Lạng Sơn: Sản xuất công nghiệp vượt khó, tiếp tục ổn định
Lạng Sơn phấn đấu đạt chỉ tiêu công nghiệp 6 tháng đầu năm Sản xuất công nghiệp Lạng Sơn: Hướng tới chất lượng, xanh và bền vững Sở Công Thương Lạng Sơn: Dấu ấn xuất nhập khẩu năm 2024 |
Tháo gỡ vướng mắc, tham mưu kịp thời
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, tình hình sản xuất các ngành công nghiệp chủ yếu tỉnh Lạng Sơn năm 2024 gặp nhiều khó khăn hơn so năm 2023. Nguyên nhân là do chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp, xung đột chiến tranh chưa có hồi kết khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, nguyên liệu đầu vào, giá cả hàng hóa gia tăng, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động kinh tế - xã hội trong nước, trong đó phải kể đến sản xuất công nghiệp.
Trong bối cảnh đó, ngay từ đầu năm, ngành Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo thực hiện và quyết tâm, phấn đấu hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra; nhiều mục tiêu nhiệm vụ lĩnh vực của ngành đã được triển khai thực hiện một cách hiệu quả.
Năm 2024, trong công tác quản lý nhà nước về công nghiệp, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện thành phố triển khai chỉ đạo của tỉnh với quyết tâm cao. Sở đã tham mưu trình UBND tỉnh thành lập cụm công nghiệp Na Dương 1 và cụm công nghiệp Na Dương 3 (Quyết định số 326/QĐ-UBND ngày 11/02/2024 và Quyết định số 460/QĐ-UBND ngày 07/3/2024). Báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp VSIP Lạng Sơn và các cụm công nghiệp năm 2024 trên địa bàn tỉnh; kiểm tra tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp đã được thành lập (Na Dương 1, 3, Đình Lập, Bắc Sơn 2, Hòa Sơn 1,…); tiếp nhận thẩm định cụm công nghiệp số 1 Kháng Chiến tại huyện Tràng Định, cụm công nghiệp phía Đông Nam thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng. Chủ trì, xây dựng dự thảo Quyết định của UBND tỉnh ban hành kèm theo Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn...
![]() |
Ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Lễ khởi công dự án Cụm công nghiệp Hồ Sơn 1, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, tháng 5/2024 (Ảnh: Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn) |
Năm 2024, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động hoá chất thực hiện quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn hoạt động hoá chất, khắc phục tồn tại, hạn chế đã được kết luận, xử lý sau khi kiểm tra; trong kỳ kiểm tra đối với 2 doanh nghiệp (Công ty TNHH Huy Hoàng và Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Sao Bắc Việt).
Về công tác quản lý năng lượng, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn tham mưu một số văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh như: Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo theo Công điện số 1412/CĐ-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện Quy hoạch điện VIII, Kế hoạch thực hiện điện VIII; thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 14/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí cho sản xuất điện trong thời gian tới; tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045..
Đối với các nhà máy thủy điện đang hoạt động phát điện, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã thường xuyên hướng dẫn và các chủ đầu tư đã thực hiện tốt công tác quản lý an toàn hồ đập, không để sảy ra mất an toàn và không có sự cố sảy ra. Sở đã thường xuyên đôn đốc nhà đầu tư thực hiện các thủ tục để đủ điều kiện khởi công dự án; kiểm tra công tác phòng chống thiên tai các nhà máy thủy điện đang vận hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024; tham gia, phối hợp cùng Đoàn công tác của Bộ Công Thương về kiểm tra công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy điện và việc tuân thủ các quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp thủy điện…
Đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao
Bằng những hành động, giải pháp thiết thực, bám sát thực tế sản xuất của doanh nghiệp, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã duy trì được sự ổn định trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2024 dự ước tiếp tục ổn định và tăng so với năm 2023 gồm: Điện thương phẩm 880 Triệu kWh, tăng 2,7% so với năm 2023; xi măng 1.050 nghìn tấn, tăng 9,4% so với năm 2023; cliker 36.5 nghìn tấn, tăng 128,1% so với năm 2023; gạch các loại 275 triệu viên, tăng 8,7% so với năm 2023; đá các loại 4.450 nghìn m3, tăng 9,1% so với năm 2023; nước máy 10.250 nghìn m3, tăng 7,9% so với năm 2023; bột đá mài 6.860 tấn, tăng 8,7% so với năm 2023; ván bóc và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng 147.3 nghìn m3, tăng 3% so với năm 2023; muối công nghiệp 749.5 tấn, tăng 5,6% so với năm 2023; hợp kim và hợp chất kim loại 628.7 tấn, tăng 12,3% so với năm 2023.
Nói về mục tiêu và phương hướng trong năm 2025, ông Nguyễn Đình Đại, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, năm 2025, sở tiếp tục nỗ lực phấn đấu thực hiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, duy trì ổn định và đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Phát huy những thành tích đã đạt được, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất Công nghiệp; hoạt động Thương mại – xuất nhập khẩu, phát triển thị trường nội địa...
Cụ thể, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đinh hướng phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, công nghiệp xanh, an toàn và hiện đại, liên kết đồng bộ, tham giam gia vào các chuỗi giá trị trong điều kiện hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Ưu tiên phát triển một số sản phẩm công nghiệp như: Vật liệu xây dựng, điện, chế biến nông lâm sản, gia công cơ khí, công nghiệp phụ trợ; tái chế và sản xuất hàng tiêu dùng, hàng hóa phục vụ xuất khẩu...; tập trung phát triển, xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp đã được thành lập; xúc tiến mời gọi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp và các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tập trung phát triển công nghiệp tại các khu vực có lợi thế về giao thông, vị trí địa lý, tài nguyên, vùng nguyên liệu, lao động. Chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp ứng dụng, công nghiệp phụ trợ. Xây dựng và công khai danh mục dự án thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Kịp thời triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp của chính phủ, các bộ ngành trung ương.
Sở Công Thương tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2025 tăng 8-9% so với cùng kỳ năm 2024. Dự kiến các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Điện sản xuất 900 Triệu kWh, tăng 9% so với năm 2024; điện thương phẩm 950 Triệu kWh, tăng 11% so với năm 2024; than sạch 500 nghìn tấn, giảm 11,5% so với năm 2024; xi măng 1.100 nghìn tấn, tăng 4,8% so với năm 2024; clinker 37 nghìn tấn, tăng 1,4% so với năm 2024; gạch các loại 290 tr.viên, tăng 5,5% so với năm 2024; đá các loại 4.800 nghìn m3, tăng 7,9% so với năm 2024; nước máy 10.350 nghìn m3, tăng 1% so với năm 2024; bột đá mài 7.000 tấn, tăng 2% so với năm 2024... |
Tin mới cập nhật

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao tháng 1/2025

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025
Tin khác

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Sôi động thị trường lao động tại các khu công nghiệp dịp cuối năm

Lâm Đồng: Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển theo chiều sâu

Phát triển ngành công nghiệp ô tô bền vững: Cần tính toán đến kế sách lâu dài

Lý do sản xuất linh kiện điện tử của Vĩnh Phúc tăng gần 20%

Hiệp hội Xi măng "kêu cứu" Thủ tướng vì sản lượng sụt giảm

Đề xuất 6 giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm

Cộng lực vốn hỗ trợ doanh nghiệp

Mở khóa tài chính xanh cho ngành nhựa Việt Nam
Đọc nhiều

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí: Nhà nhà lao đao

Xu hướng đầu tư bất động sản nào 'lên ngôi' trước sáp nhập tỉnh?

Nhận định chứng khoán 20/3: Giải ngân thăm dò

Infographic |Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

Infographic | Trường hợp được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế từ 1/7/2025

Thị trường xe máy: Giá giảm, cạnh tranh khốc liệt

Chuyên gia thuế: Gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt là 'cú hích' cho ngành ô tô

Doanh nghiệp đầu tư cụm công nghiệp kiến nghị gì với tỉnh Thanh Hóa?

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu
