Khôi phục 50% dung lượng Internet đi quốc tế sau sự cố cáp quang biển
Internet Việt Nam đi quốc tế lại bị ảnh hưởng do sự cố cáp quang biển Cáp quang biển APG đã khôi phục 100% dung lượng |
Cục Viễn thông cho hay sau khi áp dụng biện pháp kỹ thuật và mở thêm dung lượng kết nối trên đất liền thì tình trạng nghẽn đã từng bước được cải thiện, nhưng có thể bị chậm vào giờ cao điểm.
![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: fomsn) |
Sự cố xảy ra trên 4 tuyến cáp quang biển quốc tế AAG, APG, AAE-1, IA (trong đó chỉ duy nhất tuyến APG bị mất kết nối hoàn toàn với các hub Singapore và Hong Kong-Trung Quốc) gây mất khoảng 75% lưu lượng quốc tế trên các tuyến cáp quang biển.
Sau khi các nhà mạng áp dụng biện pháp kỹ thuật từ đêm 10/2 và mở thêm dung lượng kết nối trên đất liền, đến nay, tình trạng nghẽn đã từng bước được cải thiện và khôi phục được 50% dung lượng đi quốc tế.
Ông Nguyễn Hồng Thắng - Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), - cho biết sau khi xảy ra sự cố trên 4 tuyến cáp quang biển quốc tế nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông đã lập ban chỉ đạo điều phối thực hiện các biện pháp khắc phục.
Đáng chú ý, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, các doanh nghiệp viễn thông cũng mau chóng mở thêm dung lượng kết nối trên đất liền, mặc dù chi phí rất cao, để bảo đảm chất lượng dịch vụ và quyền lợi của người dùng.
Theo đại diện Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), khi sự cố cáp liên tiếp xảy ra, VNPT đã làm việc với các đối tác mở thêm kênh kết nối trên đất liền. VNPT đang áp dụng các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo kết nối đi quốc tế cho khách hàng.
Còn theo đại diện của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông quân đội (Viettel), đơn vị này luôn dự phòng dung lượng đi quốc tế để sẵn sàng cho các tình huống đứt cáp, tránh ảnh hưởng đến dịch vụ của khách hàng.
Viettel cũng đã mở rộng dung lượng quốc tế trên đất liền. Ngoài ra, khi có hiện tượng cao tải, các hệ thống công nghệ thông tin do Viettel xây dựng sẽ tự động cân bằng tải, định tuyến và điều tiết dung lượng trên những hướng cáp biển còn lại và cáp đất liền.
Sau chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông chia sẻ, ứng cứu lưu lượng đi quốc tế cho nhau, như Viettel đã chia sẻ 100Gbps dung lượng kết nối Internet quốc tế cho VNPT.
Thực tế, trong sáng 12/2, lưu lượng sử dụng của khách hàng vào giờ cao điểm của VNPT là 94,95%, còn lưu lượng vào giờ cao điểm của Viettel là 96%.
Để giải quyết triệt để vấn đề này, VNPT đã triển khai đàm phán với các đối tác để mua thêm dung lượng cáp trên đất liền và đưa vào sử dụng trong 1-2 tuần tới. Đại diện Viettel cho hay sẽ tiếp tục đàm phán mua thêm dung lượng tuyến cáp trên đất liền để bảo đảm tỷ lệ dự phòng tối thiểu 10%.
Đại diện MobiFone, FPT Telecom cho biết đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm dung lượng kết nối đi quốc tế. Vào giờ cao điểm ngày 12/2, lưu lượng sử dụng của khách hàng của FPT mới chỉ chiếm 80% dung lượng đi quốc tế của doanh nghiệp này. Tương tự, lưu lượng sử dụng của khách hàng của MobiFone mới chỉ chiếm 73% dung lượng đi quốc tế; lưu lượng của khách hàng CMC chiếm 88,1% dung lượng đi quốc tế.
Cũng theo ông Nguyễn Hồng Thắng, đến 20 giờ ngày 12/2, với nhiều các phương án xử lý, doanh nghiệp đã bù đắp được khoảng 50% dung lượng đi quốc tế.
Như vậy, chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp viễn thông đã từng bước được cải thiện, giải quyết tình trạng mất kết nối, nhưng tốc độ có thể chậm vào giờ cao điểm.
Trong thời gian chờ khắc phục hoàn toàn các tuyến cáp quang biển, các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục thực hiện các biện pháp kỹ thuật để cải thiện chất lượng, đặc biệt là mở thêm dung lượng kết nối trên đất liền./.
Tin mới cập nhật

Dolby đẩy mạnh quảng bá công nghệ âm thanh và hình ảnh tại thị trường Việt Nam

Quy mô kinh tế Internet Việt Nam có thể đạt 49 tỷ USD vào năm 2025

Sự cố tấn công mạng vào hệ thống tại Việt Nam giảm gần 47%

Tối ưu hiệu quả marketing dựa trên dữ liệu với giải pháp từ AppsFlyer và KMS Solutions

Các công ty công nghệ IoT nắm bắt cơ hội phát triển tại thị trường Việt Nam

Tăng cường chia sẻ công nghệ tại triển lãm quốc tế “Thành phố thông minh châu Á”

Việt Nam có nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với game trực tuyến?

Chuẩn hóa thuê bao là giai đoạn thứ 2 trong công cuộc xử lý sim rác

Tốc độ mạng Internet Việt Nam xếp thứ 39 thế giới

Microchip ra mắt thiết bị chuyển mạch cấp nguồn qua mạng Ethernet
Tin khác

Việt Nam sẽ có thêm 2 tuyến cáp quang biển quốc tế vào cuối năm 2023

Tiến bộ AI làm thay đổi công cụ tìm kiếm Internet mãi mãi

Intel cân nhắc đầu tư mạnh vào nhà máy đóng gói chip Việt Nam

Những dự báo về an ninh mạng Việt Nam trong năm 2023

Năm 2023, đưa điện, Internet đến 100% thôn, bản trên toàn quốc

Vai trò đặc biệt của Việt Nam trong kế hoạch của Apple

Yếu tố giúp doanh nghiệp thích ứng kinh doanh trong thời đại số

Google hỗ trợ Việt Nam tạo bệ phóng cho các ‘kỳ lân’ công nghệ

Chuyển đổi số - cơ hội chuyển mình của doanh nghiệp Việt

Microchip giúp nhà sản xuất thiết bị gốc tăng gấp đôi dung lượng
Đọc nhiều

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 3/6:Nhiều khu vực tại huyện Gia Lâm, Hoài Đức bị cắt điện

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội: Nhiều khu vực tại quận Hà Đông bị cắt điện

Doanh nghiệp Việt tuần qua: Ông Trầm Bê tái xuất, nhiều cổ phiếu bất ngờ bùng nổ

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 6/6: Nhiều nhà dân tại quận Đống Đa, Hà Đông, Gia Lâm bị mất điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 7/6: Những quận, huyện nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 4/6: Nhiều nơi tại quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng bị cắt điện

Lịch cắt điện Hà Nội hôm nay 5/6: Nhiều khu vực quận Đống Đa, Hà Đông bị cắt từ sáng sớm
