Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp nhận bàn giao hồ sơ Dự án NMNĐ Ô Môn III và Ô Môn IV
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là điểm sáng trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: Khai thác dầu thô, sản xuất xăng dầu tăng trưởng ấn tượng |
Ngày 29/6 tại trụ sở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã diễn ra Lễ ký biên bản bàn giao hồ sơ Dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).
Tham dự và chứng kiến lễ bàn giao có đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,...
Về phía Petrovietnam có ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch HĐTV; ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc cùng đại diện lãnh đạo trong HĐTV, Ban Tổng Giám đốc, các Ban chuyên môn, đơn vị, chi nhánh trực thuộc Tập đoàn.
Về phía EVN có ông Đặng Huy Cường, Thành viên phụ trách HĐTV; ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng Giám đốc cùng đại diện lãnh đạo trong HĐTV, Ban Tổng Giám đốc.
![]() |
Toàn cảnh buổi lễ |
Dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV với công suất 1050 MW/nhà máy,đặt tại Trung tâm điện lực Ô Môn, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. Dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV được Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm Chủ đầu tư tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh) và được chuyển tiếp triển khai trong danh mục tiến độ nguồn và lưới điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành điện tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 (Quy hoạch điện VIII). Hiện tại, dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV là dự án thành phần trong Chuỗi dự án khí – điện Lô B (Chuỗi dự án), bao gồm các dự án thượng nguồn (mỏ khí), trung nguồn (dự án đường ống dẫn khí) và hạ nguồn (nhà máy điện). Chuỗi dự án đang có cơ hội để triển khai trong năm 2023 nhằm đáp ứng tiến độ có dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026. Theo quy hoạch điện VIII, chuỗi dự án khí - điện Lô B sẽ là nguồn điện quan trọng, cung cấp bổ sung cho hệ thống điện quốc gia tại khu vực miền Nam giai đoạn 2026 - 2030. Bên cạnh đó, chuỗi dự án cũng phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng và đáp ứng mục tiêu giảm phát thải carbon theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP26.
![]() |
Trung tâm Điện lực Ô Môn – Cần Thơ |
Trong thời gian qua mặc dù đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ/ngành và cơ quan, tuy nhiên, việc triển khai Chuỗi dự án là chưa có tiền lệ, giao diện phức tạp với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư và các bên cần phải có những quyết định đồng bộ trong khi thời gian không còn nhiều do yêu cầu gấp rút của dự án. Nếu không có được những quyết định kịp thời từ khâu hạ nguồn, Chuỗi dự án sẽ đứng trước nguy cơ khó đáp ứng được tiến độ nêu trên. Khi đó, việc chậm trễ sẽ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới các công việc hiện nay của thượng nguồn và trung nguồn mà còn tác động tới tính khả thi của việc tiếp tục triển khai dự án của các bên đối tác trong và ngoài nước.
Nhằm đảm bảo tiến độ triển khai 2 dự án này, tại Văn bản số 77/TTg- CN ngày 24/6/2023, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chuyển chủ đầu tư dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV từ EVN sang Petrovietnam.
![]() |
![]() |
Đại diện EVN và Petrovietnam ký kết Biên bản bàn giao |
Tại lễ bàn giao, đại diện EVN và Petrovietnam đã ký kết biên bản bàn giao một số hợp đồng liên quan đến dự án gồm: Hồ sơ Quy hoạch Trung tâm Điện lực Ô Môn; Hồ sơ Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi (Pre-FS) Dự án Nhà máy điện Ô Môn III; Hồ sơ Báo cáo Nghiên cứu khả thi (FS) Dự án NMĐ Ô Môn IV; cùng các văn bản liên quan đến thu xếp vốn và các văn bản khác.
Việc tổ chức bàn giao đã khẳng định tinh thần trách nhiệm của Petrovietnam và EVN trong việc khẩn trương, nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Điều này sẽ góp phần giúp dự án đảm bảo tiến độ, thuận lợi để triển khai trong năm 2023.
Trong thời gian tới, với sự hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Petrovietnam và EVN tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng bàn giao dự án để triển khai các bước tiếp theo nhằm đưa các dự án vào vận hành đúng tiến độ. Đồng thời, đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư để giảm thiểu việc ảnh hưởng tới tiến độ cam kết tiếp nhận khí từ thượng nguồn và trung nguồn của hai nhà máy cùng một số công việc liên quan. Đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành khẳng định sẽ cùng với 2 Tập đoàn sớm hoàn thành các thủ tục chuyển giao và tạo điều kiện để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
![]() |
Ông Đặng Huy Cường, Thành viên phụ trách HĐTV EVN phát biểu tại buổi lễ |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Huy Cường, Thành viên phụ trách HĐTV EVN gửi lời cảm ơn Chính phủ, các Bộ, ngành đặc biệt là Petrovietnam đã tạo điều kiện hỗ trợ EVN trong giai đoạn hiện nay. Việc chuyển giao dự án sang cho Petrovietnam nhằm đảm bảo lợi ích chung, để chuỗi dự án được triển khai sớm nhất, đảm bảo tiến độ chung của cả chuỗi dự án Khí Lô B cũng như góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
![]() |
Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng phát biểu tại buổi lễ |
Thay mặt lãnh đạo Petrovietnam, Tổng giám đốc Lê Mạnh Hùng khẳng định việc tiếp nhận làm chủ đầu tư các dự án điện Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV vừa là vinh dự, vừa là trách nhiệm lớn lao mà Chính phủ/Thủ tướng Chính phủ giao phó.
Lãnh đạo Petrovietnam tin tưởng rằng, với việc thực hiện thành công và đưa vào vận hành an toàn, hiệu quả 2.700 MW/6.570 MW nhà máy điện tua-bin khí chu trình hỗn hợp trong toàn hệ thống điện Việt Nam (chưa tính đến 1.500 MW dự án Nhà máy điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 đang triển khai đầu tư xây dựng); Petrovietnam với kinh nghiệm hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực nhiệt điện khí và đặc biệt là các kinh nghiệm tại dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 vừa qua, sẽ là động lực to lớn để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tự tin, hoàn thành các dự án Nhà máy điện Ô Môn III và Ô Môn IV đáp ứng tiến độ, chất lượng công trình.
Tin mới cập nhật

Honda Việt Nam nhận giải thưởng Rồng Vàng 2025: Hướng trọng tâm vào phát triển xanh

Bia Hà Nội 'gõ cửa' nhiều thị trường khó tính

Thực phẩm - bao bì xanh: Tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

Xanh hóa sản xuất giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Mỏ đá vôi hơn 5,4 ha ở Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Thông tin về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Health Quốc tế

Những thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc của Việt Nam

Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vaccine

Chuyên gia kỳ vọng chip AI thế hệ Rubin của Nvidia sớm 'lên kệ', tạo động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp Yeast Era giành giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
Tin khác

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
