Kinh tế thế giới vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn

Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế thế giới vẫn đang đối mặt với những thách thức lớn và tăng trưởng yếu, lạm phát tăng và nhiều yếu tố không chắc chắn.
WTO cảnh báo về những trở ngại đối với sự phục hồi kinh tế thế giới Kinh tế thế giới bước sang năm 2022 lạc quan nhưng thận trọng

Biến động gần đây trong lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ và châu Âu đã đặt ra sự lựa chọn giữa việc tăng lãi suất và bảo đảm sự ổn định tài chính.

Tuy nhiên, vẫn có hy vọng rằng sự giảm tốc tăng trưởng trong năm 2023 có thể ít nghiêm trọng hơn dự kiến, chủ yếu nhờ những chuyển biến tích cực ở các quốc gia phát triển và Trung Quốc.

Lĩnh vực ngân hàng biến động sau các vụ phá sản

Trong tháng 3/2023, vụ phá sản của Silicon Valley Bank, ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ về tổng giá trị tài sản và Signature Bank cũng như vụ thâu tóm Credit Suisse, một ngân hàng của Thụy Sĩ có tầm quan trọng mang tính hệ thống trên toàn cầu, đã gây biến động trên các thị trường tài chính.

Kinh te the gioi van dang doi mat voi nhung thach thuc lon hinh anh 1
Xe tải vận chuyển container tại cảng hàng hoá Long Beach ở California (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Vào đầu tháng Năm, Chính phủ Mỹ nắm quyền kiểm soát First Republic Bank và bán ngân hàng này cho JPMorgan Chase.

Lãi suất tăng nhanh đã ảnh hưởng đến bản cân đối kế toán và gây khó khăn cho quản lý rủi ro của các ngân hàng phá sản.

Lo ngại về sự lây lan đã đưa đến các hành động quyết đoán của các nhà chức trách, nhờ đó giảm thiểu bất kỳ mối đe dọa nào đến sự ổn định tài chính.

Tại Mỹ, Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang đã mở rộng diện bảo hiểm tiền gửi đối với tất cả người gửi tiền tại các ngân hàng phá sản thay vì chỉ áp dụng đối với số tiền gửi dưới 250.000 USD.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng nhanh chóng đảo ngược đà thu hẹp của bản cân đối kế toán theo chương trình thắt chặt định lượng bắt đầu từ tháng 4/2022. Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là tại Mỹ vẫn chịu sức ép do vụ phá sản của ngân hàng First Republic Bank.

Trong khi các chính phủ và các cơ quan quản lý tài chính đã kiểm soát được tình hình, những diễn biến này cho thấy nguy cơ đối với sự ổn định tài chính mang tính hệ thống hơn.

Bản cân đối kế toán của các ngân hàng lớn nhất vẫn mạnh, những biến động của các ngân hàng khu vực có thể sẽ cản trở tăng trưởng tín dụng hơn nữa trong ngắn hạn.

Thị trường lao động ở các nền kinh tế phát triển vẫn thắt chặt

Các thị trường lao động tại châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ vẫn thắt chặt, với tỷ lệ thất nghiệp thấp và tình trạng thiếu lao động tái diễn. Nguồn cung lao động không đáp ứng được nhu cầu hậu đại dịch, điều đang gây sức ép tăng lương, đã gây thêm các thách thức chính sách cho các ngân hàng trung ương.

Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,4% trong tháng 4/2023, dù tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng ổn định, gần đạt mức trước đại dịch. Tuy nhiên, việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ bắt đầu ảnh hưởng đến việc làm trong một số lĩnh vực như xây dựng, chế tạo và bán lẻ, vốn phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng để tài trợ cho các hoạt động.

Khi hoạt động kinh tế yếu hơn, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo tăng nhẹ nhưng sẽ vẫn ở mức thấp kỷ lục. Trong tháng 5/2023, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3,7%, mức cao nhất trong vòng bảy tháng.

Tại châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm xuống mức kỷ lục ở nhiều nước, ở mức trung bình 6,5% tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vào tháng 3/2023. Mặc dù các nền kinh tế châu Âu có thể suy thoái nhẹ trong năm 2023, các điều kiện của thị trường lao động được cho là vẫn vững, khi các doanh nghiệp có thể giữ chân lao động trong lúc thiếu đáng kể lao động.

