Kinh tế thế giới trước nguy cơ "khủng hoảng" mới vì xung đột tại Trung Đông

Tạp chí Le Nouvel Economiste của Pháp cho rằng Trung Đông là nơi tập trung 40% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu, do đó nguy cơ xung đột lan rộng ra toàn bộ khu vực sẽ mang lại nhiều rủi ro.
Bộ Ngoại giao thông tin chưa có người Việt thương vong do xung đột Israel - Hamas Hậu quả của cuộc xung đột Israel-Hamas đối với nền kinh tế toàn cầu Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 31/10/2023: Xung đột ở Ukraine đã đi vào bế tắc hoàn toàn

Trong khi tác động kinh tế từ cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn tiếp tục là một thách thức kéo dài đối với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thì nguy cơ về một cuộc khủng hoảng mới đã được thổi bùng lên bởi cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas vào ngày 7/10 vừa qua.

Kinh tế thế giới trước nguy cơ "khủng hoảng" mới vì xung đột tại Trung Đông
Quầy bán giấy vệ sinh tại một siêu thị ở thành phố Netanya, miền Trung Israel ngày 10/10/2023. Ảnh: Vũ Hội/TTXVN

Điều đặc biệt đáng lo ngại là xung đột này có thể vượt ra ngoài biên giới Israel và trở nên khu vực hóa. Nếu lan rộng, cuộc xung đột sẽ tạo điều kiện cho một cuộc suy thoái mới, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang suy yếu do liên tiếp phải gánh chịu các cuộc khủng hoảng kể từ đầu thập kỷ này.

* Từ đại dịch COVID-19 và xung đột ở Ukraine...
Trong vòng bốn năm, thế giới đã trải qua hai cú sốc quan trọng. Đầu tiên là đại dịch COVID-19, khiến xã hội và nền kinh tế bị đình trệ hoàn toàn, gây ra sự gián đoạn kéo dài trong chuỗi cung ứng, tiêu dùng và thương mại toàn cầu. Sau đó là cuộc xung đột Nga-Ukraine, không chỉ ảnh hưởng đến thị trường nhiên liệu và các loại thực phẩm thiết yếu như lúa mì và dầu ăn, mà còn tác động đến giá dầu mỏ và khí đốt.

Theo Chủ tịch WB Ajay Banga, trong bối cảnh các chính phủ đang cố gắng kiểm soát lạm phát - hậu quả trực tiếp của các khủng hoảng nói trên gây ra cho nền kinh tế của họ - để tránh nguy cơ suy thoái trầm trọng, thì xung đột địa chính trị mới, xảy ra trong một khu vực nhạy cảm như Trung Đông được coi là "cú sốc thứ ba" đối với các ngân hàng trung ương.

Kinh tế thế giới trước nguy cơ "khủng hoảng" mới vì xung đột tại Trung Đông
Cơ sở khai thác dầu khí của Tập đoàn Gazprom, Nga. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN

* ... đến khủng hoảng dầu mỏ và quan hệ Mỹ-Iran
Do vai trò quan trọng của Nga và Ukraine trong nền kinh tế thế giới - một bên là trụ cột trên thị trường năng lượng và một bên là nhà xuất khẩu ngũ cốc và phân bón lớn nhất nhì thế giới - cuộc xung đột ở Ukraine đã có ảnh hưởng lập tức lên cán cân kinh tế toàn cầu. Hiện tại, tác động của xung đột Israel-Hamas có vẻ hạn chế hơn, vì quy mô xung đột và tầm ảnh hưởng hẹp hơn. Sau khi xung đột bùng phát vào ngày 7/10, giá dầu ngay lập tức tăng 5 USD. Xu hướng tăng giá tiếp tục trong khoảng gần 2 tuần tiếp theo, sau đó bắt đầu có sự biến động đảo chiều đi xuống. Tuy nhiên, nếu cuộc xung đột này lan rộng ra toàn bộ khu vực Trung Đông thì sẽ dẫn đến những hệ quả khó lường, vì khu vực này là nơi tập trung 40% trữ lượng dầu toàn cầu.

Điều đáng lo ngại hơn nữa, đó là mối quan hệ giữa Iran và Mỹ có nguy cơ xấu đi, trong khi đang ở trong quá trình cải thiện. Từ đầu năm 2023, Iran đã trở lại vị trí là một nhà sản xuất năng lượng quan trọng của thế giới. Nước này chiếm gần 4% sản lượng khai thác năng lượng toàn cầu và khách hàng chính của quốc gia Ba Tư hiện nay là Trung Quốc. Thỏa thuận không chính thức giữa Mỹ và Iran đã giúp nới lỏng một số biện pháp trừng phạt mà Washington áp đặt đối với xuất khẩu dầu mỏ của Iran, cho phép Teheran khôi phục sản lượng sản xuất lên mức cao nhất kể từ năm 2018, khoảng 3,8 triệu thùng mỗi ngày.

