Doanh nghiệp dệt may đối mặt thách thức những tháng cuối năm

Giới phân tích nhận định những tháng cuối năm ngành này sẽ gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên, triển vọng ngành dệt may dự báo sẽ tươi sáng hơn từ năm 2023, nhờ EVFTA và lạm phát có thể hạ nhiệt.
Doanh nghiep det may doi mat thach thuc nhung thang cuoi nam hinh anh 1
May hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Mặc dù từ đầu năm đến hết tháng Bảy vừa qua, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dệt may khá thuận lợi và đạt mức tăng trưởng 2 chữ số, nhưng giới phân tích nhận định những tháng cuối năm ngành này sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, triển vọng ngành dệt may dự báo sẽ tươi sáng hơn từ năm 2023, nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và lạm phát có thể hạ nhiệt.

Khó khăn cuối năm

Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dệt may 7 tháng năm 2022 khá thuận lợi. Theo đó, đơn hàng của các doanh nghiệp dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định sau khi Việt Nam triển khai tiêm vaccine thần tốc và chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với dịch COVID-19.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng năm 2022 ước đạt 26,55 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may 7 tháng ước đạt 15,48 tỷ USD tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất siêu đạt 11,07 tỷ USD, tăng 31% so với 7 tháng của năm trước đó.

Mặc dù đạt kết quả tích cực trong 7 tháng đầu năm, nhưng giới phân tích vẫn dự báo toàn ngành dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn trong những tháng cuối năm.

Chuyên gia từ Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng lạm phát cao có thể ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm thời trang ở Mỹ.

Thực tế, sau khi gỡ bỏ lệnh giãn cách, nhu cầu mua sắm của người dân Mỹ tăng mạnh. Người dân Mỹ đã quay trở lại văn phòng, kéo theo sự phục hồi về nhu cầu đối với các sản phẩm văn phòng như vest, áo sơmi.

Do đó, giá trị nhập khẩu dệt may của Mỹ trong 6 tháng năm 2022 tăng 30,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 66,3 tỷ USD. Tuy nhiên, nhu cầu dệt may tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát cao. Lạm phát tiêu dùng của Mỹ đã tăng nhanh lên 9,1% trong tháng Sáu vừa qua, một mức chưa từng thấy trong hơn 4 thập kỷ qua.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng nhu cầu các mặt hàng quần áo cao cấp như áo sơmi và áo phông làm từ sợi tái chế và sợi bông (giá cao hơn) sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2022.

Theo ban lãnh đạo các công ty may mặc, khách hàng Mỹ đã rút ngắn thời gian đặt hàng trước từ 6 tháng xuống còn 3 tháng do lượng hàng tồn kho cao và áp lực lạm phát.

Các doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công (mã chứng khoán: TCM), Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (mã chứng khoán: STK), Công ty Cổ phần Damsan (mã chứng khoán: ADS) có đủ đơn đặt hàng cho quý 3/2022 nhưng lượng đơn đặt hàng trong quý 4/2022 đã chậm lại do lo ngại về lạm phát.

Cùng đó, giới phân tích cho rằng, rủi ro tỷ giá gây áp lực lên đà tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đến EU trong nửa cuối năm 2022.

Đồng EUR giảm xuống dưới mức 1,02 USD vào ngày 7/7/2022, thấp nhất trong 20 năm qua. Đồng tiền chung của khu vực EU đã liên tục giảm giá do lo ngại về suy thoái đến từ vấn đề nguồn cung năng lượng của EU, khi Nga đe dọa sẽ giảm cung cấp khí đốt cho Đức và nhiều nước khác.

Theo Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, lợi nhuận ròng các công ty may mặc như Công ty cổ phần May Sông Hồng (mã chứng khoán: MSH), Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (mã chứng khoán: TNG), Công ty Cổ phần Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công (mã chứng khoán: TCM) sẽ giảm 5-10% so với quý 2/2022 do lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.

Triển vọng sẽ tươi sáng hơn trong 2023

Hiện các doanh nghiệp dệt may đang mở rộng năng lực sản xuất tại thị trường Mỹ và châu Âu dự kiến sẽ phục hồi trong quý quý 2/2023. Các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng và mở rộng nhà máy lên 15-30% công suất hiện tại.

Do vậy trong năm 2023, có thể ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng các doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ, Công ty Cổ phần May Sông Hồng và Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (mã chứng khoán: HSM) khi các nhà máy mới hoàn thành và đi vào hoạt động ở mức 80-85% công suất. Trong đó, Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ và Công ty Cổ phần May Sông Hồng (mã chứng khoán: MSH) được kỳ vọng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2023 khi dự án Unitex hoàn thành và chạy thương mại vào quý 4/2022 trong khi nhà máy SH10 dự kiến chạy với 80% công suất vào năm 2023.

Triển vọng của ngành dệt may sẽ tươi sáng hơn trong quý 1/2023 do các sản phẩm dệt may sẽ được giảm thuế xuất khẩu vào thị trường EU vào năm 2023 nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Theo đó, các loại hàng may mặc bao gồm B3, B5, B7 sẽ được giảm 2-4% thuế xuất khẩu vào năm 2023. Ngoài ra, Ủy ban châu Âu dự báo lạm phát trong khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ đạt 8,3% vào năm 2022, trước khi giảm xuống 4,3% vào năm 2023.

Doanh nghiep det may doi mat thach thuc nhung thang cuoi nam hinh anh 2
(Ảnh minh họa: Vietnam+)

Lạm phát thấp hơn sẽ kích thích nhu cầu mua sắm các mặt hàng thời trang trong năm 2023. Do đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT kỳ vọng một số doanh nghiệp dệt may xuất khẩu comple, áo sơmi, quần và váy sang châu Âu như Công ty Cổ phần May Sông Hồng, Tổng Công ty May 10 - CTCP (mã chứng khoán: M10), Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến (mã chứng khoán: VGG), Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG sẽ được hưởng lợi từ EVFTA.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý châu Âu đã tuyên chiến với “thời trang nhanh.” Đến năm 2030, các sản phẩm dệt may được đưa vào thị trường EU có tuổi thọ cao và có thể tái chế, phần lớn được làm từ sợi polyester tái chế, không chứa các chất độc hại và tuân thủ nhân quyền.

Theo Textile Exchange, thị trường sợi tái chế sẽ đạt giá trị 5,9 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 45% nhu cầu sợi toàn cầu. Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ sẽ hưởng lợi từ xu thế này nhờ có sản lượng sợi tái chế lớn.

Dù nhận định doanh nghiệp có nhiều thuận lợi tăng trưởng vào năm 2023, nhưng các chuyên gia vẫn chỉ ra khó khăn lớn của ngành đó là chi phí vận chuyển container tăng cao do giá dầu leo thang.

Chi phí logistics cao hơn dự kiến có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của công ty may mặc có nhiều đơn hàng FOB (giá tại cửa khẩu bên nước của người bán). Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu. Giá FOB không bao gồm chi phí bỏ ra để vận chuyển hàng bằng đường biển, cũng không bao gồm chi phí bảo hiểm đường biển.

Ngoài ra, lạm phát kéo dài hơn dự kiến tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm đối với các sản phẩm dệt may.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cho rằng triển vọng của ngành dệt may sẽ phụ thuộc vào việc kiểm soát lạm phát tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU. Hiện 85% doanh thu các công ty dệt may đến từ xuất khẩu; trong đó, Mỹ và EU chiếm 61%.

Công ty chứng khoán này nhìn nhận, định giá cổ phiếu dệt may như hiện nay dù tương đối rẻ, nhưng vẫn chưa đủ hấp dẫn với những khó khăn trước mắt.

Thực tế từ đầu năm đến nay, các cổ phiếu dệt may đã giảm mạnh. Theo đó, MSH giảm hơn 43%, STK giảm gần 23%, TNG giảm 18,6%, M10 giảm 13%, VGG giảm 11%..../.

Tin mới cập nhật

Trúng số hơn 34 tỷ đồng, vì sao không nhận tiền qua chuyển khoản?

Trúng số hơn 34 tỷ đồng, vì sao không nhận tiền qua chuyển khoản?

Nhìn hình ảnh cả gia đình ở Tây Ninh trúng số hơn 34 tỷ đồng, nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao không chuyển khoản hay đại lý bắt buộc phải nhận bằng tiền mặt?
Nhiều chương trình giảm giá sâu trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023

Nhiều chương trình giảm giá sâu trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023

Trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023, các DN sẽ triển khai giảm giá từ 20% đến trên 50% cho ít nhất 20% mặt hàng đang kinh doanh để phục vụ nhu cầu mua sắm.
Hơn 60.000 ô tô đã được nhập khẩu về cảng Tân Vũ, Hải Phòng

Hơn 60.000 ô tô đã được nhập khẩu về cảng Tân Vũ, Hải Phòng

Sau khi hoàn tất xếp dỡ số xe ô tô trên, đơn vị đã hoàn thành kế hoạch khai thác ô tô tàu RORO năm 2022 trước 45 ngày với sản lượng ô tô đạt 60.359 xe.
Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9

Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9

Trong tháng 9/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc bật tăng hơn 100% đạt 70 triệu USD, khiến thị trường Trung Quốc vượt qua Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9.
Nông sản Việt tìm hướng chinh phục thị trường EU

Nông sản Việt tìm hướng chinh phục thị trường EU

Việc sản xuất theo hướng hữu cơ sẽ giúp nông sản Việt đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu và chinh phục được thị trường EU.
Canada kết luận về thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu

Canada kết luận về thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu

Ngoại trừ một số công ty Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ và Hàn Quốc, mức thuế chống bán phá giá mà Canada áp dụng cho tất cả các nhà xuất khẩu ống thép dẫn dầu, trong đó có Việt Nam, là 37,4%.
Doanh nghiệp da giày lo lắng vì đơn hàng sụt giảm

Doanh nghiệp da giày lo lắng vì đơn hàng sụt giảm

Nhiều doanh nghiệp da giày xuất khẩu cho biết, trước đây, các đơn vị thường có đơn hàng trước từ 1-2 quý, song hiện nay, các đơn hàng trong tháng 8,9,10 đã giảm khoảng 30% so với năm trước.

Tin khác

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với vật liệu hàn nhập khẩu

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với vật liệu hàn nhập khẩu

Mức áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc là từ 11,43-36,56%.
Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, than đá tăng hàng tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, than đá tăng hàng tỷ USD

Giá cả nhập khẩu với loại nhiện liệu quan trọng hàng đầu là xăng dầu và than đá tăng chóng mặt so với cùng kỳ năm ngoái.
Phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu: Không để “nước đến chân mới nhảy”

Phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu: Không để “nước đến chân mới nhảy”

Thay vì chỉ chạy theo những vụ kiện phòng vệ thương mại với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, đến nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã chủ động bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước bằng cách chủ động dựng hàng rào phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu.
Xuất khẩu sang Trung Quốc: Cà phê chế biến chiếm 62% tổng kim ngạch

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Cà phê chế biến chiếm 62% tổng kim ngạch

6 tháng đầu năm, cà phê chế biến xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 62% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu thay đổi

Quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu thay đổi

Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau hơn 3 tháng VASEP gửi công văn góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thuỷ sản, đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 13,6 tỷ USD

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 13,6 tỷ USD

Dù chịu nhiều tác động của dịch bệnh COVID-19, song xuất khẩu của Việt Nam sau 5 tháng vẫn giữ mức tăng trưởng 2 con số, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) xuất siêu tới 13,6 tỷ USD.
Dệt may lấy xuất khẩu làm động lực

Dệt may lấy xuất khẩu làm động lực

Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may năm 2022 của Việt Nam dự báo đạt khoảng từ 42 - 43,5 tỷ USD. Với kịch bản tích cực này, xuất khẩu là động lực tăng trưởng chính của các doanh nghiệp dệt may, dù còn nhiều thách thức hiện hữu.
Thương vụ Việt Nam tại Malaysia nói gì về giá xăng nhập khẩu

Thương vụ Việt Nam tại Malaysia nói gì về giá xăng nhập khẩu

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cho biết, nếu Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ Malaysia sẽ nhập khẩu theo giá đàm phán.
Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 10 tỷ USD

Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 10 tỷ USD

Từ đầu năm đến 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 187,3 tỷ USD, tăng 14,3% (tương ứng tăng tới 23,44 tỷ USD).
Thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand

Thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand

Cục Xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Long An đã phối hợp tổ chức hội thảo “Tư vấn xuất khẩu quả thanh long sang thị trường Australia và New Zealand” bằng hình thức trực tuyến.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tôn vinh doanh nghiệp tăng trưởng bền vững nhờ nâng cao năng suất, chất lượng

Tối 18/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia 2021 - 2023, tôn vinh doanh nghiệp xuất sắc về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

FED cắt giảm lãi suất, thị trường cà phê ảnh hưởng thế nào?

Quyết định cắt giảm lãi suất của FED không chỉ ảnh hưởng đến đồng USD và các chỉ số chứng khoán mà còn tác động đến nhiều mặt hàng, trong đó có cà phê.
Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam: Nhu cầu từ Hoa Kỳ giúp thị trường ổn định

Dù áp lực từ dòng vốn đầu tư đang chuyển hướng vào ngành cà phê, thị trường hồ tiêu vẫn giữ được sự ổn định nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 16/12: Tránh bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị nên hạn chế bán đuổi giá thấp, cần giữ lại một phần tỷ trọng khi mã cổ phiếu riêng lẻ lùi về lại vùng hỗ trợ gần.
Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Ảnh hưởng mưa trái mùa, giá cà phê Robusta tiếp tục tăng

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng mạnh do lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn bởi yếu tố thời tiết cực đoan.
Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia lĩnh vực công nghiệp hàng không

Đây là nhận định được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không tổ chức tại Hà Nội, ngày 17/12.
Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Nhận định chứng khoán 17/12: Thị trường tiếp tục rung lắc

Các chuyên gia cho rằng, thị trường chứng khoán có khả năng sẽ tiếp diễn rung lắc trong thời gian tới để hướng tới trở lại vùng đỉnh cũ 1.300 điểm.
Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam sẽ mang lại lợi ích gì?

Việc xây dựng bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam thể hiện sự quyết tâm của Việt Nam trong việc nâng cao vị thế của ngành gia vị trên thị trường quốc tế.
Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Nhận định chứng khoán 20/12: Hạn chế bán đuổi giá thấp

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, nhà đầu tư không nên bán tháo cổ phiếu ở vùng giá thấp, mà nên quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Áp dụng ngưỡng và thời gian nợ cụ thể

Bộ Tài chính đã đề xuất quy định mới về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với những cá nhân và tổ chức còn nợ thuế.
Phiên bản di động