Chuyên gia dự báo tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam đạt trên 5%
Tăng trưởng GDP quý I/2023 đạt thấp và khó bứt phá trong quý II UOB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 xuống 6,0% |
Trong báo cáo cập nhật về kinh tế Việt Nam công bố ngày 27/6, giới chuyên gia thuộc Công ty Maybank Research Pte Ltd có văn phòng tại Singapore dự báo tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam có thể ở mức 5%, cao hơn so với mức 3,3% cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên duy trì mức dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2023 ở mức 4,0%.
![]() |
Công nhân tại doanh nghiệp sản xuất sợi. (Nguồn: TTXVN) |
Tăng trưởng của Việt Nam được dẫn dắt bởi lĩnh vực dịch vụ (chiếm 43,1% GDP). Lĩnh vực này được dự báo có thể đạt tăng trưởng 7% trong quý 2/2023, vì các phân khúc hướng tới người tiêu dùng như bán lẻ, lưu trú, dịch vụ ăn uống, giải trí và vận tải hành khách được hỗ trợ nhờ sự phục hồi du lịch.
Lượng khách du lịch đang trên đà vượt mục tiêu mà Việt Nam đã đặt ra cho năm 2023 là 8 triệu khách, bởi con số 5 tháng đầu năm đã đạt 4,6 triệu.
Ngành công nghiệp và xây dựng (đóng góp 36,7% GDP) dự kiến đạt mức tăng trưởng 2% so với cách đây một năm.
Ngành sản xuất dự kiến sẽ vẫn yếu do nhu cầu bên ngoài yếu. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm bình quân -0,1% trong các tháng 4-5, so với mức -2,5% trong quý 1/2023.
Tuy nhiên, tăng trưởng lĩnh vực xây dựng có thể sẽ vững chắc hơn nhờ tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng công cộng, cũng như nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc xóa bỏ các rào cản pháp lý/quy định và cho phép nối lại các dự án bất động sản. Đầu tư công tăng +18,4% tính theo năm trong 5 tháng đầu năm, dẫn đầu là các dự án cơ sở hạ tầng giao thông.
Giới chuyên gia tại Maybank Research giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 ở mức 4% và 6% cho năm 2024, đồng thời cho rằng sự sụt giảm xuất khẩu sẽ tiếp diễn trong nửa cuối năm 2023 do tăng trưởng toàn cầu chậm lại, nhưng sẽ có sự cải thiện nhẹ trong quý cuối năm. Tiêu dùng trong nước có thể giảm trong những tháng tới trong bối cảnh thị trường lao động yếu.
Không chỉ vậy, các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là các nhà phát triển bất động sản, sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực tài chính với lượng lớn trái phiếu đáo hạn, nhu cầu thị trường vốn giảm và nhu cầu mua nhà yếu.
Các biện pháp hỗ trợ của chính phủ sẽ giúp giảm bớt áp lực tái cấp vốn và giảm rủi ro "hạ cánh cứng" nhưng khó có thể loại bỏ hoàn toàn căng thẳng tài chính./.
Tin mới cập nhật

Giữ mạch tăng trưởng: Đặt niềm tin vào khu vực doanh nghiệp

Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2025: Khó nhưng có giải pháp!

Cổ phiếu DLR chỉ được giao dịch vào thứ Sáu hằng tuần

Cuộc đua AI gay cấn: Việt Nam chiếm ưu thế vượt trội

Khi Chủ tịch và chuyên gia cùng bàn động lực tăng trưởng

Thu hút khu vực tư nhân tham gia lĩnh vực năng lượng

Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học

Tăng năng lực cạnh tranh quốc gia bằng khoa học công nghệ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất giải pháp gì để tăng đóng góp của doanh nghiệp?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 2025: Vẫn là một ‘ẩn số'
Tin khác

Cơ sở để Việt Nam đạt tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Đạt tăng trưởng 2 con số - giải pháp đột phá nào?

Tăng trưởng GDP năm 2024 được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố

Thương mại vẫn là trụ cột trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Tín chỉ carbon: Hàng hóa đặc biệt chờ khung pháp lý

Hiệu quả tiết kiệm chống lãng phí nhìn từ dự án đường dây 500kV mạch 3

Chống lãng phí: Tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn “hút” vốn FDI

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ra sao năm 2024?

Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp: Cần có trọng tâm, trọng điểm
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục
