Chứng khoán hôm nay 10/1/2024: Dầu khí tiếp tục diễn biến kém tích cực
Chứng khoán hôm nay 9/1/2024: Duy trì đà tăng trong ngắn hạn Giá vàng chiều nay 9/1/2024: Vàng SJC điều chỉnh tăng trở lại Tỷ giá USD chiều nay 30/11: USD đồng loạt tăng giá |
Thị trường chứng khoán hôm nay 10/1/2024
Chứng khoán hôm nay, ngày 10/1/2024, dự báo thị trường sẽ tiếp tục giằng co và thăm dò tại vùng 1.160 điểm.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội cho biết, kết phiên giao dịch hôm qua VN-Index giảm 1,60 điểm (-0,14%) về mức 1.158,59 điểm. HNX-Index giảm 0,83 điểm (-0,35%) về mức 232,50 điểm.
Thanh khoản trên hai sàn niêm yết đạt 20.098,48 tỷ đồng, giảm nhẹ 4,16% so với phiên trước, thể hiện dòng tiền ngắn hạn vẫn đang duy trì trong thị trường, nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh với thanh khoản giảm, tuy nhiên vẫn có nhiều nhóm mã như dầu khí chịu áp lực bán khá mạnh.
Các cổ phiếu bất động sản sau phiên tăng giá mạnh đã phân hóa hơn, đa số chịu áp lực điều chỉnh, thanh khoản ở mức trung bình như NHA (-1,96%), SJS (-1,73%), CEO (-1,72%), NVL (-1,45%)... ngoài các mã tăng giá tích cực, thanh khoản duy trì vượt mức trung bình ITC (+3,60%), TCH (+1,89%), CII (+1,64%)...
Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có diễn biến phân hóa mạnh, đa số chịu áp lực điều chỉnh sau giai đoạn tăng giá tốt với ACB (-1,38%), ABB (-1,22%), TPB (-1,11%), BID (-0,75%)... ngoài CTG (+1,52%), MSB (+1,47%), TCB (+1,17%), VCB (+1,15%)... thanh khoản gia tăng tốt.
Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng phiên thứ 6 liên tiếp, giá trị bán ròng 116,17 tỷ đồng trên HOSE, giảm so với những phiên trước khi nhiều mã mua ròng mạnh trở lại điển hình như mua ròng HPG, tiếp tục bán ròng trên HNX với giá trị 18,86 tỷ đồng.
Chứng khoán ngành Công Thương ngày 10/1/2024
Chứng khoán ngành Công Thương hôm nay, dự báo nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục diễn biến kém tích cực.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, các cổ phiếu nhóm dầu khí sau áp lực điều chỉnh phiên trước, tiếp tục có diễn biến kém tích cực, áp lực bán gia tăng mạnh hơn, thanh khoản gia tăng khá tiêu cực khi giá dầu cũng điều chỉnh khá mạnh, với PVT (-2,46%), PVS (-2,39%), PVD (-2,19%), BSR (-2,13%).
Trong khí đó nhóm các cổ phiếu phân bón trước thông tin Bộ Tài chính đề xuất áp thuế suất 5% với mặt hàng phân bón thay vì không chịu thuế như hiện tại, khi sửa Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), đã có diễn biến khá nổi bật như BFC (+4,28%), DCM (+1,09%), DPM (+0,89%).
Chứng khoán hôm nay, dự báo thị trường tiếp tục giằng co. |
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 10/1/2024
Theo Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội, thị trường đang trong nhịp tăng ngắn hạn và thoát khỏi kênh tích lũy và vượt qua vùng 1.150 điểm. Trong ngắn hạn VN-Index có thể có rung lắc quanh ngưỡng cản 1.160 điểm.
Đối với nhà đầu tư ngắn hạn cần thận trọng do VN-Index có khả năng điều chỉnh và rung lắc quanh ngưỡng này. Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang dần củng cố và hình thành nền tảng tích lũy nhưng quá trình này sẽ kéo dài, nhà đầu tư trung dài hạn hoàn toàn có thể giải ngân nhưng với quan điểm mua tích lũy dần vì thời điểm hình thành uptrend mới sẽ còn khá dài.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt dự kiến thị trường sẽ tiếp tục giằng co và thăm dò tại vùng 1.160 điểm trong phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, nguồn cung tại vùng này vẫn đang hiện hữu trong thời gian gần đây nên khả năng điều chỉnh vẫn có thể xảy ra trong thời gian tới.
Do vậy, nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu, hiện tại nên ưu tiên các cổ phiếu đã tạo nền tích lũy và có động thái khởi sắc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trong ngắn hạn vẫn nên tận dụng các nhịp tăng của thị trường để chốt lời đối với các cổ phiếu đã tăng đến vùng kháng cự.
Thông tin thị trường chứng khoán Mỹ
Thị trường chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch rạng sáng nay 10/1 (giờ Việt Nam) sàn Dow Jone giảm xuống 37.525,16 điểm (-0,42%), sàn S&P 500 giảm xuống 4.756,50 điểm (-0,15%).
Trong khi đó, sàn Nasdaq 100 tăng lên 16.678,70 điểm (+0,17%), Nasdaq tăng lên 14.857,71 điểm (+0,09%).
Đối với cổ phiếu VinFast (VFS) kết thúc phiên giao dịch rạng sáng nay tiếp tục giảm xuống 6,65 USD (-2,06%).
Các quan chức FED cho rằng việc giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại trong một thời gian nữa sẽ có thể khiến lạm phát trở lại mức mục tiêu của ngân hàng trung ương. Những bình luận này đã dội một gáo nước lạnh vào kỳ vọng của Phố Wall rằng việc cắt giảm lãi suất có thể bắt đầu trong quý đầu tiên năm 2024.
Một trong hai quan chức là Thống đốc FED Michelle Bowman cho rằng vẫn phải giữ nguyên khả năng tăng lãi suất, nếu lạm phát dai dẳng. Song, bà cũng điều chỉnh quan điểm đưa ra hồi tháng 11 năm ngoái. Khi ấy, bà nói rằng FED sẽ phải tăng lãi suất hơn nữa để hạ lạm phát xuống mức mục tiêu 2%.