Petrovietnam quyết tâm hoàn thành mục tiêu các dự án điện

Thành công lĩnh vực điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trong những năm qua có sự nỗ lực của cán bộ nhân viên, lãnh đạo, ban chuyên môn Tập đoàn.
Petrovietnam tăng cường các giải pháp công nghệ thúc đẩy chuyển dịch năng lượng Người lao động đã kiến tạo những giá trị từ văn hóa Petrovietnam

Thành công của lĩnh vực điện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) trong những năm qua có sự nỗ lực của đội ngũ CBNV Cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, của lãnh đạo và các ban chuyên môn Tập đoàn, trong đó có các thế hệ cán bộ, nhân viên Ban Điện và Năng lượng tái tạo (Đ&NLTT) đã cùng ăn, ngủ, sống với các dự án, cùng các nhà máy điện.

Lĩnh vực điện là một trong 5 lĩnh vực cốt lõi của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Trải qua gần 20 năm xây dựng và hình thành lĩnh vực Điện, từ con số "0" ban đầu nay đã hình thành chuỗi các loại hình phát điện hiện nay như: nhiệt điện khí; thủy điện; nhiệt điện than và tương lai sẽ là các mô hình năng lượng điện mới như năng lượng tái tạo (NLTT) và điện gió ngoài khơi (ĐGNK).

Hiện nay, tổng công suất các nhà máy điện của Tập đoàn và các đơn vị thành thành viên đạt 6.600MW, chiếm khoảng 8,5% công suất toàn hệ thống, hằng năm phát hàng chục tỉ kWh lên lưới điện và góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Có thể nói, để có được thành quả như hôm nay phải kể đến nỗ lực của đội ngũ CBNV Cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, của lãnh đạo và các ban chuyên môn Tập đoàn, trong đó có các thế hệ cán bộ, nhân viên Ban Đ&NLTT đã cùng ăn, ngủ, sống với các dự án, cùng các nhà máy điện trong thời gian qua.

Một đội ngũ - Một mục tiêu, Petrovietnam quyết tâm hoàn thành sớm nhất các dự án điện
Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1

Nhìn lại quá trình phát triển đầy gian khổ những cũng đầy tự hào có thể thấy một số điển hình các Dự án điện đã triển khai đã thể hiện được khát vọng vượt khó đi lên của những người lao động Dầu khí.

Điển hình thứ nhất chínhlàDự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1. Dự án được đặt tại thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là một trong các dự án trọng điểm theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến 2030, Petrovietnam được giao làm Chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 43.043 tỷ đồng, tương đương gần 2 tỷ USD.

Dự án có công suất 1.200 MW với quy mô tổng diện tích là 115,2ha, sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới hiện nay với Lò than phun đốt trực tiếp, thông số siêu tới hạn và các chỉ tiêu cao về hiệu suất, độ ổn định, an toàn, đáp ứng tốt các điều kiện phát thải theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; thân thiện, bảo vệ môi trường do áp dụng các công nghệ giảm phát thải NOx, lọc bụi, khử SOx, xử lý nước thải hiện đại.

Trước các biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt dự án được thi công xây dựng trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đã gây ảnh hưởng đến công tác triển khai Dự án. Có những thời điểm, do dịch bệnh không điều động được chuyên gia nên một số nhà thầu nước ngoài đã tạm ngừng cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ cuối năm 2020 đến tháng 12/2021, ngay cả việc cung ứng vật tư thiết bị, nhân lực trong nước thi công trên công trường cũng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn cao điểm thực hiện giãn cách xã hội.

Trên tinh thần chủ động, chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp ứng phó với Covid -19, Petrovietnam đã bình tĩnh chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp, vừa nghiêm ngặt “nhiều vòng - nhiều lớp” để kiểm soát rủi ro, vừa thường xuyên đánh giá các biến động để kịp thời cập nhật, linh hoạt, phù hợp tình hình dịch bệnh từng giai đoạn. Cùng với đó, Tập đoàn cũng đã triển khai chiến dịch tiêm chủng sớm, kết hợp với tập trung nguồn lực, tạo điều kiện hỗ trợ tối đa về nhân lực và trang thiết bị cho dự án và hệ thống y tế phòng chống dịch bệnh trên công trường Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1, đảm bảo phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh, duy trì thông suốt công tác triển khai dự án.

