"Hợp tác Việt Nam-Singapore được kỳ vọng trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới để giải quyết các thách thức"

Chiều 8/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp gỡ thân tình với bà con kiều bào và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.
Việt Nam - Singapore: Sẵn sàng hợp tác trong năng lượng bền vững Xung lực mới trong quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore

Gặp gỡ Thủ tướng Phạm Minh Chính, bà con Việt kiều tại Singapore bày tỏ kỳ vọng rất lớn vào chuyến thăm của Thủ tướng, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới với niềm tin chiến lược để cùng nhau giải quyết các thách thức trong tương lai.

'Hợp tác Việt Nam-Singapore được kỳ vọng trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới để giải quyết các thách thức' - Ảnh 1.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ bà con kiều bào và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 8/2, trong chương trình chuyến thăm chính thức Singapore, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp gỡ thân tình với bà con kiều bào và cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.

Kỳ vọng quan hệ hai nước trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới

Theo thông tin từ cuộc gặp mặt, cộng đồng người Việt Nam tại Singapore có khoảng 10.000 người, là cộng đồng trẻ, đa phần là trí thức và lao động, có ý thức tốt trong chấp hành các quy định của Nhà nước Việt Nam và pháp luật sở tại, luôn hướng về quê hương đất nước, thực sự là cầu nối cho quan hệ hai nước.

'Hợp tác Việt Nam-Singapore được kỳ vọng trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới để giải quyết các thách thức' - Ảnh 2.
Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cộng đồng chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Singapore khá đông đảo, gồm du học sinh, sinh viên, trí thức, nghiên cứu sinh. Thời gian qua, cộng đồng tri thức Việt Nam tiếp tục khẳng định được vị trí tại nước sở tại, đồng thời có nhiều sáng kiến và tham gia hoạt động thiết thực trong việc gắn kết, hỗ trợ và phát triển cộng đồng, nổi bật là nhóm Hành trình Việt do PGS.TS Vũ Minh Khương làm đại diện với tập hợp các trí thức, giáo sư giảng dạy tại một số trường đại học có tiếng tại Singapore.

Về hoạt động kinh tế, hiện hàng ngày có khoảng 20 chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam và Singapore kết nối hai nước. Một số doanh nghiệp Việt Nam hoạt động thành công ở Singapore, nổi bật nhất là Petrolimex chỉ có vài chục người ở Singapore nhưng hoạt động hiệu quả, đạt doanh thu 3,6 tỷ USD; ngoài ra có đại diện của FPT, Vietcombank…

'Hợp tác Việt Nam-Singapore được kỳ vọng trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới để giải quyết các thách thức' - Ảnh 3.
Phu nhân Lê Thị Bích Trân và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự buổi gặp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Doanh nghiệp Việt Nam lớn nhất đang tham gia phân phối hàng Việt Nam tại Singapore là Saigon Coop, là đối tác của tập đoàn Fair Price sở hữu chuỗi bán lẻ lớn nhất Singapore với hơn 146 siêu thị và 160 cửa hàng tiện ích. Đến nay Saigon Coop và các doanh nghiệp Việt Nam khác đã đưa được khoảng 650 mặt hàng vào hệ thống siêu thị của Singapore.

Đại sứ Việt Nam tại Singapore Mai Phước Dũng cho biết, Đại sứ quán luôn nỗ lực làm tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó thúc đẩy mở rộng xuất khẩu các mặt hàng, nhất là nông sản, sang thị trường Singapore; tích cực xúc tiến thương mại, kết nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước; tích cực quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Công tác dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng được quan tâm thúc đẩy, bước đầu mang lại kết quả tích cực. Những năm gần đây, Đại sứ quán đã hướng dẫn Ban Liên lạc cộng đồng tìm phương án phù hợp, thiết thực nhằm thúc đẩy công tác dạy và học tiếng Việt. Dịp Tết vừa qua, Đại sứ quán phối hợp với Ban liên lạc cộng đồng tặng quà, động viên những người Việt Nam chưa có điều kiện về thăm gia đình, quê hương.

