Ngành hàng lúa gạo cần thêm trợ lực để chuyển từ "lượng" sang "chất"

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất lúa gạo gắn với tăng trưởng xanh.
Tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo: Nâng hiệu quả và khả năng cạnh tranh Ngành hàng lúa gạo khởi sắc
Ngành hàng lúa gạo cần thêm trợ lực để chuyển từ "lượng" sang "chất" | Thị trường | Vietnam+ (VietnamPlus)
Bốc xếp, vận chuyển gạo xuất khẩu tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn gạo Vinh Phát ở thành phố Long Xuyên (An Giang). (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Xuất khẩu gạo 6 tháng cuối năm được đánh giá là còn nhiều triển vọng tích cực.

Thực hiện Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đến năm 2030 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 610/CĐ-TTg ngày 03/7/2023 về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo, ngành nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp, hiệp hội đều xác định phải lấy nhu cầu, thị hiếu của thị trường để định hướng cho sản xuất và xuất khẩu.

Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội từ thị trường thì ngành hàng lúa gạo cần có thêm nhiều trợ lực để tiếp tục chuyển đổi từ "lượng" sang "chất."

Còn nhiều lực cản

Sản lượng gạo hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, các vùng khác chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa.

Theo Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng khối lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu tại các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2023 ước đạt khoảng 6,6 triệu tấn. Trong số đó nhóm gạo chất lượng cao đạt 3 triệu tấn; nhóm gạo thơm, đặc sản đạt 2,1 triệu tấn; nhóm gạo chất lượng trung bình đạt 0,9 triệu tấn; nhóm nếp đạt 0,6 triệu tấn.

Cân đối lượng gạo hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu năm 2023 cho thấy tổng khối lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu tại các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long năm 2023 ước đạt khoảng 6,6 triệu tấn. Trong số đó, tổng lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu sáu tháng đầu năm ước 4,1 triệu tấn và khoảng 2,5 triệu tấn cho sáu tháng cuối năm.

Trong khi đó, khối lượng gạo xuất khẩu sáu tháng đầu năm 2023 ước đạt 4,27 triệu tấn với 2,3 tỷ USD, tăng 22,2% về khối lượng và tăng 34,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá gạo xuất khẩu bình quân sáu tháng đầu năm 2023 ước đạt 539 USD/tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Hiện xuất khẩu gạo đang thuận lợi, đặc biệt cuối năm bởi các thị trường lớn vẫn mua mạnh như Trung Quốc, Philippines, Malaysia… Điển hình vài ngày tới, Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn và dự kiến sẽ liên tục mở thầu. Điều này sẽ làm cho giá gạo các nước tiếp tục tăng.

Như vậy, có thể thấy, dư địa để tăng sản lượng xuất khẩu gạo không có nhiều. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác thì việc đẩy mạnh nâng cao chuỗi giá trị gạo, tăng chế biến để đa giá trị từ gạo là đòi hỏi tất yếu để nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Theo đại diện Tập đoàn Lộc Trời, để hạt gạo Việt Nam có giá trị cao hơn, ngoài phần giống, canh tác thì còn khâu chế biến và thị trường xuất khẩu. Khâu chế biến, thị trường mới đạt 30% nên dư địa còn 70% cho gia tăng giá trị. Gạo Việt Nam còn mất nhiều giá trị tăng thêm.

Các nước có nhu cầu cao về chế biến sâu, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không đủ vốn để đầu tư. Bên cạnh đó, phần truy xuất nguồn gốc còn chưa làm được nên giá gạo chưa cao.

Hay trong xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt, gạo Lộc Trời có thương hiệu bán lẻ tại thị trường EU có giá lên tới 4.000 USD/tấn, trong khi gạo bình thường xuất khẩu chỉ khoảng 800-900 USD/tấn. Phần chênh lệch trên chưa tận dụng được do thiếu vốn để sản xuất và lưu kho, hoặc lưu kho chất lượng cao.

Bên cạnh đó, ngành hàng lúa gạo còn thiếu thông tin về thị trường. Điển hình vừa qua doanh nghiệp có nhận được thông tin từ Thương vụ tại Italia và Pháp, từ đây đã giúp doanh nghiệp có thể tăng xuất khẩu gấp ba lần so với năm trước và giá trung bình từ 800-900 USD/tấn. Do đó, khi có thông tin thì sẽ giúp Việt Nam tận dụng được các cơ hội, đại diện Tập đoàn Lộc Trời còn cho biết.

