Quảng Ninh liên tục đón dòng vốn ngoại chất lượng

Trong 6 tháng đầu năm 2023, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Quảng Ninh đã gần đạt chỉ tiêu cả năm.
Tỉnh Quảng Ninh: Đã xử lý hơn 1100 vụ buôn lậu, gian lận thương mại Tăng cường giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp Sửa quy định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Quảng Ninh liên tục đón dòng vốn ngoại chất lượng

Dòng vốn chất lượng

Ngày cuối cùng của tháng 6/2023, Quảng Ninh đón cùng lúc 2 dự án mới của Tập đoàn Foxconn, với tổng vốn hơn 246 triệu USD. Nhờ đó, trong nửa đầu năm, tỉnh đã thu hút trên 832 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, bằng 83% chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, đạt 69,3% kế hoạch của UBND tỉnh.

Như vậy, Foxconn tiếp tục lựa chọn Quảng Ninh để xây dựng 2 nhà máy mới, trong đó một nhà máy có mức vốn hơn 200 triệu USD để sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, sạc điện, bộ điều khiển sạc điện xe điện phục vụ các nhà máy của Foxconn tại Đông Nam Á trong lĩnh vực sản xuất xe điện.

Dự án của Foxconn cùng với 4 dự án trước đó của các nhà đầu tư nước ngoài khác đã nâng tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phụ trợ ngành công nghiệp ô tô tại Quảng Ninh lên 585 triệu USD, chiếm 70,3% tổng vốn đầu tư nước ngoài mà tỉnh thu hút được.

Đó là các dự án của Công ty TNHH Autoliv Việt Nam (Thụy Điển) đầu tư 154 triệu USD sản xuất các sản phẩm an toàn cho ô tô và xe có động cơ khác để xuất khẩu; Công ty TNHH Samsong Vina (Hàn Quốc) đầu tư gần 10,3 triệu USD sản xuất dây đai an toàn dùng trong ngành công nghiệp ô tô và sản xuất chốt khóa bằng thép của dây đai an toàn; Công ty Boltun Việt Nam (Đài Loan) đầu tư 165 triệu USD sản xuất khóa chốt và các sản phẩm dập định hình; Công ty TNHH Xiamen Sunrise Group đầu tư 55 triệu USD sản xuất vành xe cho ô tô.

Một điểm nhấn trong thu hút đầu tư nước ngoài của Quảng Ninh là nhà đầu tư Nhật Bản đang đẩy mạnh đầu tư vào tỉnh này. Khu công nghiệp Sông Khoai do Tập đoàn Amata đầu tư tại Khu kinh tế ven biển Quảng Ninh liên tiếp đón 2 dự án của nhà đầu tư Nhật. Trong đó, Công ty TNHH Castem Việt Nam đầu tư 18,6 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất - kinh doanh các chi tiết cơ khí chính xác. Còn Công ty TNHH Parts Seiko Việt Nam đầu tư 10 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất, gia công, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm từ kim loại (giá đỡ trục, vòng trục, vòng đệm, đai kẹp, vòng đệm côn).

Theo ông Nguyễn Văn Nhân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đô thị Amata Hạ Long, dự án của Castem Việt Nam là dự án đầu tiên của nhà đầu tư Nhật Bản vào Khu công nghiệp Sông Khoai. Sau dự án này, sẽ có thêm ít nhất 7 dự án khác của các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào khu công nghiệp của Amata tại Quảng Ninh.

Nối tiếp Castem Việt Nam, Parts Seiko Việt Nam, Công ty TNHH Tamagawa Seiki cam kết sẽ đầu tư 35 triệu USD vào Khu công nghiệp Sông Khoai. Điều đáng nói, Tamagawa Seiki là thương hiệu lớn trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo chính xác cao, sản xuất cảm biến công nghệ cao cho ô tô, máy bay, sản phẩm vũ trụ…

Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Quảng Ninh 6 tháng đầu năm chủ yếu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, đúng theo định hướng được đề ra tại Nghị quyết số 01-NQ/TU về phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giai đoạn 2020-2025. Kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 6 tháng đầu năm tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng của ngành này.

Để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng gia tăng sự đóng góp cho phát triển kinh tế của địa phương, Quảng Ninh đang tập trung thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, ít hao hụt tài nguyên, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao…

Trong 2,5 năm kể từ khi Nghị quyết 01-NQ/TU được ban hành, tổng vốn đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo của Quảng Ninh đạt trên 41.300 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài trên 1,3 tỷ USD, tạo việc làm cho gần 16.000 lao động. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành này đạt 23,6%/năm, đóng góp trên 10% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Đáng chú ý, sự phát triển mạnh của công nghiệp chế biến, chế tạo đã giúp thực hiện phân bố không gian, quy hoạch các khu kinh tế, khu công nghiệp. Trong đó, định hướng thu hút đầu tư được thể hiện rõ nét, bước đầu hình thành chuỗi công nghiệp dệt công nghệ cao; chuỗi công nghiệp sản xuất ô tô; chuỗi công nghiệp cơ khí chế tạo, lắp ráp thiết bị điện, điện tử...

Theo Báo Đầu tư
baodautu.vn

Tin mới cập nhật

Nghị quyết 68-NQ/TW:

Nghị quyết 68-NQ/TW: 'Cuộc cách mạng' phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW đã ‘mở đường’ cho kinh tế tư nhân phát triển, theo đó để tạo được sự đột phá, cần những giải pháp quyết liệt trong khâu thực thi.
Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, khu vực doanh nghiệp được xem là trụ cột giữ mạch tăng trưởng nhanh và bền vững.
Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Tăng trưởng GDP quý I đạt 6,93%, theo Cục Thống kê để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, 3 quý còn lại phải tăng trưởng hơn 8,3%.
Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt.
Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Cuộc đua AI trên thế giới đang vô cùng gay cấn, tuy nhiên Việt Nam chiếm được ưu thế, nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ những lợi thế vượt trội.
Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Mức tăng trưởng GRDP 8% năm 2025 với Hà Nội được Chính phủ giao không phải là cao so với các địa phương khác trong Vùng đồng bằng sông Hồng.
Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Việt Nam cần có các giải pháp để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng nhằm đáp ứng yêu cầu năng lựơng cho tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm một số chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Nhằm tăng đóng góp của khu vực doanh nghiệp vào nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đề xuất các giải pháp trọng tâm cần thực hiện.

Tin khác

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'

Năm 2025, Quốc hội đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mục tiêu này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là tiền đề, cơ sở quan trọng để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng kinh tế 2 con số là nhiệm vụ phấn đấu của Chính phủ ngay trong năm 2025, đây là mục tiêu rất thách thức đòi hỏi phải có giải pháp đột phá.
Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 7,09%, vượt xa mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm 2024. Theo Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố.
Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Với mức tăng trưởng trung bình 11% trong vòng 10 năm qua, thương mại đang được đánh giá là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ thời gian tới.
Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Được coi là hàng hóa đặc biệt, hiện thị trường carbon vẫn đang chờ khung pháp lý để sàn giao dịch tín chỉ carbon có thể đi vào vận hành thí điểm năm 2025.
Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Đường dây 500kV mạch đã trở thành hình mẫu về câu chuyện phòng, chống lãng phí trong đầu tư công, kịp thời đóng góp nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội.
Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Sáng ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'.
Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Trong tổng số 18 ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 tháng năm 2024, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 17,1 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,8 -7% trong cả năm 2024 với cơ cấu tăng trưởng sẽ đến từ các yếu tố nội tại.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Phiên bản di động