Quảng Ninh: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm qua kênh online
Thời gian qua, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành kênh bán hàng được nhiều doanh nghiệp, đơn vị sản xuất lựa chọn để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, hiện Quảng Ninh có 156 website về TMĐT; trong đó có 143 website có chức năng bán hàng và 5 website có chức năng là sàn giao dịch TMĐT. Cùng với nguồn cung hàng hóa tổng dự trữ gần 1.300 tỷ đồng, bao gồm: Thực phẩm tươi sống, các sản phẩm chế biến sẵn cùng các sản phẩm quà Tết... được bán kết hợp qua các kênh online, tỉnh Quảng Ninh mong muốn đưa sản phẩm, hàng hóa đến tay người dân một cách nhanh chóng, kịp thời để người dân có cái Tết ấm cúng hơn.
Nắm bắt sự thay đổi về xu hướng mua hàng, các đơn vị sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Quảng Ninh đã chủ động đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh thương mại điện tử, các kênh bán hàng online trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
![]() |
Phiên livestream quảng bá và bán hàng OCOP Quảng Ninh tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh Thu Đông 2024 (Ảnh: Nguyễn Trang). |
Việc bán hàng qua các kênh thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Quảng Ninh được các ngành chức năng địa phương và Bộ Công Thương hỗ trợ kịp thời.
Trong đó, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử (TMĐT) và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức nhiều hội nghị, chương trình tập huấn TMĐT xuyên biên giới.
Bên cạnh đó, các ngành chức năng còn kết nối với 13 ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tổ chức hội nghị kết nối, hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tham gia hoạt động TMĐT gắn với các hình thức bán hàng trực tuyến.
Ngoài ra, ngành Công Thương đã triển khai các chương trình, tuần lễ xúc tiến, bán sản phẩm OCOP gắn với hoạt động livestream giới thiệu, quảng bá sản phẩm…
Số liệu thống kê được Cổng thông tin điện tử Quảng Ninh cho thấy, Quảng Ninh là tỉnh xếp hạng 11 trong tổng số 58 tỉnh, thành phố được khảo sát về chỉ số TMĐT. Doanh số TMĐT nội địa ước chiếm 12% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ dân số Quảng Ninh tham gia mua sắm trực tuyến đạt trên 40%.
Trong bối cảnh thị trường tiêu dùng nhiều khó khăn, sức mua của người tiêu dùng còn hạn chế thì các kênh TMĐT là giải pháp hiệu quả để kích cầu tiêu thụ hàng hoá dịp Tết.
Tin mới cập nhật

Sầu riêng tiếp tục rớt giá, thương lái 'ngưng mua'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Hà Nội: Tạm giữ hơn 14.000 đôi tất giả nhãn hiệu nổi tiếng

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Thị trường công tắc, ổ cắm cao cấp sôi động với cuộc đua thiết kế và công nghệ

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Mơ vàng đầu vụ: 'Vàng non' giá cao vẫn 'cháy hàng'

Hoa loa kèn giá cao vẫn 'cháy' hàng

Mận hậu đầu mùa: Giá ‘chát’ vẫn được chị em ‘săn đón’

Dâu tằm đổ bộ chợ Việt, tiểu thương 'chốt đơn' mỏi tay
Tin khác

Lạng Sơn: Quản lý thị trường tiêu hủy 1,3 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Quýt sim: Đặc sản vùng cao xuống phố, giá rẻ bất ngờ

Vì sao thực phẩm đóng hộp có thể nhiễm botulinum?

Bánh trôi bánh chay độc đáo, chị em 'săn' lễ Tết Hàn thực

Hội chị em ‘săn lùng’ trái nhót đầu mùa

Giá thịt heo ‘neo cao’, người tiêu dùng ‘thắt lưng buộc bụng’

Lý do trà sữa, đồ ăn Trung Quốc 'phủ sóng' tại Việt Nam

Top thương hiệu xe máy điện 'chiếm sóng' thị trường 2025

Vắng người mua, đồ chơi Baby Three ‘ế ẩm’

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đang tăng trở lại
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây