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tân Long, cho rằng để tăng chất lượng gạo không có gì khó khăn, nhưng khâu bảo quản sau thu hoạch còn nhiều vấn đề, thất thoát sau thu hoạch cao 10-30% (tùy thời tiết mỗi vụ). Nếu thu hoạch bị mưa, không sấy kịp thời thì sẽ giảm chất lượng, đồng nghĩa với giảm giá trị. Bảo quản sau thu hoạch là bài toán vô cùng quan trọng cùng bài toán giảm thất thoát sau thu hoạch.

Ngành hàng lúa gạo cần thêm trợ lực để chuyển từ "lượng" sang "chất"
Hiện nay Đồng bằng Sông Cửu Long còn gặp vấn đề "vô cùng nhức nhối" về logistic. (Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN)

Theo ông Trương Sỹ Bá, hiện nay Đồng bằng Sông Cửu Long còn gặp vấn đề "vô cùng nhức nhối" về logistic. Khi vào vụ vừa thiếu về máy sấy, vừa thiếu phương tiện vận chuyển về nơi sấy, không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu. Nghiên cứu chỉ ra chậm nhất sau từ 5-7 giờ sản phẩm phải được sấy, chất lượng gạo sẽ đạt tốt.

Nhưng khi vào vụ, do vận chuyển kém phải kéo dài thời gian, sản phẩm thậm chí nhiều lúc sau 24 giờ thu hoạch mới được sấy. Khi đó lúa mới được đưa vào sấy thì rất khó đảm bảo chất lượng tốt. Logistic là vấn đề quan trọng để giảm tổn thất sau thu hoạch.

Không chỉ vậy, hiện các doanh nghiệp trong ngành hàng lúa gạo còn gặp khó do yếu về vốn. Như đại diện Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ, vụ Đông Xuân vừa qua, tập đoàn đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng nhưng chỉ mua được 6.000 tỷ đồng do không đủ vốn; riêng lãi suất ngân hàng phải trả đã lên tới 300 tỷ đồng. Muốn được vay vốn doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp, nhưng doanh nghiệp lúa gạo có vốn, tài sản rất nhỏ.

Với tình hình hiện nay, Tập đoàn Lộc Trời cần 1 tỷ USD thì mới đảm bảo nguồn vốn tiêu thụ hàng hóa. Hay để có thể đầu tư vào chế biến sâu, doanh nghiệp cần khoảng 400 triệu USD và sản xuất sẽ tuần hoàn, tận dụng hết các phụ phẩm.

Cùng với đó, sản phẩm gạo Việt cần có thương hiệu. Như tại EU, gạo Lộc Trời có thương hiệu bán lẻ lên tới 4.000 USD/tấn, trong khi bình thường xuất khẩu sang EU chỉ khoảng 800-900 USD/tấn. Phần chênh lệch trên chưa tận dụng được do thiếu vốn để sản xuất và lưu kho, hoặc lưu kho chất lượng cao.

Sản xuất xanh gắn với thị trường

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đẩy nhanh việc xây dựng Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long." Theo ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Việt Nam sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất lúa gạo gắn với tăng trưởng xanh.

Ngành nông nghiệp sẽ quyết liệt chỉ đạo sản xuất theo đề án từ vụ Đông Xuân 2022-2023, dựa trên nền tảng sản xuất lúa gạo bền vững theo Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp Bền vững tại Việt Nam (VnSAT) đã thực hiện ở tám tỉnh thành Đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó, hiện nay Ngân hàng Thế giới (WB) cũng sẵn sàng cho vay để đáp ứng về hạ tầng, kỹ thuật canh tác.

Với đề án, bà Bùi Thị Thanh Tâm, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cho biết đây là vấn đề nên làm và xu hướng phải làm. Thời gian vừa qua, việc mong muốn phát triển cánh đồng mẫu lớn nhưng thành công chưa như mong đợi. Để triển khai được đề án phải có sự gắn kết giữa người dân và doanh nghiệp.

"Doanh nghiệp mua nhưng phải bán được, cạnh tranh được. Do đó chất lượng rất quan trọng. Chúng ta phải phát triển chất lượng, thương hiệu, không chỉ chờ các nước có nhu cầu mới làm," bà Tâm cho hay.

Ông Trương Sỹ Bá cũng đánh giá mục tiêu của đề án là nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo Việt Nam. Cạnh tranh là sự khác biệt để giành thị phần trên thị trường quốc tế.

Lúa gạo Việt Nam cần cạnh tranh về năng suất lao động và chi phí sản xuất. "Đề án vô cùng quan trọng, sẽ cải thiện năng suất, chất lượng với giá thành cạnh tranh nhất," ông Trương Sỹ Bá nói.

Ngành hàng lúa gạo cần thêm trợ lực để chuyển từ "lượng" sang "chất"
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đẩy nhanh việc xây dựng Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long." (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)

Tuy nhiên, ông Trương Sỹ Bá cũng đánh giá, hiện đề án vẫn ở mặt lý luận nhiều hơn, chưa có hành động cụ thể. Đề án cần chỉ rõ từng vùng nguyên liệu sẽ có sự đầu tư như thế nào, cần có kế hoạch hành động cụ thể gắn với sự đầu tư về hạ tầng, logistic.

Về đầu tư hạ tầng, điển hình như đầu tư sấy cần nằm ở vùng nguyên liệu để đảm bảo sản phẩm về lò sấy chỉ trong 3 giờ. Logistic cần được đầu tư bài bản, trong liên kết doanh nghiệp cần tiên phong đầu tư đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu của mình, còn lại có thể ngoài xã hội.

Về nguồn vốn, theo bà Bùi Thị Thanh Tâm, thời gian vừa qua các ngân hàng cũng hỗ trợ doanh nghiệp lúa gạo rất nhiều nhưng thương nhân xuất khẩu gạo với tài sản ít nên nếu vay phải thể chấp thì rất khó khăn.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam đề nghị tăng cường nguồn vốn vay ngắn hạn khi vào chính vụ, đồng thời hướng dẫn các thương nhân tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, hiệu quả hơn nhằm hỗ trợ thương nhân thu mua kịp thời để phục vụ sản xuất.

“Các ngân hàng cũng cần tăng cường cho vay không có tài sản đảm bảo, chính sách này có thể áp dụng trong thời điểm thu hoạch cao điểm và dựa trên trên lịch sử kinh doanh từng doanh nghiệp để có chương trình cho vay phù hợp với từng nhóm đối tượng,” bà Bùi Thị Thanh Tâm cho hay.

Bên cạnh dòng vốn hiện đang chủ yếu ngắn hạn để thu mua, ông Trương Sỹ Bá cho rằng sự đầu tư nguồn vốn cho chuỗi sản xuất lúa gạo chưa có nhiều. Đầu tư cho sản xuất lúa gạo, đặc biệt với đề án cần theo chuỗi, từ giống, vật tư, sản xuất, sấy, say xát, chế biến… cả chuỗi doanh nghiệp sẽ là đầu tàu cùng hợp tác xã làm việc này. Do đó, doanh nghiệp cần có lãi suất tốt hơn cho trung, dài hạn./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Hồ tiêu Việt bứt phá tại thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam hiện là quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ và có sự bứt phá trong giai đoạn vừa qua.
Nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc tăng đột biến

Nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc tăng đột biến

10 tháng năm 2024, nhập khẩu sắt thép các loại từ thị trường Trung Quốc gia tăng đột biến đạt 10,16 triệu tấn, tăng 58,9% và tăng 43,2% so với cùng kỳ.
Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Infographic | Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á

Malaysia hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Nam Á, hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 chiều đạt gần 12 tỷ USD.
Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Điểm tên những thị trường nhập khẩu nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng của Việt Nam

Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng lớn nhất là những nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…
10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam thu về hơn 821 triệu USD

10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

Nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng mạnh

10 tháng, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 88,25 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 16,9 tỷ USD).
Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,17 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến 15/11, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 234.824 tấn hồ tiêu, kim ngạch thu về 1,17 tỷ USD.
10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng về lượng và kim ngạch

10 tháng năm 2024, xuất khẩu ớt đã mang về cho nước ta hơn 23 triệu USD với sản lượng đạt 9.709 tấn, tăng 6,5% về lượng và tăng mạnh 32,1% về kim ngạch.