Với những giải pháp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, phù hợp, với nhiệt huyết của Người dầu khí và sự nỗ lực phấn đấu, ngày đêm lao động quên mình của đội ngũ CBCNV Ban Quản lý Dự án, Nhà thầu, dự án đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ với: hơn 2,28 triệu m3 đất, cát được đào, đắp; hơn 211.000 m3 bê tông được thi công; hơn 54.00 tấn thép kết cấu và hơn 77.000 tấn thiết bị được lắp đặt. Dự án đã hoàn thành với chi phí dự kiến gần 42.000 tỷ đồng tiết kiệm dự kiến khoảng 500 tỷ đồng so với TMĐT đã được phê duyệt. Mốc tiến độ hoàn thành công tác xây dựng, lắp đặt, thử nghiệm và kết thúc chạy tin cậy Đối với Tổ máy 1: vào ngày 16/10/2021; Đối với Tổ máy 2: vào ngày 27/01/2022.

Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đánh giá rất cao trong mỗi đợt kiểm tra. Và đặc biệt là kết quả đo đạc thực tế các thông số đảm bảo về công suất phát điện, suất hao nhiệt tinh, điện tự dùng, hiệu suất, nồng độ NOx, SOx đều đã đạt và tốt hơn so với yêu cầu của hợp đồng EPC đã ký, đây là những bằng chứng thuyết phục nhất để khẳng định chất lượng của công trình.

Lãnh đạo Tập đoàn, Ban QLDA chứng kiến Tổ máy số 2 NMNĐ Thái Bình 2 thành công đốt lửa lần đầu
Lãnh đạo Tập đoàn, Ban QLDA chứng kiến Tổ máy số 2 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 thành công đốt lửa lần đầu

Điển hình thứ hai là Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, được đặt tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trên diện tích 131,74 ha, là dự án trọng điểm theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011–2020 có xét đến 2030 được Chính phủ giao cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm Chủ đầu tư. Với tổng mức đầu tư 41.799 tỷ đồng, công suất 1.200 MW, Nhà máy được thiết kế sử dụng công nghệ lò than phun đốt trực tiếp, tuần hoàn tự nhiên với thông số cận tới hạn và các chỉ tiêu cao về hiệu suất, độ ổn định, an toàn, các điều kiện phát thải theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; thân thiện, bảo vệ môi trường với các công nghệ lọc bụi, giảm phát thải NOx, khử SOx, xử lý nước thải hiện đại. Dự án do Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam là Tổng thầu EPC; Liên danh nhà thầu Sojitz (Nhật Bản) - Dealim (Hàn Quốc) là Nhà thầu cung cấp thiết bị chính, được khởi công xây dựng từ ngày 01/3/2011.

Do nhiều nguyên nhân, việc triển khai Dự án bị chậm, kéo dài nhiều năm, đặc biệt, có thời điểm bị “đóng băng” do vướng mắc liên quan đến pháp lý và nguồn vốn. Những khó khăn chồng chất, như máy móc thiết bị đã lắp đặt quá lâu có thể bị hư hỏng; ngân sách của dự án được lập nhiều năm trước, biến động giá cũng như phải bảo dưỡng thay thế các hạng mục dẫn đến rất khó kiểm soát, nguy cơ thiếu hụt lớn; năng lực của nhà thầu chính PETROCons qua nhiều sự cố là rất hạn chế, thua lỗ lớn; niềm tin của các đối tác, nhà thầu và người dân địa phương đối với dự án rất thấp, tâm lý của người lao động sau các sự cố pháp lý rất lo lắng, nhiều nhân sự chủ chốt, có năng lực đã dời khỏi dự án…

Trước bối cảnh khó khăn đặc biệt nêu trên, với ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án, các cấp Lãnh đạo Trung ương, Chính phủ, Lãnh đạo các Ban/Bộ/Ngành, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước và tỉnh Thái Bình đã quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt với tinh thần khắc phục khó khăn để khôi phục dự án. Đặc biệt, từ tháng 7/2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo trực tiếp, quyết liệt, sát sao, đồng thời thường xuyên động viên, chia sẻ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc với mục tiêu “hồi sinh” Dự án, sớm đưa vào vận hành, tránh lãng phí nguồn lực, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình nói riêng và khu vực Bắc Bộ nói chung.

Quán triệt tinh thần chỉ đạo đó, Tập đoàn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quan trọng, đặc thù, đột phá, tập trung vào 5 nhóm lớn. (1) Trước hết là công tác quản trị dự án và tổ chức nhân sự, xác định rõ mục tiêu, kế hoạch khôi phục dự án, thống nhất tất cả các lực lượng tham gia dự án với tinh thần “Một đội ngũ, một mục tiêu”, lựa chọn, điều động/bổ nhiệm cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, bản lĩnh giữ vai trò Lãnh đạo Ban QLDA và Tổng thầu, giao trách nhiệm rõ ràng, phân cấp triệt để cho người đứng đầu Ban QLDA và Tổng thầu; kiện toàn hệ thống quản lý, kiểm soát an toàn, chất lượng toàn diện; rà soát, thống nhất, điều chỉnh các quan hệ pháp lý và tổ hợp các hạng mục tối ưu, chặt chẽ hiệu quả theo quy định.

Về kỹ thuật đã rà soát đánh giá kỹ lưỡng tình trạng máy móc, thiết bị có phương án bảo dưỡng, mua sắm và xử lý đồng bộ; trên cơ sở đó lập lại đường găng tiến độ làm cơ sở theo dõi, quản lý, giám sát từng mốc quan trọng của dự án. Về chi phí đã triển khai rà soát chặt chẽ, tối ưu, xây dựng phương án kiểm soát bảo đảm cân đối đủ nguồn, dòng tiền trên cơ sở không vượt TMĐT.

Về nguồn lực hỗ trợ, Tập đoàn đã huy động các chuyên gia có tay nghề, trình độ cao trong ngành hỗ trợ về bảo trì, bảo dưỡng, chạy thử; hỗ trợ kịp thời vật tư dự phòng từ các đơn vị; huy động nguồn tài chính từ phúc lợi của Tập đoàn để động viên, khen thưởng, tổ chức phát động thi đua về đích các mốc quan trọng của dự án để tạo không khí phấn khởi, tin tưởng cho người lao động và các nhà thầu trên công trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Quốc hội, các Bộ, ngành, tỉnh Thái Bình, Petrovietnam cắt băng khánh thành NMNĐ Thái Bình 2
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Quốc hội, các Bộ, ngành, tỉnh Thái Bình, Petrovietnam cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2

Với phương châm “một đội ngũ, một mục tiêu” cùng những giải pháp đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, phù hợp, được tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ; với nhiệt huyết của Người dầu khí và sự nỗ lực phấn đấu, ngày đêm lao động quên mình của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân Ban Quản lý Dự án, các đơn vị trong Tập đoàn, các Nhà thầu, dự án đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, pháp lý, tâm lý, dịch bệnh Covid-19, thậm trí cả sự nghi ngờ trong ngoài, hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ với chi phí không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt.

Tổ máy 1 đã hoàn thành công tác chạy thử, nghiệm thu vào ngày 05/02/2023; Tổ máy 2 đã hoàn thành công tác chạy thử, nghiệm thu vào ngày 14/4/2023. Và ngày 27/4/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chính thức phát lệnh khánh thành nhà máy, chính thức đánh dấu sự thành công của quá trình "hồi sinh" dự án.

Trong giai đoạn chạy thử nghiệm thu, các tổ máy đã phát điện lên lưới điện quốc gia hơn 1 tỷ kWh, dự kiến thu về khoảng hơn 1.000 tỷ VNĐ. Ngày 10/5/2023, Nhà máy đã được EVN có văn bản đề nghị huy động phát điện thương mại.

Dự án cũng đã được Hội đồng kiểm tra Nhà nước đánh giá rất cao trong mỗi đợt kiểm tra. Kết quả đo đạc thực tế các thông số đảm bảo về công suất phát điện, suất hao nhiệt tinh, điện tự dùng, hiệu suất, nồng độ NOx, SOx đều đã đạt và tốt hơn so với yêu cầu của hợp đồng EPC đã ký, đây là những bằng chứng thuyết phục nhất để khẳng định chất lượng của công trình.

