Giá điện tăng: Cơ hội cho doanh nghiệp thay đổi công nghệ
![]() |
Nhiều doanh nghiệp cho biết sẽ đầu tư công nghệ, nhằm tiết giảm chi phí điện năng |
Tác động trực tiếp
Trước đó, giá bán điện thương phẩm bình quân là 1.660,19 đồng/kWh, kể từ ngày 20/3, giá điện bình quân sẽ lên mức gần 1.800 đồng/kWh. Các doanh nghiệp (DN) cho rằng, giá bán điện tăng sẽ khiến chi phí sản xuất của DN tăng theo, tác động lên giá thành sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến DN và quyền lợi của người tiêu dùng (NTD).
Đại diện một DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chuyên sản xuất phụ kiện cho ngành dệt may đặt tại tỉnh Bắc Ninh cho biết, trung bình mỗi tháng DN này mất khoảng 2 tỷ đồng tiền điện. Nhưng với giá điện mới, tới đây trung bình mỗi tháng DN phải mất khoảng 2,2 tỷ đồng tiền điện, đây là số tiền không nhỏ, thậm chí nếu như các đơn hàng gia tăng thì chi phí tiền điện cũng sẽ tăng theo.
Tuy nhiên, điều DN lo ngại không chỉ dừng lại ở chi phí giá điện tăng lên, bởi theo đại diện DN này, giá điện tăng sẽ kéo theo nhiều chi phí liên quan khác cũng tăng, ví dụ như chi phí nguyên vật liệu sản xuất đầu vào tăng, chi phí vận chuyển tăng, khiến giá thành sản phẩm của công ty làm ra cũng tăng lên, điều này có thể dẫn đến thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) của DN.
Bà Trịnh Thùy Huê – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thái Nam – trụ sở tại quận Nam Từ Liêm – TP. Hà Nội - công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí, công nghiệp hỗ trợ cung cấp cho một số DN trong nước và DN FDI - cho biết: Trước đây chi phí giá điện chiếm khoảng 15% chi phí sản xuất của DN, nhưng khi giá điện tăng, chi phí này có thể tăng lên đến 20%, do đó sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động SXKD của DN trong thời gian tới.
Theo thống kê của Global Petrol Prices, năm 2018, Việt Nam là một trong những nước có giá điện bình quân vào top thấp của thế giới. Cụ thể, giá điện của Việt Nam hiện chỉ là 0,07 USD/kWh, bằng một nửa giá điện bình quân của thế giới với 0,14 USD/kWh. Giá điện lần này tăng 8,36% thì giá điện Việt Nam sẽ ở mức 0,08 USD/kWh, tương đương như Trung Quốc và Ấn Độ, song vẫn thấp hơn Lào, Indonesia, Philippin và Campuchia.
Chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn cũng cho rằng, nếu so sánh với với các nước có mức GDP bình quân ngang tầm với Việt Nam, giá điện của Việt Nam hiện đang thấp hơn 7%.
Đặc biệt, theo chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), giá bán điện bình quân của Việt Nam hiện thấp hơn mức giá mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải bỏ ra để mua điện từ các nguồn trong tương lai, kể cả năng lượng tái tạo và nhiệt điện. Trong khi đó, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thu hút đầu tư lớn, tiêu thụ điện mạnh, nếu vẫn giữ nguyên giá điện sẽ không thu hút được nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành điện, dẫn đến thiếu điện cho sản xuất và phát triển kinh tế. Tăng giá điện, cũng là cách để Việt Nam thu hút đầu tư vào ngành điện, giúp tăng trưởng bền vững ngành điện nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Động lực thay đổi công nghệ
Rõ ràng, tăng giá điện tạo ra những thách thức đối với khu vực DN, song ông Nguyễn Bích Lâm – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) – cho rằng, đây cũng là cơ hội để DN đầu tư vào công nghệ mới, nhằm tiết kiệm điện năng, nâng cao năng suất lao động.
Bà Trịnh Thùy Huê – Giám đốc Công ty Sản xuất và Thương mại Thái Nam cũng cho biết, trước tình hình tăng giá điện, lãnh đạo DN đã bàn bạc và có phương án đầu tư vào công nghệ cao, nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất. Đồng thời, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đầu tư công nghệ, đại diện DN có vốn đầu tư nước ngoài đặt tại KCN Quế Võ – Bắc Ninh cho biết sẽ tiết kiệm điện năng bằng cách quán triệt cho nhân viên toàn công ty sử dụng điện một cách tiết kiệm, tránh lãng phí.
Trên thực tế, lộ trình tăng giá điện đã được Chính phủ và Bộ Công Thương đưa ra từ trước đó. Nên việc tăng giá điện ở thời điểm hiện tại là cần thiết và phù hợp, đặc biệt với mức tăng mới này thì giá bán điện của Việt Nam mới tương đương giá bán điện của Trung Quốc và Ấn Độ, song vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác.
Tăng giá điện phù hợp sẽ tạo cơ hội để Việt Nam thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành điện, từ đó đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. |
Tin mới cập nhật

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp

Sản xuất thép vào guồng, thị trường nội địa khởi sắc nhờ đầu tư công

Vì sao sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng mạnh?

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng tiêu thụ, giảm tồn kho

Đà Nẵng: Sắp khớp nối giao thông Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Đẩy nhanh tiến độ hai trung tâm phát triển công nghiệp

Đường dây 500kV Lào Cai-Vĩnh Yên: Quyết tâm đưa công trình về đích đúng tiến độ

Yên Bái: Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng cao

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghệ và Thiết bị điện

Đồng Nai: Tháng 1, thu hút đầu tư hơn 600 triệu USD
Tin khác

Yên Bái: Chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án lớn

Sản xuất công nghiệp của Nam Định tăng tốc ngay đầu năm

Infographic|Mục tiêu nội địa hóa ngành công nghiệp ô tô những năm tới

Đà Nẵng: Sôi nổi sản xuất ngày đầu năm mới Ất Tỵ

Cơ hội tạo đột phá tăng trưởng công nghiệp trong năm 2025

Longform: Vị 'thuyền trưởng' giữ 'trái tim' ngành cơ khí Việt Nam

Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

Tăng tỷ trọng công nghiệp để kinh tế Đà Nẵng bền vững

Sản xuất công nghiệp tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng

Trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực
Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh
