Cần cơ chế, chính sách đặc thù để một số địa phương trở thành cực tăng trưởng mới

Các đại biểu Quốc hội thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành các nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế. Qua đó, góp phần tạo ra những cực tăng trưởng mới cũng như tạo động lực, sự lan tỏa và thúc đẩy sự phát triển cho các vùng kinh tế trọng điểm.

Tạo cơ chế, nguồn lực, tăng tính chủ động cho các địa phương

Ngày 27/10, Quốc hội thảo luận trực tuyến dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế. Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung - Đoàn Hải Dương khẳng định, việc xây dựng định hướng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, lựa chọn một số địa phương có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế - tài chính với thể chế, cơ chế chính sách đặc thù có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh là điều cần thiết.

Cơ chế, chính sách đặc thù cho địa phương sẽ tạo ra những cực tăng trưởng mới
Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế

“Một số địa phương được lựa chọn để áp dụng các chính sách đặc thù đã có những tiềm lực phát triển về kinh tế, và có những thế mạnh về địa lý, văn hóa, tài nguyên. Vì vậy, đầu tư phát triển trọng điểm tại các địa phương này sẽ có khả năng mang lại hiệu suất phát triển kinh tế cao” - đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung nói.

Tuy nhiên, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung nêu lưu ý, hiện nay chúng ta đã áp dụng chính sách đặc thù tại một số địa phương. Vì vậy, cần có rà soát, đánh giá, phân định cụ thể sự phát triển của các địa phương, các vùng kinh tế là do tác động của các cơ chế, chính sách đặc thù hay phát triển chủ yếu dựa trên thế mạnh vốn có của các tỉnh.

“Sau khi áp dụng các chính sách đặc thù, địa phương có phát triển như kỳ vọng, từ đó đánh giá tính hiệu quả của cơ chế đặc thù để điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Không nên áp dụng dàn trải quá nhiều địa phương khi chưa có những tổng kết, đánh giá sau quá trình triển khai thực hiện, dễ dẫn đến tình trạng mỗi nơi một chính sách” - đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung nói.

Bên cạnh đó, khi xây dựng các chính sách đặc thù, cần lưu ý đến sự phát triển hài hòa giữa các địa phương, đề cao vai trò điều hòa của nhà nước đối với sự phát triển cân bằng giữa các vùng. Mỗi thời điểm nhất định với nguồn lực có hạn cần tập trung đến những nơi có tiềm năng, hiệu suất phát triển cao. Sau khi địa phương đó phát triển rồi cần tập trung nguồn lực và xây dựng chính sách đặc thù đối với địa phương khác, tránh để xảy ra sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương.

Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn Yên Bái cũng thống nhất cao về sự cần thiết phải ban hành 4 nghị quyết này. Đây là bước thể chế hóa các nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các địa phương đã được ban hành trước đó.

Qua đó, tạo cơ chế, nguồn lực cũng như đẩy mạnh phân cấp để tăng tính chủ động cho các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, tạo ra những cực tăng trưởng mới, tạo động lực, tạo sự lan tỏa, sự phát triển cho các vùng kinh tế trọng điểm và dẫn dắt các địa phương khác trong vùng cùng phát triển.

Góp ý về nội dung thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí, vị đại biểu Đoàn Yên Bái thống nhất trao quyền chủ động cho HĐND TP. Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa được quyền quy định bổ sung thêm với các loại phí ngoài danh mục quy định tại Luật Phí và lệ phí, cũng như điều chỉnh các mức phí, lệ phí khác so với quy định của luật.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Quốc Luận đề nghị cân nhắc lộ trình thực hiện chính sách này, nhất là trong năm 2022 khi chúng ta tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, sau thời gian chịu ảnh hưởng rất nặng nề của dịch Covid-19, trong bối cảnh người dân và các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vận tải, xuất nhập khẩu đang hết sức khó khăn với các khoản đóng thuế, phí và lệ phí.

Về nội dung quản lý đất đai, Dự thảo các nghị quyết phân cấp rất mạnh, tăng thẩm quyền cho các địa phương trong việc chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng. Theo đó, nâng hạn mức chuyển mục đích sử dụng đất lúa tăng gấp 50 lần; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng tăng gấp 2,5 lần và nâng hạn mức chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất tăng gấp 20 lần so với quy định hiện hành. Điều này, sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi cho các địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng tạo quỹ đất lớn để thực hiện các dự án đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế và các dự án có nhu cầu sử dụng quỹ đất lớn.

Trong khi đó, các địa phương khác hiện nay hết sức khó khăn trong việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng do hạn mức quy định cho cấp tỉnh được quyết định rất thấp. Đây là một trong những nút thắt, trở lực rất lớn trong việc thu hút các nhà đầu tư.

“Do vậy, việc thực hiện chính sách này có thể dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các địa phương được hưởng chính sách này với các địa phương khác, nhất là các địa phương liền kề trong việc thu hút đầu tư, thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi quỹ đất lớn. Tôi đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình, làm rõ hơn tác động của chính sách này để Quốc hội có cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thông qua” - đại biểu Nguyễn Quốc Luận nêu.

Cần đặt các cơ chế đặc thù tương quan với toàn bộ hệ thống pháp luật

Đại biểu Phạm Trọng Nhân - Đoàn Bình Dương cho rằng, về chủ trương, không thể phủ nhận sự cần thiết khi ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương, vì đã được nêu rất rõ trong tờ trình và báo cáo thẩm tra. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây vẫn là cách chúng ta hoạch định chính sách nhằm đặt các cơ chế đặc thù tương quan với toàn bộ hệ thống pháp luật cũng như các chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Nếu được thông qua, tính trong cả nước sẽ có 7 tỉnh, thành được Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù.

Đặc biệt, khi nghị quyết này có hiệu lực thì cũng tròn 3 năm kể từ ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực. Tờ trình 389 của Chính phủ tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV đã khẳng định quy hoạch phải thực sự là công cụ quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, giữ vai trò định hướng, dẫn dắt sự phát triển. Đồng thời, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đánh giá quy hoạch tổng thể quốc gia là cầu nối giữa chiến lược với kế hoạch, là định hướng chiến lược về phân bố phát triển và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội.

Như vậy, quy hoạch là yếu tố cần có sau các chiến lược và căn cứ vào quy hoạch để ban hành các chương trình, kế hoạch theo quy hoạch đã được phê duyệt. “Tuy nhiên, sau 3 năm có hiệu lực với nhiều kỳ vọng thì vào tháng 3/2021 Bắc Giang là địa phương đầu tiên trình Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030” - đại biểu Phạm Trọng Nhân thông tin.

Như vậy, các địa phương được xem xét cơ chế đặc thù lần này đã hoàn thành hay chưa việc xây dựng quy hoạch địa phương mình, nếu chưa thì cơ chế, chính sách đặc thù này sẽ ảnh hưởng thế nào khi các tỉnh tiến hành quy hoạch. Cơ chế thí điểm mang tính ngắn hạn còn quy hoạch là dài hạn. Khi xây dựng quy hoạch, các vấn đề được quy định trong nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù sẽ được xử lý như thế nào, quy hoạch có trước hay cơ chế, chính sách đặc thù có trước, cái nào quy định cái nào và cái nào phụ thuộc cái nào.

Tại kỳ họp này, Quốc hội bố trí thảo luận đề án cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. “Câu hỏi đặt ra là cơ chế, chính sách đặc thù của các địa phương nằm ở đâu trong đề án này. Khi ban hành cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương chúng ta đã tính đến sự liên kết giữa các địa phương này với các tỉnh, thành lân cận hay chưa” - đại biểu Phạm Trọng Nhân băn khoăn.

Cũng theo đại biểu Phạm Trọng Nhân, kèm với dự thảo nghị quyết cơ chế chính sách đặc thù cần phải có những chương trình, đề án như một cam kết về hiệu quả của nghị quyết đối ứng với niềm tin mà gần 500 đại biểu đã tin trao cho các địa phương.

Khát vọng phát triển đất nước cũng như câu chuyện đi tìm động lực tăng trưởng luôn là trăn trở của các cấp lãnh đạo, các chuyên gia và các tầng lớp nhân dân. "Chúng ta đồng thuận để thông qua các cơ chế chính sách đặc thù lần này, nhưng vẫn mong một cơ chế, chính sách đặc thù cho các vùng kinh tế trọng điểm. Bởi đây mới chính là động lực tăng trưởng trọng yếu, là liều thuốc đủ mạnh cho một cơ thể vừa trải qua cơn bạo bệnh nhưng luôn mang khát vọng thịnh vượng" - đại biểu Phạm Trọng Nhân chia sẻ thêm.

Quỳnh Nga - Lan Anh

Tin mới cập nhật

Kinh tế vĩ mô 4 tháng: Tăng trưởng rõ rệt, tạo đà cho cả năm

Kinh tế vĩ mô 4 tháng: Tăng trưởng rõ rệt, tạo đà cho cả năm

Kinh tế vĩ mô cả nước mới qua 4 tháng đầu tiên của năm 2024 đã sáng lên nhiều tín hiệu tích cực cho phép kỳ vọng hiện thực mục tiêu cả năm.
Bộ Tư pháp nói gì về thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử?

Bộ Tư pháp nói gì về thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử?

Bộ Tư pháp là một trong các bộ, ngành được Bộ Công Thương xin ý kiến trong quá trình xây dựng chính sách thí điểm quản lý thuốc lá nung nóng và thuốc lá điện tử
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 43% dự toán, ước trên 640.200 tỷ đồng

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đạt 43% dự toán, ước trên 640.200 tỷ đồng

Ngày 6/5, Tổng cục Thuế cho biết thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 tăng trên 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông

Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi thư khen lực lượng Cảnh sát giao thông

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có thư biểu dương, khen ngợi những thành tích mà lực lượng Cảnh sát giao thông đã đạt được trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua.
Câu chuyện điện mặt trời và chủ nghĩa dân túy trong phát ngôn và truyền thông

Câu chuyện điện mặt trời và chủ nghĩa dân túy trong phát ngôn và truyền thông

Chủ nghĩa dân túy, một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam nhưng thời gian gần đây bỗng có bóng dáng “quen thuộc” quanh những phát ngôn về câu chuyện điện mặt trời.
Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, nhờ đâu?

Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm, nhờ đâu?

Cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước 4 tháng đầu năm tiếp tục ghi nhận thặng dư ở mức cao theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/4/2024.
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Ký ức về cuộc hành quân thần tốc tới ngày toàn thắng

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Ký ức về cuộc hành quân thần tốc tới ngày toàn thắng

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 của Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh là sư đoàn bộ binh chủ lực đầu tiên từ miền Bắc tiến vào miền Nam.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Triển khai Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản

Triển khai quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng và khoáng sản; giá vàng lập đỉnh mới sau khi hủy đấu thầu,… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Thái Bình tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư với Hà Lan

Thái Bình tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư với Hà Lan

Đoàn công tác tỉnh Thái Bình đang có chuyến thăm gặp gỡ và tham gia hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư với các tập đoàn Vương quốc Hà Lan.
6 giải pháp phát triển kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

6 giải pháp phát triển kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

Việt Nam cần có khung chính sách vững chắc để nuôi dưỡng kinh tế sáng tạo gắn với tạo động lực cho các chủ thể sáng tạo.

Tin khác

8 nền tảng thương mại điện tử được áp dụng biện pháp quản lý thuế

8 nền tảng thương mại điện tử được áp dụng biện pháp quản lý thuế

Việc quản lý thuế trên hoạt động thương mại điện tử có nhiều chuyển biến sau một năm thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg, theo Tổng cục Thuế.
GDP quý I lập đỉnh 4 năm: Chưa vội mừng, thách thức luôn

GDP quý I lập đỉnh 4 năm: Chưa vội mừng, thách thức luôn ''rình rập''

GDP quý I/2024 chứng kiến tăng trưởng đạt 5,66% so với cùng kỳ, là thành tích cao nhất kể từ năm dịch bệnh 2020. Tuy nhiên, thách thức đang chờ đợi phía trước.
Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Lào Cai đang trên đà phát triển khu kinh tế cửa khẩu trở thành trung tâm kết nối Trung Quốc và các nước ASEAN.
Tạo dựng ngành công nghiệp bán dẫn từ đột phá nguồn nhân lực

Tạo dựng ngành công nghiệp bán dẫn từ đột phá nguồn nhân lực

Trong Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn vừa diễn ra tại Hà Nội, Thủ tướng đã nhấn mạnh tính đột phá của yếu tố nhân lực.
Truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển dịch năng lượng: Cần coi trọng tiếng nói người dân

Truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển dịch năng lượng: Cần coi trọng tiếng nói người dân

Hội thảo tham vấn "Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về chuyển dịch năng lượng" diễn ra tại Hà Nội ngày 23/4.
Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng, rà soát việc chung cư tăng giá

Tiêu điểm kinh tế tuần qua: Sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng, rà soát việc chung cư tăng giá

Sẽ đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng, Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội rà soát việc chung cư tăng giá bất thường… là những tin đáng chú ý tuần qua.
Định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong thu hút đầu tư nước ngoài

Định hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh trong thu hút đầu tư nước ngoài

Trong bối cảnh hiện nay, việc thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc là cần thiết và cần ưu tiên hướng đến phát triển kinh tế bền vững và tăng trưởng xanh.
Việt Nam cần 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xanh

Việt Nam cần 1 triệu nhân lực công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xanh

Tại Diễn đàn doanh nghiệp phát triển kinh tế xanh tổ chức ngày 17/4 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng, cần gắn chặt chuyển đổi số với chuyển đổi xanh
Thúc đẩy tổng cầu trong nước để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024

Thúc đẩy tổng cầu trong nước để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng trong năm 2024

Phục hồi tổng cầu là một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam do đó cần kịp thời củng cố các động lực tăng trưởng từ phía tổng cầu.
Giao dịch mua, bán vàng phải có hóa đơn điện tử

Giao dịch mua, bán vàng phải có hóa đơn điện tử

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý ngay tình trạng chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024:  Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 3/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 3/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 6/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 6/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024: Dầu thế giới chạm đáy, trong nước chiều nay ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 2/5/2024, giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh hơn 3% với dầu WTI giảm 3,58%, dầu Brent giảm 3,19%, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần.
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/5/2024: Tăng thêm 500 đồng/kg, Đắk Lắk chạm đỉnh 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 1/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 1/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 98.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 2/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 2/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần giảm mạnh theo đó dầu WTI xuống mốc 77,99 USD/thùng, dầu Brent dưới ngưỡng 83 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 7/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 7/5 thế nào?
Phiên bản di động