Nếu cuộc xung đột Israel-Hamas lan rộng thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sản lượng dầu toàn cầu, dẫn đến những hậu quả tồi tệ. Trong báo cáo thường niên về nền kinh tế thế giới, IMF đã nhấn mạnh rằng với mỗi 10 USD tăng của giá dầu trong dài hạn có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu giảm 0,15 điểm phần trăm. Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương vẫn đang phải đối mặt với lạm phát cao, việc đảm bảo lượng dầu dự trữ trên thị trường toàn cầu là một yếu tố quan trọng, để tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mới.

Cuộc khủng hoảng này có thể thúc đẩy lạm phát tăng lên và làm giảm tăng trưởng kinh tế. Quy mô của tác động sẽ là "không thể tưởng tượng" theo dự báo của WB. Không có chính phủ nào muốn phải đối mặt với tình hình khó khăn như vậy và chính phủ Mỹ hơn hết càng không muốn điều này, khi mà cuộc bầu cử quốc gia theo kế hoạch sẽ diễn ra trong năm tới, và việc bảo vệ sức mua của người Mỹ đã trở thành một ưu tiên quan trọng của các ứng cử viên Tổng thống.

* Nền kinh tế toàn cầu chậm phục hồi

Cơn ác mộng về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ là cú sốc thứ ba của nền kinh tế thế giới trong vòng bốn năm gần đây, mang lại một số bài học về thực trạng xã hội hiện nay. Nhưng dường như các bài học từ đại dịch COVID-19 vào năm 2020 vẫn còn chưa được rút kinh nghiệm. Các nền kinh tế vẫn tiếp tục giữ mối liên kết sâu rộng và phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài, mà chưa chú trọng việc nâng cao khả năng đối phó với các thách thức. Điều đó lý giải nguyên nhân vì sau các nước khó phục hồi sau sự cố kinh tế hoặc xã hội.

Các mô hình kinh tế mới có tính bền vững và quyết tâm khử carbon vì mục tiêu khí hậu vẫn chưa được các nước ủng hộ triệt để và ứng dụng rộng rãi. Trên thực tế, các nền kinh tế hiện nay không đủ mạnh để đối phó với sự gia tăng của các xung đột địa chính trị, y tế và môi trường. Hơn nữa, khả năng dự đoán của các chính phủ không còn sắc bén, trong khi ngày càng nhiều những rủi ro nảy sinh trong bối cảnh nguy cơ không ổn định đang lan rộng trên khắp các lục địa.
Nhiều quốc gia, trong đó có Pháp, vẫn duy trì các biện pháp bảo vệ xã hội như một sự hỗ trợ cuối cùng để tránh khỏi tác động của tăng trưởng kinh tế thấp. Song, liệu các biện pháp này có thể tiếp tục phát huy hiệu quả được bao lâu trước tình trạng gia tăng bất bình đẳng xã hội? Quan trọng hơn, liệu chúng có khả năng đối phó với sự gia tăng của các cuộc khủng hoảng kết hợp từ nhiều nguồn gốc khác nhau?

* Định hướng chính trị khác nhau

Kể từ tháng 2/2022, có thể nhận thấy rằng nền kinh tế châu Âu đã trở thành trung tâm của sự căng thẳng toàn cầu một cách không mong muốn. Liên minh châu Âu (EU) đã nỗ lực để thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào khí đốt từ Nga, đặc biệt bằng cách chuyển hướng đến các nhà cung cấp từ Kavkaz, như Azerbaijan và Trung Đông.

Trong bối cảnh vô cùng không ổn định hiện nay, các quyết định và hành động của mỗi quốc gia hoặc tổ chức liên quan đến địa chính trị sẽ có tác động quan trọng đối với tình hình toàn cầu. Đó là sự xung đột giữa một bên là các quốc gia sản xuất dầu mỏ, ngày càng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với người Palestine và bên kia là các quốc gia phương Tây, nơi đang đối mặt với tình hình kinh tế suy yếu và cố gắng bảo toàn nguồn cung cấp dầu của họ.

Một số nhà phân tích đang rất bi quan khi cho rằng các mối quan hệ kinh tế quốc tế đã không còn là một biện pháp để ngăn chặn, kiềm chế xung đột quân sự hoặc chiến tranh. Nhưng có lẽ chính các vấn đề thương mại và nhu cầu ổn định được chia sẻ rộng rãi ở phương Tây cũng như Trung Đông và châu Á có thể sẽ mở đường cho các cuộc đối thoại chính trị.

Theo TTXVN
bnews.vn

Tin mới cập nhật

Điểm loạt tai nạn máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng

Điểm loạt tai nạn máy bay khiến hàng trăm người thiệt mạng

Một loạt các vụ tai nạn hàng không trên thế giới liên tiếp xảy ra với những hậu quả nghiêm trọng khiến người dân không khỏi hoang mang, lo lắng.
Hành khách “choáng” vì phát hiện người phụ nữ nằm ngủ trong ngăn hành lý máy bay

Hành khách “choáng” vì phát hiện người phụ nữ nằm ngủ trong ngăn hành lý máy bay

Một video ghi lại cảnh người phụ nữ nằm dài trong ngăn chứa hành lý phía trên của Southwest Airlines.
Xuất khẩu toàn cầu tới EU có thể giảm vì chính sách điều chỉnh carbon

Xuất khẩu toàn cầu tới EU có thể giảm vì chính sách điều chỉnh carbon

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU có thể sẽ làm giảm thương mại toàn cầu và xuất khẩu của châu Á sang EU.
AI - Trí tuệ nhân tạo: Mối đe dọa lớn hiện nay với con người

AI - Trí tuệ nhân tạo: Mối đe dọa lớn hiện nay với con người

Sự phát triển mạnh mẽ của AI (trí tuệ nhân tạo) đã và đang khiến các công ty công nghệ lớn sa thải nhân viên và chuyên gia đưa ra nhiều cảnh báo.
Trung Quốc: Thường Châu lần đầu cán mốc GDP vượt 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ

Trung Quốc: Thường Châu lần đầu cán mốc GDP vượt 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ

Mới đây, trang The Paper của Trung Quốc đưa tin thành phố Thường Châu trở thành thành phố thứ 25 của Trung Quốc có GDP vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ.
Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên Hợp Quốc

Tết Nguyên đán chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của Liên Hợp Quốc

Mới đây, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết lấy Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Âm lịch) làm ngày nghỉ của Liên Hợp Quốc.
Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 11

Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát trong tháng 11

Nối tiếp tháng 10, Trung Quốc tiếp tục rơi vào tình trạng giảm phát cả giá tiêu dùng và giá sản xuất trong tháng 11.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trong năm 2024

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng đầy tham vọng trong năm 2024

Trong tháng 12, Bộ Chính trị Trung Quốc gồm 24 thành viên của Đảng Cộng sản dự kiến ​​sẽ sớm tập hợp để hoạch định chính sách cho năm tới.
EC tài trợ 1,2 tỷ euro cho dự án điện toán đám mây

EC tài trợ 1,2 tỷ euro cho dự án điện toán đám mây

Ủy ban châu Âu đã thông qua gói tài trợ 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) cho dự án điện toán đám mây của châu Âu.
Chủ tịch Fed nhận định còn quá sớm để suy đoán về thời điểm hạ lãi suất

Chủ tịch Fed nhận định còn quá sớm để suy đoán về thời điểm hạ lãi suất

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nhận định rằng vẫn còn quá sớm để suy đoán về thời điểm Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Tin khác

Thụy Sĩ đóng băng gần 9 tỷ USD tài sản của Nga trong năm 2023

Thụy Sĩ đóng băng gần 9 tỷ USD tài sản của Nga trong năm 2023

Ngày 1/12, Thụy Sĩ thông báo, từ đầu năm đến nay, nước này đã đóng băng các tài sản của Nga trị giá khoảng 7,7 tỷ franc Thụy Sĩ (8,81 tỷ USD).
Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Đối với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, đồng USD yếu hơn có nghĩa là họ phải trả ít hơn cho những mặt hàng thiết yếu.
Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?

Góc nhìn: Kinh tế Mỹ sẽ như thế nào vào năm 2024?

Thời điểm kết thúc năm 2023 sắp tới cũng là lúc thị trường “băn khoăn” về bối cảnh kinh tế trong năm 2024 sẽ biến động như thế nào?
Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao

Kinh tế sụt giảm, Eurozone đối mặt với nguy cơ suy thoái ngày càng cao

Các cuộc khảo sát hoạt động khu vực tư nhân cho thấy một cuộc suy thoái ở Khu vực đồng euro (Eurozone) ngày càng có khả năng xảy ra.
OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đến cuối tháng 11

OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp cấp bộ trưởng đến cuối tháng 11

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ra tuyên bố cho biết tổ chức này và các đối tác (OPEC+) đã hoãn hội nghị cấp bộ trưởng đến ngày 30/11
Điện Kremlin khẳng định Nga tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Điện Kremlin khẳng định Nga tránh được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế

Điện Kremlin của Nga cho biết Moskva đã ngăn chặn được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế sau khi phải hứng chịu hàng loạt các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương tây.
Ukraine cho biết 151 tàu đã sử dụng “hành lang nhân đạo” kể từ tháng 8

Ukraine cho biết 151 tàu đã sử dụng “hành lang nhân đạo” kể từ tháng 8

Ukraine cho biết rằng 151 tàu đã sử dụng tuyến đường vận chuyển mới của Kiev ở biển Đen kể từ khi được thiết lập vào tháng 8.
Tổng thống Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’

Tổng thống Putin nêu quan điểm của Nga về khả năng ‘đóng cửa với châu Âu’

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, nước này hiện không có kế hoạch “đóng cửa với châu Âu”, dù đôi khi cũng tính đến việc đó.
Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua

Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên trong 7 tháng qua

Số liệu cho thấy doanh số bán lẻ ở Mỹ đã giảm 0,1% trong tháng 10, thấp hơn mức kỳ vọng 0,3% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát của Reuter
Trung Quốc: Nhập khẩu thiết bị sản xuất chip tăng hơn 90% so với cùng kỳ 2023

Trung Quốc: Nhập khẩu thiết bị sản xuất chip tăng hơn 90% so với cùng kỳ 2023

Nhập khẩu thiết bị sản xuất chất bán dẫn (chip) của Trung Quốc, trong tháng 10/2023, đã tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm

Đọc nhiều

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Áp lực từ nhiều yếu tố, giá hồ tiêu biến động không ngừng

Giá hồ tiêu trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, chịu tác động từ nhiều yếu tố trong và ngoài nước.
Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Sản lượng giảm, giá hồ tiêu có tăng trở lại trong niên vụ mới?

Do nắng nóng kéo dài đầu năm 2024 ảnh hưởng lớn tới năng suất hồ tiêu dẫn tới sản lượng năm 2025 tiếp tục giảm, dự báo giá hồ tiêu vụ 2025 sẽ cao hơn vụ 2024
Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Chàng trai xây nhà tiểu cảnh từ rác thải tái chế

Những ngôi nhà tiểu cảnh về làng quê ở Tây Nam Bộ cho đến Bắc Bộ được làm từ rác thải tái chế qua đôi bàn tay khéo léo của chàng trai Hoàng Thanh Tùng.
Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Kỳ vọng vụ thu hoạch mới, giá hồ tiêu thay đổi ra sao?

Các yếu tố như sự cạnh tranh từ cà phê, biến động tỷ giá, và kỳ vọng về vụ thu hoạch mới đã tác động mạnh đến giá hồ tiêu tuần qua.
Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Quảng Nam: Đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng

Với sự nỗ lực từng bước đẩy lùi hủ tục, đưa ánh sáng về bản làng của chính quyền địa phương, cuộc sống của đồng bào huyện Phước Sơn đã ngày càng tốt đẹp hơn.
Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Xuất khẩu hồ tiêu có xu hướng chững lại

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), xuất khẩu hồ tiêu trong nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm trước.
Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tăng hiệu quả quản lý thuế

Theo thống kê từ Tổng cục Thuế, việc triển khai hóa đơn điện tử, đặc biệt là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, đang đạt được những kết quả khả quan.
Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Xuất khẩu hồ tiêu sẽ không thuận lợi trong ngắn hạn?

Trong ngắn hạn, dự báo giá hồ tiêu thế giới biến động theo xu hướng giảm nhưng sẽ không kéo dài do nguồn cung hạn chế, nhu cầu nhập khẩu tăng theo yếu tố mùa vụ
Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Tăng thuế đồ uống có cồn: Cân nhắc kỹ lưỡng để đạt được mục tiêu kép

Các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tác động của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

Giá cà phê biến động ra sao sau quyết định thời điểm thực thi EUDR?

EU vừa đưa ra quyết định chính thức về thời điểm thực thi quy định EUDR, quyết định này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường cà phê toàn cầu.
Phiên bản di động