước. Chúng tôi tin rằng, với sự đồng hành và hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ban ngành, doanh nghiệp tư nhân có cơ hội vươn xa, góp phần xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng, xanh và bền vững”, ông Quang nói.
Nghị định 80/2024/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế mua bán điện trực tiếp đã được ban hành từ tháng 7/2024, nhưng vẫn chưa có các thông tư hướng dẫn chi tiết, cũng như quy định cụ thể về các loại phí liên quan.
Do đó, ông Kiểm mong Chính phủ quan tâm, chỉ đạo sớm hoàn thiện khung pháp lý để nghị định nhanh chóng đi vào thực tiễn, giúp doanh nghiệp tiếp cận năng lượng sạch và nâng cao sức cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ những khó khăn vướng mắc mà doanh nghiệp gặp phải. Thời gian tới, để tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng to lớn của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, đặc biệt là để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% GDP năm 2025, Bộ Công Thương cũng đề xuất các doanh nghiệp một số vấn đề.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, kết nối thị trường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thứ nhất, đề nghị bám sát tình hình chính trị, kinh tế thế giới, cơ hội hiếm có và những yêu cầu trong nước để có sự điều chỉnh chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Tập trung cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số theo tinh thần Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong việc đầu tư kinh doanh của mình.
Thứ hai, tích cực tham gia thực hiện các đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống thông qua việc đầu tư, kích hoạt tiêu dùng và tăng cường xuất khẩu.
Đồng thời chủ động khai thác các động lực tăng trưởng mới, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; phát triển các lĩnh vực mới nổi như chip và công nghệ AI để tăng tốc, bứt phá, phát triển một cách bền vững.
Thứ ba, chủ động nghiên cứu, thu xếp nguồn vốn, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh để tích cực tham gia dự án trọng điểm quốc gia, nhất là trong lĩnh vực giao thông và năng lượng, các dự án nằm trong nhóm khuyến khích đầu tư đã được xác định tại các quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia.
Riêng ngành Công Thương có 4 quy hoạch ngành bao gồm Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch điện, Quy hoạch hạ tầng dự trữ xăng dầu khí đốt quốc gia và Quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản, có khoảng hơn 50 nghìn dự án và tổng mức đầu tư lên tới hàng triệu tỷ đồng. Đây là dư địa rất lớn để các doanh nghiệp có thể khai thác vừa là tăng dư địa cho đất nước, vừa là nguồn cung các nguyên liệu cho sản xuất và dự phòng.
Đặc biệt, các doanh nghiệp tư nhân lớn cần nêu cao tinh thần tự chủ, tự tin, tinh thần tự hào dân tộc để phát huy thế mạnh, vươn lên đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp ngoài, tham gia tích cực và chủ động vào kinh tế toàn cầu, đồng thời cùng với doanh nghiệp nhà nước dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hệ sinh thái các doanh nghiệp Việt Nam và các chuỗi sản xuất toàn cầu.
Thứ tư, chú trọng khai thác có hiệu quả các hình thức thương mại, các loại thị trường, phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới, các mô hình phân phối hiện đại, dịch vụ logistics để mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tận dụng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Chú trọng xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu nhất là các mặt hàng truyền thống, mặt hàng nông lâm thủy sản, hàng tiêu dùng… Chủ động tìm kiếm giải pháp để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân lớn.
Thứ năm, đề nghị chủ động, tích cực nghiên cứu tham gia xây dựng và phản biện chính sách với các cơ quan quản lý nhà nước trên tinh thần xây dựng khẩn trương theo cách vừa chạy vừa xếp hàng, góp phần nâng cao chất lượng công tác hoàn thiện thể chế.
"Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, kết nối thị trường, hỗ trợ trong quá trình tiếp cận các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách hiện hành, thực thi các nội dung hành chính một cách nhanh chóng thuận lợi. Sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng đối thoại một cách cởi mở để tiếp thu có chọn lọc, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi hoặc ban hành mới các cơ chế chính sách đủ mạnh và khả thi để các doanh nghiệp có thể tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế xã hội đất nước, góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên" - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp phấn đấu tăng trưởng ít nhất 2 con số
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bứt phá về đích để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế để những năm tiếp theo tăng trưởng 2 con số.
![]() |
Thủ tướng phát biểu kết luận Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Theo người đứng đầu Chính phủ, đây cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước - kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng, 50 năm thống nhất đất nước, 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 80 năm thành lập nước; là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, mở ra kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc.
Cũng trong năm 2025, chúng ta thực hiện cuộc cách mạng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy; thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Người đứng đầu Chính phủ nêu những mong muốn với các doanh nghiệp, doanh nhân: Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ; đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; tăng tốc, bứt phá trong tăng trưởng; bao trùm, toàn diện, bền vững trong phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo; tích cực tham gia bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là xóa nhà tạm, nhà dột nát và xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân; ngày càng có nhiều doanh nghiệp dân tộc lớn tham gia vào các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, góp phần nâng cao thương hiệu quốc gia.
Với các bộ, ngành, Thủ tướng đề nghị trao đổi, bàn bạc với các doanh nghiệp, hai bên có cam kết để triển khai công việc cụ thể, tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước.
Đơn cử, trong xây dựng đường sắt tốc độ cao, Bộ Giao thông Vận tải có cam kết với Hòa Phát về đường ray, với Thaco về toa tàu, với Đèo Cả, Xuân Trường về đào hầm, làm đường…
Thủ tướng nhấn mạnh: "Điều này phải dựa trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, người dân, không có tiêu cực, tham nhũng".
Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp, doanh nhân làm ăn đúng luật, tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Chính phủ, bộ ngành, địa phương không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm. Chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển vươn mình, giàu mạnh, văn minh, phồn vinh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Đất nước có khát vọng, nhân dân mong muốn và chờ đợi, Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải đóng góp, đất nước phải phát triển. |
Tin mới cập nhật

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

Việt Nam đứng thứ 6 về số người giàu khu vực

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

HHV hưởng lợi từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công?

Gần 600 ô tô bị phạt nguội ở Hà Nội tháng 3

Đà Nẵng có trung tâm logistics hiện đại bậc nhất miền Trung

'Loạn cung – cầu' vật liệu xây dựng tại Thanh Hóa

Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập tỉnh thế nào?

Infographic | Xuất nhập khẩu hàng hóa kỳ 1 tháng 3/2025

'Lối đi riêng' của tỉnh top 10 thu hút vốn FDI lớn
Tin khác

Infographic | Những tỉnh, thành có thu nhập bình quân cao nhất nước

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Điểm tên ngành hàng xuất khẩu tiềm năng sang Hungary?

Infographic | Điểm sáng kinh tế Việt Nam 2 tháng năm 2025

Thủ tướng: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm

Lần đầu tiên đào tạo trợ lý an ninh phi truyền thống

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh

Hiệu quả từ các nhà máy thủy điện miền núi Thanh Hóa

Năm 2030 sản lượng chè hữu cơ Việt Nam ước đạt 70.000 tấn
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây
