Tạo dấu ấn cho thương hiệu quốc gia Việt Nam tại thị trường nước ngoài

Chú trọng vào xây dựng những thương hiệu sản phẩm có thế mạnh khác biệt, kết hợp với các kênh quảng bá đa dạng sẽ giúp hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam tạo lập uy tín bền vững tại thị trường nước ngoài.

Những năm gần đây, thứ hạng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam (THQG) liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm những quốc gia có thương hiệu mạnh, nhờ những nỗ lực về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, mở rộng các quan hệ song phương và đa phương, hỗ trợ xuất nhập khẩu cùng với sự nỗ lực của các DN trong việc xây dựng thương hiệu.

Quảng bá thương hiệu từ DN kiều bào chứng tỏ lợi thế

Ông Hoàn Mạnh Huê – Chủ tịch liên hiệp các Hội DN Việt Nam ở châu Âu cho biết, cộng đồng DN Việt Nam ở nước ngoài là lực lượng chủ chốt đưa hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài. Đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình tại nước ngoài, các DN do người Việt làm chủ đã góp phần quảng bá các thương hiệu của Việt Nam thông qua xuất khẩu trực tiếp, cũng như làm cầu nối giữa DN trong nước với các chuỗi cung ứng ở các nước sở tại.

“Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là cộng đồng DN Việt Nam là nguồn cung cấp quý giá những thông tin về thị trường, thị hiếu cũng như quy định pháp luật của nước sở tại, giúp các nhà sản xuất trong nước nắm rõ để sản xuất những mặt hàng phù hợp với thị hiếu của thị trường xuất khẩu”, ông Huê khẳng định.

Tạo dấu ấn cho thương hiệu quốc gia Việt Nam tại thị trường nước ngoài
Trung tâm thương mại của người Việt ở nước ngoài là cầu nối, lan tỏa hữu hiệu cho các thương hiệu của Việt Nam

Theo ông Huê, các hệ thống trung tâm thương mại của người Việt ở nước ngoài là cơ sở rất tốt để quảng bá hình ảnh, sản phẩm của Việt Nam. Các trung tâm thương mại sẽ là nơi trực tiếp bán lẻ hàng hóa Việt Nam, đồng thời cũng là địa điểm lý tưởng để xúc tiến thương mại bằng việc tổ chức các hội nghị kết nối giao thương với nhiều hình thức quảng bá, quảng cáo hàng hóa cũng như DN của Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều THQG của Việt Nam cũng đã quảng bá thành công dựa trên một số thương hiệu của chính người Việt đã tạo dựng thành công, có uy tín tại nước ngoài.

Tuy nhiên ông Huê cũng thừa nhận, thời gian qua các DN Việt Nam chưa tận dụng triệt để tiềm năng từ các DN người Việt ở nước ngoài. Một phần do còn nhiều chủng loại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu chưa có giá trị thương hiệu, giá trị thấp. Mặt khác, sự giao lưu, liên kết giữa các địa phương, DN trong và ngoài nước chưa thực sự chặt chẽ. “Còn rất nhiều địa phương trong nước có những mặt hàng, những sản phẩm hết sức độc đáo và có tính cạnh tranh cao nhưng cộng đồng DN Việt Nam ở châu Âu vẫn chưa biết nên rất cần có thông tin kết nối”, ông Huê lưu ý.

Liên quan đến xây dựng THQG ở nước ngoài, bà Trần Tuệ Tri, Phó Chủ tịch thương hiệu toàn cầu của Unilever cho rằng, khi nghĩ đến 1 quốc gia, người ta hay nghĩ đến 1 thương hiệu, sản phẩm của quốc gia đó. Hiện nay Việt Nam chỉ có 11 thương hiệu nằm trong top 1.000 các thương hiệu top của châu Á, và cũng thật tiếc khi chưa có thương hiệu nào vào được danh sách thương hiệu toàn cầu (Global Brand) nên cần phải xem xét và tập trung nguồn lực để làm được điều này.

Tìm ưu thế riêng có để phát triển THQG

Để đẩy nâng tầm hơn nữa cho các sản phẩm mang THQG ra toàn cầu, ông Hoàn Mạnh Huê cho biết, cộng đồng DN Việt Nam ở châu Âu đang chuyển đổi trên nhiều lĩnh vực như lựa chọn chủng loại mặt hàng, thay đổi hình thức kinh doanh hướng đến sự bền vững, nhất là những mặt hàng độc đáo riêng có của Việt Nam mà thị trường sở tại không thể có. Những mặt hàng này phải có chất lượng, có thương hiệu từ các địa phương và DN trong nước được vào hệ thống kinh doanh trực tiếp của cộng đồng DN Việt Nam tại châu Âu.

Theo bà Trần Tuệ Tri, Phó Chủ tịch thương hiệu toàn cầu của Unilever, từ đà tăng trưởng vượt bậc về xây dựng THQG trong những năm gần đây, Việt Nam cần làm tốt hơn điều này vì sau đại dịch Covid-19, tất cả các quốc gia đều mở cửa và họ cần đầu tư, thu hút nhân tài nên Việt Nam cần xác định mục tiêu này để có thể định vị cho THQG của mình.

Tạo dấu ấn cho thương hiệu quốc gia Việt Nam tại thị trường nước ngoài
Dù đã có mặt ở thị trường nước ngoài, song nhiều thương hiệu Việt chưa thực sự có giá trị

Trong đó, Việt Nam cần làm tốt hơn nữa vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là giáo dục và y tế để làm sao có được những trường Đại học nằm trong top 100 trong của vực châu Á. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh thấm hơn 80% như hiện nay. Đặc biệt, Việt Nam có ưu thế về năng lượng tái tạo nên có thể lấy đó để phát huy trở thành điểm mạnh của mình.

“Việt Nam cần xây dựng được những THQG ra toàn cầu, vì nhiều thương hiệu của Việt Nam rất tốt nhưng vẫn rất ít người nước ngoài biết đến. Trong tiến trình này cần đặc biệt lưu ý đến lĩnh vực công nghệ và chuyển đổi số, nhất là khi Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới xuất khẩu phần mềm, và cũng nằm trong top 10 về đào tạo các kỹ sư phần mềm, nên việc xây dựng THQG từ lĩnh vực này sẽ không hoàn toàn viển vông”, bà Trần Tuệ Tri gợi mở.

Khuyến nghị các DN Việt Nam cần sớm nhận thức được mối quan hệ mật thiết giữa THQG và thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN trong sự phát triển để nâng tầm thương hiệu DN bền vững, bà Lindsey M.Bier Marshall, Giáo sư Khoa kinh doanh, Đại học Nam California, Mỹ cho rằng, 1 DN có sản phẩm với thương hiệu uy tín thì thương hiệu của DN đó cũng sẽ được nâng cao. “Khi một quốc gia có nhiều DN với những thương hiệu mạnh sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của cả một quốc gia, và đương nhiên THQG Việt Nam cũng sẽ không là ngoại lệ”, bà Lindsey M.Bier Marshall khẳng định.

Chương trình THQG Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003, giao Bộ Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành triển khai nhằm mục tiêu xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các DN Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Ba tiêu chí cốt lõi của Chương trình là Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong.

Theo đề xuất của Bộ Công Thương, từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 20/4 hàng năm là Ngày Thương hiệu Việt Nam nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu và hình ảnh Việt Nam, đồng thời nhằm khơi dậy khát vọng của cấp, các ngành, xã hội và cộng đồng DN trong công cuộc xây dựng thương hiệu DN nói riêng và THQG nói chung vì một Việt Nam hùng cường./.

Tin mới cập nhật

Trúng số hơn 34 tỷ đồng, vì sao không nhận tiền qua chuyển khoản?

Trúng số hơn 34 tỷ đồng, vì sao không nhận tiền qua chuyển khoản?

Nhìn hình ảnh cả gia đình ở Tây Ninh trúng số hơn 34 tỷ đồng, nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao không chuyển khoản hay đại lý bắt buộc phải nhận bằng tiền mặt?
Nhiều chương trình giảm giá sâu trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023

Nhiều chương trình giảm giá sâu trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023

Trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023, các DN sẽ triển khai giảm giá từ 20% đến trên 50% cho ít nhất 20% mặt hàng đang kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm.
Hơn 60.000 ô tô đã được nhập khẩu về cảng Tân Vũ, Hải Phòng

Hơn 60.000 ô tô đã được nhập khẩu về cảng Tân Vũ, Hải Phòng

Sau khi hoàn tất xếp dỡ số xe ô tô trên, đơn vị đã hoàn thành kế hoạch khai thác ô tô tàu RORO năm 2022 trước 45 ngày với sản lượng ô tô đạt 60.359 xe.
Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9

Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9

Trong tháng 9/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc bật tăng hơn 100% đạt 70 triệu USD, khiến thị trường Trung Quốc vượt qua Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9.
Nông sản Việt tìm hướng chinh phục thị trường EU

Nông sản Việt tìm hướng chinh phục thị trường EU

Việc sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ giúp nông sản Việt đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu và chinh phục được thị trường EU.
Canada kết luận về thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu

Canada kết luận về thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu

Ngoại trừ một số công ty Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ và Hàn Quốc, mức thuế chống bán phá giá mà Canada áp dụng cho tất cả các nhà xuất khẩu ống thép dẫn dầu, trong đó có Việt Nam, là 37,4%.
Doanh nghiệp da giày lo lắng vì đơn hàng sụt giảm

Doanh nghiệp da giày lo lắng vì đơn hàng sụt giảm

Nhiều doanh nghiệp da giày xuất khẩu cho biết, trước đây, các đơn vị thường có đơn hàng trước từ 1-2 quý, song hiện nay, các đơn hàng trong tháng 8,9,10 đã giảm khoảng 30% so với năm trước.
Doanh nghiệp dệt may đối mặt thách thức những tháng cuối năm

Doanh nghiệp dệt may đối mặt thách thức những tháng cuối năm

Giới phân tích nhận định những tháng cuối năm ngành này sẽ gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên, triển vọng ngành dệt may dự báo sẽ tươi sáng hơn từ năm 2023, nhờ EVFTA và lạm phát có thể hạ nhiệt.
Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với vật liệu hàn nhập khẩu

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với vật liệu hàn nhập khẩu

Mức áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 11,43-36,56%.
Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, than đá tăng hàng tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, than đá tăng hàng tỷ USD

Giá cả nhập khẩu với loại nhiện liệu quan trọng hàng đầu là xăng dầu và than đá tăng chóng mặt so với cùng kỳ năm ngoái.

Tin khác

Phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu: Không để “nước đến chân mới nhảy”

Phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu: Không để “nước đến chân mới nhảy”

Thay vì chỉ chạy theo những vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, đến nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã chủ động bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước bằng cách chủ động dựng hàng rào phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu.
Xuất khẩu sang Trung Quốc: Cà phê chế biến chiếm 62% tổng kim ngạch

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Cà phê chế biến chiếm 62% tổng kim ngạch

6 tháng đầu năm, cà phê chế biến xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 62% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu thay đổi

Quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu thay đổi

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau hơn 3 tháng VASEP gửi công văn góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản, đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 13,6 tỷ USD

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 13,6 tỷ USD

Dù chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, song xuất khẩu của Việt Nam sau 5 tháng vẫn giữ mức tăng trưởng 2 con số, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu tới 13,6 tỷ USD.
Dệt may lấy xuất khẩu làm động lực

Dệt may lấy xuất khẩu làm động lực

Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may năm 2022 của Việt Nam dự báo đạt khoảng từ 42 - 43,5 tỷ USD. Với kịch bản tích cực này, xuất khẩu là động lực tăng trưởng chính của các doanh nghiệp dệt may, dù còn nhiều thách thức hiện hữu.
Thương vụ Việt Nam tại Malaysia nói gì về giá xăng nhập khẩu

Thương vụ Việt Nam tại Malaysia nói gì về giá xăng nhập khẩu

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho biết, nếu Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia sẽ nhập khẩu theo giá đàm phán.
Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 10 tỷ USD

Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 10 tỷ USD

Từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 187,3 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng tới 23,44 tỷ USD).
Thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand

Thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand

Cục Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Long An đã phối hợp tổ chức hội thảo “Tư vấn xuất khẩu quả thanh long sang thị trường Australia và New Zealand” bằng hình thức trực tuyến.
Phương thức nào giúp hàng hoá Việt thâm nhập hiệu quả thị trường Singapore?

Phương thức nào giúp hàng hoá Việt thâm nhập hiệu quả thị trường Singapore?

Thương mại điện tử với chi phí hợp lý, khả năng tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng là phương thức khả thi được các chuyên gia khuyến cáo nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam thăm dò và đưa hàng hoá vào thị trường Singapore.
Giải pháp đưa nông sản Việt tiến sâu vào thị trường Ai Cập

Giải pháp đưa nông sản Việt tiến sâu vào thị trường Ai Cập

Giải quyết bài toán về giá, chất lượng sản phẩm và chú ý các quy định đặc biệt là Halal là giải pháp giúp nông, thuỷ sản Việt Nam giữ vững thị phần tại thị trường Ai Cập.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Nhận định chứng khoán 18/11: Thị trường có quay về mốc 1.200 điểm?

Theo chuyên gia chứng khoán nhận định, sau những phiên lao dốc mạnh, nhà đầu tư được khuyến nghị tránh bán đuổi giá thấp.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Phiên bản di động