Đại diện bà con Việt kiều bày tỏ rất vui mừng trước chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ tới Singapore sau gần 5 năm và cũng là hoạt động mở màn cho các sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Singapore trong năm nay. Bà con tin tưởng kết quả chuyến thăm sẽ tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng, thực chất, hiệu quả giữa hai nước, hai dân tộc trên các lĩnh vực.

Bà con cũng bày tỏ vui mừng, tự hào trước những thành tựu phát triển trên mọi lĩnh vực và hội nhập của đất nước thời gian qua, vị thế, uy tín của đất nước ngày càng cao; nêu một số đề xuất, kiến nghị liên quan tới việc dạy, học, tôn vinh tiếng Việt, đẩy mạnh kết nối và phát huy vai trò của cộng đồng trí thức Việt Nam, cấp thẻ căn cước công dân, vấn đề dịch chuyển lao động giữa hai nước…, với mong muốn được tạo thuận lợi hơn nữa cho việc sinh sống, học lập, làm việc tại Singapore và đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước.

'Hợp tác Việt Nam-Singapore được kỳ vọng trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới để giải quyết các thách thức' - Ảnh 4.
PTS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) chia sẻ tại cuộc gặp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

PTS.TS Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore) cho biết, cộng đồng người Việt và phía Singapore, trong đó có các doanh nghiệp rất háo hức, nóng lòng được gặp Thủ tướng và kỳ vọng rất lớn vào chuyến thăm sẽ tạo ra dấu ấn, nền tảng thúc đẩy trong quan hệ hai nước trong 10 năm tới và 50 năm tới. Trong bối cảnh nhiều biến động, hợp tác giữa hai nước được kỳ vọng sẽ trở thành hình mẫu với niềm tin chiến lược để cùng giải quyết các thách thức trong tương lai.

Dự kiến trong chuyến thăm này, hai bên sẽ tiến tới thiết lập "Quan hệ đối tác Kinh tế số-Kinh tế xanh Việt Nam-Singapore". TS. Vũ Minh Khương cho biết, Singapore mới chỉ thiết lập quan hệ này với một số đối tác rất chọn lọc và tiềm năng rất lớn.

Đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, hiệu quả của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức rất lớn của đại dịch COVID-19, TS. Vũ Minh Khương nhắc lại việc tiếp xúc với Thủ tướng trong thời gian dịch bệnh, để lại ấn tượng về sự bản lĩnh và kiên cường của Người đứng đầu Chính phủ. Ông cho rằng, Việt Nam và Singapore đều đã vượt qua đại dịch thành công và hai nước có tiềm năng rất lớn để đẩy mạnh hợp tác.

TS. Vũ Minh Khương cũng bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng lớn vào mục tiêu mà Đảng ta đã xác định là tới năm 2045, Việt Nam là nước phát triển. Ông nhắc lại chiến thắng Điện Biên Phủ khi một dân tộc đói nghèo chỉ sau 9 năm làm nên chiến thắng khiến thế giới kinh ngạc, khẳng định tinh thần và sức mạnh của một dân tộc "trên dưới một lòng, muôn người như một". Ông cho rằng cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần Điện Biên Phủ trong thời gian tới, xây móng đắp nền để đất nước ngày càng phát triển hùng cường, thịnh vượng.

TS. Vũ Minh Khương nêu một số đề xuất liên quan tới xây dựng bộ máy các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách doanh nghiệp nhà nước; phát triển hạ tầng giao thông, giải quyết vấn đề ùn tắc tại 2 thành phố Hà Nội và TPHCM; xây dựng hệ thống điện đáp ứng nhu cầu phát triển…

'Hợp tác Việt Nam-Singapore được kỳ vọng trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới để giải quyết các thách thức' - Ảnh 5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển đến những tình cảm ấm áp, lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp tới cộng đồng người Việt tại Singapore - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dân tộc ta không bao giờ khuất phục trước khó khăn, thách thức

Phát biểu với bà con người Việt và cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện, nhân dịp đầu Xuân Quý Mão, Thủ tướng Phạm Minh Chính chuyển đến những tình cảm ấm áp, lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp tới cộng đồng người Việt tại Singapore, mong muốn và tin tưởng đây luôn là một cộng đồng sáng tạo, đổi mới, phát huy truyền thống, bản sắc Việt Nam và thúc đẩy vai trò cầu nối giữa hai nước.

Thủ tướng nhắc lại truyền thống hào hùng, oanh liệt, đáng tự hào của dân tộc là không khuất phục trước bất kỳ kẻ thù, khó khăn, thách thức nào. Ông cho biết, vượt qua những khó khăn của đất nước khi trải qua nhiều năm chiến tranh khốc liệt, bị bao vây, cấm vận, sau hơn 36 năm đổi mới, Việt Nam hiện có nền kinh tế quy mô 409 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.110 USD.

Thông báo về một số điểm nổi bật của tình hình trong nước, Thủ tướng cho biết năm 2022 trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế-xã hội phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, tạo nền tảng cho năm 2023.

'Hợp tác Việt Nam-Singapore được kỳ vọng trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới để giải quyết các thách thức' - Ảnh 6.
Thủ tướng: sau hơn 36 năm đổi mới, Việt Nam hiện có nền kinh tế quy mô 409 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.110 USD - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn (thu-chi, xuất-nhập khẩu; bảo đảm lương thực-thực phẩm; đủ năng lượng cho sản xuất, tiêu dùng; thị trường lao động phục hồi nhanh) được bảo đảm. Quốc phòng-an ninh được giữ vững, môi trường chính trị ổn định, an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện.

Công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực được triển khai quyết liệt, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Vị thế và uy tín quốc tế của đất nước được nâng cao; giải ngân vốn FDI năm 2022 trên 22 tỷ USD, cao nhất trong nhiều năm vừa qua.

Có được những thành tựu đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè quốc tế và sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, kiều bào ta ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng Việt Nam tại Singapore.

'Hợp tác Việt Nam-Singapore được kỳ vọng trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới để giải quyết các thách thức' - Ảnh 7.
Thủ tướng và Phu nhân cùng bà con kiều bào - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược, làm sâu sắc các trụ cột hợp tác

Thủ tướng cho biết quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua phát triển rất tốt đẹp trên các lĩnh vực. Singapore giữ vững vị trí dẫn đầu trong ASEAN và thứ 2/141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam với 3.032 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 70,39 tỷ USD. Năm 2022, trong 108 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với số vốn lên đến 6,46 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng FDI vào Việt Nam trong năm.

Thủ tướng cho biết cá nhân ông và Thủ tướng Lý Hiển Long đã gặp nhau 4 lần từ tháng 4/2021 tới nay. Trong chuyến thăm lần này, ông dự kiến sẽ trao đổi với Lãnh đạo Singapore về các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm tăng cường tin cậy chính trị, nâng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược thông qua việc làm sâu sắc các trụ cột hợp tác, đặc biệt là trụ cột kinh tế; mở rộng các khu công nghiệp VSIP để thu hút đầu tư và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân; thúc đẩy triển khai các lĩnh vực mới, quan trọng như đổi mới sáng tạo, kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh…

'Hợp tác Việt Nam-Singapore được kỳ vọng trở thành hình mẫu trong giai đoạn mới để giải quyết các thách thức' - Ảnh 8.
Thủ tướng và Phu nhân chụp ảnh lưu niệm cùng bà con kiều bào Singapore - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Qua các báo cáo và phát biểu, Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực hội nhập và phát triển của cộng đồng tại Singapore; tin tưởng cộng đồng người Việt sẽ lớn mạnh, phát triển hơn nữa; đồng thời chia sẻ với bà con về những khó khăn, vất vả trong thời gian đại dịch COVID-19.

Thời gian qua, bà con qua đã đoàn kết, phát huy truyền thống "tương thân tương ái", giúp đỡ nhau vượt qua giai đoạn dịch bệnh khó khăn để ổn định cuộc sống. Đồng thời, với tinh thần yêu nước, "uống nước nhớ nguồn", luôn hướng về nguồn cội, quê hương, bà con đã tích cực đóng góp cho đất nước, đặc biệt trong việc phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đây là những nét đẹp truyền thống và quý báu của dân tộc Việt Nam chúng ta dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Đảng và Nhà nước luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng người Việt tại Singapore, là một bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Những thành tựu trong phát triển đất nước ngày nay đều có sự đóng góp quan trọng của cộng đồng hơn 5,3 triệu bà con người Việt Nam ở hơn 130 quốc gia trên thế giới, trong đó có cộng đồng tại Singapore.

Thời gian tới, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, tôi cũng đề nghị bà con tiếp tục phát huy tinh thần tương thân tương ái, tiếp tục nâng cao tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn; nêu cao lòng tự hào dân tộc, kiên cường, bất khuất, tự tin, nỗ lực phấn đấu vươn lên, hội nhập tích cực, tuân thủ pháp luật và đóng góp cho phát triển ở sở tại; luôn hướng về quê hương, đất nước và làm tốt vai trò cầu nối hữu nghị giữa Việt Nam và Singapore.

Thủ tướng mong cộng đồng người Việt tại Singapore, trong đó có các chuyên gia, trí thức Việt kiều, chủ động có những đóng góp thiết thực, hiệu quả về trí tuệ, chất xám, nguồn lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước; hiến kế cho việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, nhất là trong các lĩnh vực Singapore có thế mạnh như đổi mới sáng tạo, công nghệ số, tài chính…

Thủ tướng chia sẻ, ghi nhận những trăn trở, tâm tư, nguyện vọng, trả lời cụ thể về các đề xuất của bà con và cho biết sẽ giao các bộ, ngành, cơ quan liên quan tập trung tổng hợp, nghiên cứu, sớm có giải pháp phù hợp tinh thần kịp thời, thấu đáo.

Trả lời những kiến nghị của TS. Vũ Minh Khương, Thủ tướng cho biết tới nay, trong nhiệm kỳ này đã bố trí được khoảng 500.000 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng giao thông, gấp khoảng 3 lần nhiệm kỳ trước; trong đó đang triển khai 2 dự án đường vành đai 4 Hà Nội và vành đai 3 TPHCM.

Thủ tướng đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; đề nghị Đại sứ quán tiếp tục phát huy bản sắc "ngoại giao cây tre", làm tốt công tác cộng đồng và bảo hộ công dân theo Nghị quyết 36, Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, tích cực hơn nữa triển khai công tác ngoại giao kinh tế trên cơ sở Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ phát triển đất nước; đồng thời luôn quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất để cộng đồng người Việt tại Singapore phát triển toàn diện, có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

baochinhphu.vn

Tin mới cập nhật

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Dù ứng cử viên nào trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47, Việt Nam cũng cần có những kịch bản kinh tế mang tính thích nghi cao với những bất định của tình hình.
Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Việc tham gia vào Hệ sinh thái tận dụng các FTA sẽ là chìa khóa “vàng” để doanh nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, vươn ra thế giới.
Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Để sản phẩm Thương hiệu Quốc gia vươn xa, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tạo chuỗi sản xuất kinh doanh với những sản phẩm mang giá trị thuần Việt.
Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các thành viên tại Việt Nam.
Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Tăng khả năng cạnh tranh cho hàng nông sản: Chuyển mạnh xuất khẩu từ thô sang tinh

Để hướng tới xuất khẩu bền vững, theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển xuất khẩu thô sang gia tăng tỷ lệ xuất khẩu tinh.
Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Xuất nhập khẩu với Mỹ và EU trong bối cảnh mới: Doanh nghiệp Việt lưu ý gì?

Mỹ và EU là thị trường có nhiều tiềm năng nhưng cũng rất khó tính, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang hai thị trường này cần tìm hiểu kỹ để giảm thiểu rủi ro.
Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Tận dụng thời cơ từ các FTA, thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm

Theo Bộ Công Thương, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Bộ đang thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy việc thực hiện các FTA và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cơ hội xuất khẩu trực tuyến

Cơ hội xuất khẩu trực tuyến ''sải cánh'' từ lợi thế các FTA thế hệ mới

Bắt kịp xu hướng xuất khẩu trực tuyến, các doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường thế giới, thay vì những hạn chế trong xuất khẩu truyền thống.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).

Tin khác

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.
Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Xem thêm

Đọc nhiều

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động