Giá cà phê tăng với lo ngại nguồn cung vụ tiếp theo tại Brazil
Trong báo cáo kết phiên 10/12, tồn kho Robusta trên Sở ICE-EU ở mức 34.760 tấn, dần quay về mức nhất lịch sử vào cuối tháng 8/2023, với 33.630 tấn. Đồng thời, dữ liệu từ Hải quan cho thấy, lũy kế xuất khẩu cà phê tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 vẫn thấp hơn 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Bên cạnh đó, lo ngại nắng nóng lan rộng sang vùng trồng cà phê chính của Brazil có thể làm giảm sản lượng cà phê trong niên vụ 2024/25 cũng góp phần thúc đẩy giá tăng.
Đà tăng của Arabica có phần chững hơn so với Robusta khi tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US tăng thêm khoảng 1.000 bao, đưa tổng lượng cà phê đang lưu trữ tạm thoát khỏi mức thấp nhất trong hơn 24 năm. Và, dữ liệu từ Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê (CECAFE) cho thấy, xuất khẩu cà phê dạng hạt trong tháng 11 tại quốc gia này vẫn tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
Giá đường 11 có phiên biến động mạnh khi giá đã có thời điểm chạm mức thấp nhất trong 7 tháng nhưng lại hồi về và đóng cửa với mức giá tăng 0,53% so với tham chiếu. Sản lượng đường lớn tại Brazil đã gây sức ép lên giá.
Tập đoàn công nghiệp mía đường UNICA cho biết, khu vực Trung Nam, vùng sản xuất cà phê chính của Brazil đã sản xuất được 1,4 triệu tấn đường trong nửa cuối tháng 11, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
Nhưng, lực bán khống của giới đầu cơ đã nhanh chóng kéo giá hồi lại.
Giá bông giảm hơn 1% trong phiên hôm qua do áp lực từ giá dầu và lo ngại nhu cầu bông ở mức thấp.
Giá dầu thô WTI giảm 3,80%, khiến giá Polyester, chất thay thế chính của bông trở nên rẻ hơn. Điều này cũng kéo theo giá bông đi xuống.
Bên cạnh đó, lo ngại về nhu cầu thấp đối với bông Mỹ.
Giá dầu cọ thô tiếp tục có một phiên ít thay đổi khi giá chỉ giảm nhẹ 0,16% so với tham chiếu.