Có thể nói Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Thái Bình 2 hoàn thành đi vào hoạt động đã đáp ứng mục tiêu, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước về bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển kinh tế xã hội; nâng tổng công suất các nhà máy điện vận hành của Petrovietnam , tiếp tục khẳng định vai trò và vị thế của PVN là nhà sản xuất điện lớn thứ 2 tại Việt Nam. đồng thời, qua đó đã giúp cho Tập đoàn tích lũy thêm bài học kinh nghiệm, củng cố năng lực, thực hiện thành công các dự án khó khăn, phức tạp hơn, góp phần xây dựng và phát triển Tập đoàn đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vững mạnh hơn.

Tiếp nối thành công và các kinh nghiệm xử lý trong quá trình đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện than Sông Hậu 1, Thái Bình 2, đội ngũ CBNV Cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và CBCNV Ban Đ&NLTT tiếp tục phát huy tinh thần, đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khác, như Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1, sớm vận hành, phát huy tối đa tiềm năng của Ngành Dầu khí, góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Doãn Ngọc Khoa
congthuong.vn

Tin mới cập nhật

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

MM Mega Market Việt Nam tổ chức sự kiện Masterclass cho nhóm khách hàng B2B

MM Mega Market Việt Nam kết hợp với các đối tác lớn tổ chức sự kiện Masterclass nhằm tư vấn giải pháp dành riêng cho nhóm khách hàng B2B chuyên nghiệp.
Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Công nghệ - Nguồn lực - Hiểu thị trường: 3 yếu tố để mỹ phẩm Việt không thua trên sân nhà

Sau gần 10 năm thành lập và phát triển Thái Hương đã có đủ công nghệ, nguồn lực và rất hiểu thị trường…đây là yếu tố chính giúp đế chế này chiếm lĩnh thị trường
Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng

Việc kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ góp phần quan trọng tạo lập, duy trì, thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng.
Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là

Công ty Thanh Thảo Hoà Bình: Vốn nhỏ nhưng là 'tay' thầu to tại huyện Đà Bắc

Nhiều gói thầu Công ty Thanh Thảo Hoà Bình trúng thầu tại huyện Đà Bắc với tư cách là nhà thầu duy nhất nộp hồ sơ dự thầu, số tiền trúng thầu sát giá.
Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho

Chủ Regal Residence Luxury cuối năm 2023: Tồn kho 'chất đống', thanh khoản thấp

Tính đến thời điểm cuối năm 2023, giá trị hàng tồn kho của Regal Group, chủ đầu tư dự án Regal Residence Luxury cao đến mức công ty thanh khoản thấp.
Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Y Dược Sâm Ngọc Linh: Kỳ vọng doanh thu 2026 ngàn tỷ, năm 2023 mới 4,7 tỷ đồng

Tự đặt cho mình sứ mệnh trở thành 'hàng đầu' trong lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng Y Dược Sâm Ngọc Linh hé lộ doanh thu năm 2023 chỉ hơn 4 tỷ đồng.
Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk

Tỷ lệ tiết kiệm trong gói thầu tại Việt Đức 21,7%: BaViMilk 'hy sinh' lãi hay chất lượng?

BaViMilk đã tham gia một gói thầu tại Bệnh viện Việt Đức với tỷ lệ tiết kiệm rất lớn, lên đến 21,7%.
“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

“Cuộc chiến” thương hiệu Ba Vì trong ngành sữa: BaViMilk bất ngờ doanh thu khủng, thuế thấp

Nắm thương hiệu sữa Ba Vì, BaViMilk gây bất ngờ khi doanh thu khủng lên đến hàng trăm tỷ đồng năm 2023 nhưng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp rất khiêm tốn.
Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Bất ngờ về chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng

Dù sở hữu tổng tài sản gần 1.400 tỷ nhưng Filmore, chủ đầu tư dự án hạng sang Filmore Đà Nẵng cuối năm 2023 chỉ có 1,5 tỷ. Tài sản liên quan dự án đã bị cầm cố.
KMS Technology được vinh danh

KMS Technology được vinh danh 'Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024'

KMS Technology được vinh danh “Top 10 Doanh nghiệp Công nghệ số xuất sắc Việt Nam 2024” do VINASA tổ chức sau khi vượt qua 81 đề cử từ 56 doanh nghiệp.