Lạm phát dần hạ nhiệt

Giá lương thực toàn cầu giảm kể từ giữa năm 2022, do một số yếu tố như việc nối lại hoạt động xuất khẩu từ các cảng của Ukraine theo Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc trong tháng 4/2023 giảm 19,7%, xuống 127,2 điểm.

Dù Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, nhóm OPEC+, bất ngờ cắt giảm sản lượng trong tháng 4/2023, và Liên minh châu Âu (EU) cấm dầu thô của Nga được vận chuyển bằng đường biển, giá dầu tiếp tục giảm. Từ tháng 1-5/2023, giá dầu Brent giảm 16%, xuống khoảng 75 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2021.

Tuy nhiên, lạm phát giá lương thực trong nước thường vẫn cao do một số yếu tố như giá hàng nhập khẩu cao, tình trạng gián đoạn nguồn cung trong nước và những điểm yếu của thị trường. Theo Ngân hàng Thế giới, lạm phát giá lương thực vào đầu năm 2023 vẫn trên 5% tại khoảng 90% các nền kinh tế đang phát triển.

Dù hạ nhiệt trong những tháng gần đây, lạm phát được cho là sẽ vẫn vượt mức mục tiêu khoảng 2% của các ngân hàng trung ương trong năm 2023.

Lạm phát trên toàn cầu dự kiến sẽ giảm từ 7,5% trong năm 2022, xuống 5,2% trong năm 2023, chủ yếu nhờ giá năng lượng và thực phẩm giảm cùng với nhu cầu toàn cầu yếu hơn. Tuy nhiên, lạm phát sẽ vẫn trên mức trung bình 3,1% trong giai đoạn 2000-2019.

Tại các quốc gia phát triển, lạm phát cơ bản được cho là sẽ giảm từ 7,8% trong năm 2022 xuống 4,8% trong năm 2023, nhưng vẫn ở mức trên mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương.

Tại Mỹ, lạm phát cơ bản hạ nhiệt. Lạm phát hạ xuống 4,9% trong tháng 4/2023, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2021 và giảm xuống 4% trong tháng 5/2023, mức thấp nhất trong hơn 2 năm qua. Điều này cho thấy tình hình lạm phát tại Mỹ đang tiếp tục đi vào quỹ đạo.

Tại Eurozone, lạm phát giảm xuống 8,3% vào tháng 3/2023. Sang tháng 5/2023 tỷ lệ lạm phát đã giảm đáng kể, xuống còn 6,1%, so với mức 7% của tháng 4/2023, và thấp hơn so với dự báo của giới chuyên gia ở mức 6,3%.

Ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, lạm phát cũng đang có xu hướng giảm khi giá hàng hóa hạ và những căng thẳng về nguồn cung cùng với sức ép xuống giá của đồng tiền giảm đi. Tuy nhiên, lạm phát hàng năm vẫn trên mức trung bình dài hạn, đặc biệt là tại Tây Á, Nam Á và châu Phi.

Các ngân hàng trung ương tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn

Nhiều ngân hàng đã giảm tốc độ tăng lãi suất, khi lạm phát cơ bản bắt đầu giảm. Tại Mỹ, Fed chỉ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản trong tháng Một, Hai và Năm, và dừng tăng trong tháng Sáu, sau khi tăng vài lần 75 điểm cơ bản trong năm 2022.

Kinh te the gioi van dang doi mat voi nhung thach thuc lon hinh anh 2
Công nhân làm việc tại công trường ở Trùng Khánh, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng chỉ tăng 25 điểm cơ bản vào tháng Năm sau ba lần tăng 50 điểm cơ bản liên tiếp. Ngân hàng trung ương tại một số quốc gia đang phát triển cũng có cách tiếp cận thận trọng hơn, trong khi các ngân hàng khác, đặc biệt là tại Mỹ Latinh, đã dừng tăng lãi suất.

Biến động gần đây trong lĩnh vực ngân hàng tại Mỹ và châu Âu đã đặt ra sự lựa chọn giữa việc tăng lãi suất và bảo đảm sự ổn định tài chính.

Một thập kỷ thực hiện chính sách tài chính siêu nới lỏng và lãi suất gần 0% đã khuyến khích việc sử dụng đòn bẩy quá mức trong lĩnh vực tài chính. Lãi suất bất ngờ tăng đã làm lộ sự thiếu kết nối giữa tài sản và thanh khoản và đặt lĩnh vực tài chính trước rủi ro lớn.