Tin khác

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Xuất khẩu chè: Tư duy sản xuất cần gắn với nhu cầu thị trường

Dù xuất khẩu chè tăng trưởng 2 con số, tuy nhiên, người làm chè mới tập trung vào sản xuất khiến giá chè xuất khẩu còn thấp.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Giá hồ tiêu tăng cao, triển vọng xuất khẩu khả quan

Nguồn cung hạn chế giúp cho giá hồ tiêu vẫn đang cao hơn khoảng hơn 70% so với đầu năm, dự báo xuất khẩu vào cuối năm sẽ thêm nhiều cơ hội.
Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Tình hình xuất khẩu tỉnh Lâm Đồng năm 2024: Mặc dù tăng trưởng nhưng còn thách thức

Các thị trường xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng năm 2024 cơ bản có sự phục hồi tốt, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 985,77 triệu đô la Mỹ, tăng 6,11% so với cùng kỳ.
Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Sản lượng hồ tiêu giảm: Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó thu mua nguyên liệu

Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao, trong khi các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu mua.
9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng, xuất khẩu giày dép của Việt Nam thu về hơn 16,5 tỷ USD

9 tháng năm 2024, xuất khẩu giày dép của Việt Nam đã thu về hơn 16,5 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Nguồn cung trong nước hạn hẹp, Việt Nam tăng cường nhập khẩu hồ tiêu

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tháng 10/2024, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu, tăng đáng kể so với tháng trước.
EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam

Trong số 3 nhà mua lớn nhất cà phê Việt, EU chiếm khoảng 38% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam.
Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 10 tháng năm 2024 đạt gần 2,1 triệu tấn

10 tháng, tổng khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt gần 2,1 triệu tấn với kim ngạch 948,7 triệu USD, giảm về khối lượng và kim ngạch so cùng kỳ.
Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia đạt gần 7 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Malaysia vào Việt Nam 9 tháng năm 2024 đạt trên 6,82 tỷ USD, tăng 21,11% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Nhu cầu thị trường tăng: Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc

Theo dự báo, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi vào đầu năm 2025, nhờ nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc.
Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Liên tục biến động thất thường, giá hồ tiêu ra sao?

Từ đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước biến động liên tục. Đồng USD cao và nhu cầu yếu tiếp tục làm giảm giá hồ tiêu trên toàn cầu.
Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Quảng Nam: Độc đáo núi đá đĩa bên đường Hồ Chí Minh

Khi thi công con đường vào thuỷ điện Nước Chè (xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, Quảng Nam), một núi đá đĩa ẩn trong đất phát lộ.
Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Đà tăng của giá hồ tiêu vẫn còn nhiều cơ hội?

Theo dự báo vụ thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam có thể bị trễ một tháng, dẫn đến nguồn cung bị chậm lại, tạo cơ hội cho giá hồ tiêu tiếp tục tăng.
Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Nhận định chứng khoán 25/11: Cần nắm giữ các cổ phiếu đang cho lợi nhuận tốt

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư cần nắm giữ các cổ phiếu đang đem lại lợi nhuận tốt như bán lẻ, phân đạm-hóa chất, công nghệ-viễn thông,...
Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Nộp thuế theo phương pháp khoán năm 2025 cần những thủ tục nào?

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn mới về thủ tục nộp thuế đối với hộ kinh doanh theo phương pháp khoán trên địa bàn thành phố trong năm 2025.
Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Nhận định chứng khoán 26/11: Thị trường phân hoá tích cực

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng VN-Index sẽ vẫn nối dài nhịp phục hồi và tiến lên mức 1.240-1.250 điểm trong các phiên tới.
Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế đẩy mạnh quản lý tem điện tử

Tổng cục Thuế vừa có công văn 285/TCT-TVQT yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh quản lý tem điện tử trên ứng dụng tem điện tử.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Cân nhắc giữa lợi ích và tác động

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt biệt đối với nước giải khát có đường vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều từ Bộ, ngành, chuyên gia và doanh nghiệp.
Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ giảm tạo áp lực lên giá hồ tiêu?

Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu tại các thị trường lớn đang có dấu hiệu chững lại do các nhà đầu tư đang chuyển hướng vào cà phê.
Phiên bản di động