Tin khác

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam

Hành trình thua lỗ của đường sắt Việt Nam

Khoản lãi hiếm hoi trong năm 2023 chưa đủ sức giúp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xóa lỗ lũy kế hơn 2.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2023.
Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Doanh nghiệp thủy sản miền Bắc khôi phục thiệt hại nặng nề sau bão

Cơn bão số 3 (Yagi) đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho miền Bắc, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản.
Gánh khối nợ khổng lồ, xăng dầu Giang Nam cầm cố loạt xe sang biển “lộc phát”

Gánh khối nợ khổng lồ, xăng dầu Giang Nam cầm cố loạt xe sang biển “lộc phát”

Để có thể vay vốn tại ngân hàng, xăng dầu Giang Nam đã cầm cố loạt xe sang Land Rover và Land Cruiser. Đáng chú ý, tài sản đảm bảo này đều có biển “lộc phát".
Stavian Hóa Chất của đại gia Đinh Đức Thắng: Khối nợ khổng lồ tăng tốc

Stavian Hóa Chất của đại gia Đinh Đức Thắng: Khối nợ khổng lồ tăng tốc

Stavian Hóa Chất của đại gia Đinh Đức Thắng đã chứng kiến khối nợ khổng lồ tăng tốc suốt nhiều năm qua.
Mạng lưới đại gia

Mạng lưới đại gia 'họ Phạm' thâu tóm thị trường địa ốc Quảng Bình

Thành công của Tập đoàn Vĩnh Hưng, Công ty Duy Thịnh mang đậm dấu ấn nhóm đại gia Phạm Văn Tiến, Phạm Thành Trung, Phạm Việt Phương... ở Quảng Bình.
Nhận chứng chỉ tiêu chuẩn Úc và đảm bảo việc làm tại Úc với chương trình đào tạo của AMS

Nhận chứng chỉ tiêu chuẩn Úc và đảm bảo việc làm tại Úc với chương trình đào tạo của AMS

Hiện nhân công trong ngành pha lóc thịt có thể lấy chứng chỉ kỹ năng nghề tại Trường Australian Meat School ở Việt Nam để được sang Úc làm việc ngay.
Những điều ít biết về nữ

Những điều ít biết về nữ ''đại gia'' Nguyễn Thị Như Loan và ''sức khỏe'' tài chính của Quốc Cường Gia Lai

Kể từ khi lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, bà Nguyễn Thị Như Loan và Quốc Cường Gia Lai đã “thăng hạng” nhanh chóng. Sự nghiệp nữ đại gia này có gì đặc biệt?
Startup công nghệ VinBrain kỷ niệm 5 năm thành lập với nhiều thành tựu nổi bật

Startup công nghệ VinBrain kỷ niệm 5 năm thành lập với nhiều thành tựu nổi bật

Công ty Cổ phần VinBrain, startup công nghệ được đầu tư bởi Vingroup vừa chính thức bước qua năm thứ 5 hình thành và phát triển với nhiều thành tựu nổi bật.
Thương hiệu Việt chủ động tìm kiếm thị trường, mở đường xuất khẩu ra thế giới

Thương hiệu Việt chủ động tìm kiếm thị trường, mở đường xuất khẩu ra thế giới

Là một thương hiệu Việt được thành lập gần đây trong ngành sản xuất thực phẩm sạch và bền vững, Bông Lúa luôn chủ động tìm đường mở rộng thị phần cho sản phẩm.
Bộ Công Thương triển khai quán triệt nghị quyết về phát triển đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới

Bộ Công Thương triển khai quán triệt nghị quyết về phát triển đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới

Những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân gắn với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Infographic | Brazil là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt 6,58 tỷ USD.
Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Quy định EUDR là cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt

Việc tuân thủ Quy định EUDR giúp cà phê Việt Nam thêm cơ hội được người tiêu dùng quốc tế tin tưởng hơn về chất lượng và tính bền vững.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Phiên bản di động