Quan điểm về chính sách tiền tệ được cho là sẽ phân hóa. Fed được cho là sẽ tăng lãi suất 1-2 lần từ nay đến cuối năm, trong khi ở Eurozone, lãi suất có thể đạt đỉnh trong quý 3/2023.

Việc các nền kinh tế phát triển dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ cho phép ngân hàng trung ương một số quốc gia đang phát triển điều chỉnh lập trường chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, trong khi các ngân hàng khác sẽ tiếp tục tăng lãi suất khi lạm phát vẫn cao dai dẳng.

Tăng trưởng kinh tế có thể không giảm tốc mạnh như dự kiến

Trong khi triển vọng kinh tế vẫn yếu, sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2023 có thể ít nghiêm trọng hơn dự kiến trước đây, chủ yếu nhờ chi tiêu tiêu dùng cải thiện tại Mỹ và EU, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc và các dự báo trước đây đối với Ấn Độ không thay đổi.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện được dự báo sẽ giảm từ 3,1% vào năm 2022 xuống 2,3% vào năm 2023, so với mức dự báo 1,9% được đưa ra hồi tháng Một.

Sự cải thiện trong triển vọng tăng trưởng của toàn cầu năm 2023 chủ yếu phản ánh sự điều chỉnh ở các quốc gia phát triển và Trung Quốc.

Tại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng và đầu tư phi nhà ở khả quan hơn dự kiến, đưa đến việc nâng dự báo tăng trưởng lên 1,1% trong năm 2023, từ mức 0,4% được đưa ra hồi tháng Một. Tăng trưởng GDP quý I/2023 của nước này theo số liệu lần 3 đạt 2%, cao hơn so với mức 1,3% công bố hồi tháng 5/2023 và cao hơn 0,3% so với dự báo của các hãng phân tích.

Tại châu Âu, nhờ giá khí đốt giảm và chi tiêu tiêu dùng mạnh, đặc biệt là cho dịch vụ, kinh tế Eurozone được dự báo tăng trưởng 0,9% trong năm 2023, so với mức dự báo 0,2% hồi tháng Một. Kinh tế Eurozone đã rơi vào suy thoái kỹ thuật vào đầu năm nay khi giảm 0,1% trong quý I/2023, sau khi giảm ở mức tương tự trong quý 4/2022.

Tại Trung Quốc, sau khi dỡ bỏ các hạn chế nhằm kiểm soát dịch vào tháng 12/2022, kinh tế nước này đã tăng trưởng nhanh hơn dự kiến hồi quý 1/ 2023, đạt mức 4,5%. Mức tăng trưởng cả năm được dự báo ở mức 5,3%, so với dự báo trước là 4,8%./.

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Điện mặt trời mái nhà: Đừng ‘bới lông tìm vết’ để rồi ‘nhìn gà hóa cuốc’

Điện mặt trời mái nhà: Đừng ‘bới lông tìm vết’ để rồi ‘nhìn gà hóa cuốc’

Xây dựng các chính sách bao giờ cũng hướng đến mục tiêu hài hoà các lợi ích và chính sách cho điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu cũng không ngoại lệ.
Thấy gì từ thông điệp kiên quyết của một số Bí thư Tỉnh ủy về quản lý đất đai?

Thấy gì từ thông điệp kiên quyết của một số Bí thư Tỉnh ủy về quản lý đất đai?

Xử lý nghiêm tình trạng cán bộ tham nhũng, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong công tác đất đai là thông điệp đáng chú ý của một số Bí thư Tỉnh uỷ.
Lật tẩy chiêu trò lừa đảo "giúp thu hồi vốn bị lừa"

Lật tẩy chiêu trò lừa đảo "giúp thu hồi vốn bị lừa"

Người bị lừa đảo trên mạng chịu nỗi đau mất tiền nhưng lại còn có những đối tượng lợi dụng tâm lý “của đau con xót” để tiếp tục lừa bằng chiêu "giúp thu hồi".
Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu

Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu

Những doanh nhân nước ngoài có dịp qua Việt Nam cứ tấm tắc khen mãi việc Việt Nam có hẳn một ngày Thương hiệu để hội tụ tinh thần phát triển kinh tế.
Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật trong kinh doanh

Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật trong kinh doanh

Câu chuyện quanh vụ việc TikTok “Vua quạt” đang ồn ào nhiều ngày nay thêm một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật.
Bảo vệ thương hiệu góp phần phát triển kinh tế sáng tạo

Bảo vệ thương hiệu góp phần phát triển kinh tế sáng tạo

Phát triển kinh tế sáng tạo cần được bắt đầu từ câu chuyện bảo vệ thương hiệu, xa hơn là thúc đẩy nỗ lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
“Dị nhân" cầu mưa: Siêu năng lực hay lợi dụng mạng xã hội tiếp tay cho mê tín dị đoan?

“Dị nhân" cầu mưa: Siêu năng lực hay lợi dụng mạng xã hội tiếp tay cho mê tín dị đoan?

Mạng xã hội mấy ngày nay xôn xao câu chuyện một “dị nhân” có khả năng “hô phong hoán vũ” cho một số tỉnh phía Nam đang gặp hạn hán nặng.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN với Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN với Liên bang Nga

Bối cảnh mới cho thấy sự cần thiết khai thông các điểm nghẽn, thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN, các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và Liên bang Nga.
Thị trường vàng cần những giải pháp đủ mạnh để bình ổn lâu dài

Thị trường vàng cần những giải pháp đủ mạnh để bình ổn lâu dài

Những ngày gần đây thị trường vàng trong nước như một con ngựa bất kham khi giá vàng tiếp tục diễn biến bất thường.

Tin khác

Khơi thông những động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp

Khơi thông những động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp

Bên cạnh những động lực tăng trưởng truyền thống, việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới vừa là yêu cầu, vừa là bước chuyển tất yếu của kinh tế Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam: Giải bài toán tăng trưởng giữa bối cảnh bất định

Kinh tế Việt Nam: Giải bài toán tăng trưởng giữa bối cảnh bất định

Mặc dù kinh tế quý I/2024 có mức tăng trưởng khá song tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 vẫn đang phải đối diện nhiều ẩn số.
Kinh tế Việt Nam đã quay lại xu thế tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đã quay lại xu thế tăng trưởng

Việc các tổ chức tài chính quốc tế duy trì nguyên các mức dự báo tăng trưởng GDP đã cho thấy điểm nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam trong năm 2024.
Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Quy hoạch điện VIII đã chỉ ra mối quan hệ giữa lĩnh vực năng lượng với các lĩnh vực khác.
Thấy gì từ những vụ "lùm xùm" của ngân hàng thời gian gần đây?

Thấy gì từ những vụ "lùm xùm" của ngân hàng thời gian gần đây?

Lãi thẻ vọt lên gấp hàng nghìn lần, tiền tỷ gửi ngân hàng phút chốc bốc hơi đã cho thấy hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng đang bộc lộ không ít kẽ hở.
Bóng đá Việt Nam hậu Troussier: Hình ảnh nào cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam?

Bóng đá Việt Nam hậu Troussier: Hình ảnh nào cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam?

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phải sa thải huấn luyện viên Philippe Troussier song sự việc đã sự việc đặt ra nhiều câu hỏi về hình ảnh của cơ quan này.
Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Lịch sử cho thấy, khơi dậy, truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên luôn thuộc trong số các công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Cách đây trên 10 năm, câu chuyện nền kinh tế bị “vàng hoá” từng xảy ra khi thị trường vàng liên tục “sốt” nóng, tạo sức hút lớn đối với người người, nhà nhà.
Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Tại phiên họp Chính phủ tháng 2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu dứt điểm việc phát hành hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3/2024.
Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2024 được công ty Gallup International công bố cho thấy Việt Nam đứng thứ 54 trong tổng số 143 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024:  Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 3/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 3/5 thế nào?
Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh hơn 3% với dầu WTI giảm 3,58%, dầu Brent giảm 3,19%, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024: Đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg, Đắk Lắk lên đỉnh 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 28/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 28/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 1/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 1/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 2/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 30/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 30/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024: Tăng nhẹ 500 đồng/kg ở một vài khu vực, Đắk Lắk lên mức 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024: Giá dầu thế giới tuần tăng “phi mã”

Giá xăng dầu hôm nay ngày 28/4/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần tăng mạnh. Theo đó dầu WTI xấp xỉ mốc 84 USD/thùng, dầu Brent vượt mốc 89 USD/thùng.
Vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Tạm giữ Maybach S400 và bằng lái nhiều tài xế

Vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh: Tạm giữ Maybach S400 và bằng lái nhiều tài xế

Công an tỉnh Hải Dương đã tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu Maybach S400 không biển số và bằng lái xe các tài xế trong vụ đoàn xe dâu dừng giữa đường chụp ảnh.
Phiên bản di động