Bổ sung 2 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
Ngày 15/3, khai mạc phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Phiên họp 21 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về dự án Luật Giá |
Sáng 17/3, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với 2 dự án luật, gồm Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi).
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long báo cáo tại phiên họp - Ảnh: VGP/ĐH |
Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) vào Chương trình năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6.
Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, Luật Căn cước công dân (CCCD) được Quốc hội khóa XIII thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của nhân dân, phục vụ yêu cầu nghiệp vụ và góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn xã hội.
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, phát huy giá trị, tiện ích thẻ CCCD, phục vụ phát triển ứng dựng dữ liệu về dân cư, định danh điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) với 4 nhóm chính sách.
Cụ thể, thứ nhất, quy định việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong Cơ sở Dữ liệu căn cước công dân vào thẻ CCCD; thẻ CCCD có giá trị sử dụng để cung cấp thông tin về công dân và tương đương việc xuất trình các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp có thông tin đã được in hoặc tích hợp trong thẻ.
Thứ hai, bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở Dữ liệu CCCD.
Thứ ba, bổ sung đối tượng được cấp thẻ CCCD và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước.
Thứ tư, hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở Dữ liệu CCCD; tài khoản định danh điện tử (căn cước điện tử) và việc sử dụng tài khoản định danh điện tử; cấp, hủy/thu hồi số định danh cá nhân; quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ CCCD và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan.
Về dự án Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho hay Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) được Quốc hội khóa XII thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2011 (được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2017) đã đóng góp quan trọng trong công tác quản lý cũng như tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Để bảo đảm an toàn của hệ thống TCTD, đổi mới hoạt động ngân hàng theo nội dung nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế; khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật các Tổ chức tín dụng hiện hành, Chính phủ đề nghị xây dựng Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) với các nội dung: Hoàn thiện quy định về nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của TCTD.
Hoàn thiện quy định về hoạt động và bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, quỹ tín dụng nhân dân. Hoàn thiện quy định về dịch vụ ngân hàng qua phương tiện điện tử và số hóa dịch vụ ngân hàng, hỗ trợ, thúc đẩy, quản lý ngân hàng số tạo nền tảng cho việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng 4.0. Hoàn thiện các quy định nhằm tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cơ cấu lại TCTD và xử lý TCTD yếu kém…
![]() |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành việc bổ sung 2 dự án Luật là dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 - Ảnh: VGP/ĐH |
Thẩm tra về nội dung trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết Thường trực Uỷ ban Pháp luật, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan tán thành với sự cần thiết sửa đổi 2 luật để kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng, khắc phục những hạn chế, bất cập đã được chỉ ra qua tổng kết thi hành các luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Hồ sơ đề nghị xây dựng 2 dự án Luật đáp ứng yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2023.
Ông Hoàng Thanh Tùng đề nghị trong quá trình xây dựng 2 dự án luật, Chính phủ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, bảo đảm tính toàn diện của nội dung các chính sách, báo cáo đánh giá tác động và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi.
Thảo luận tại phiên họp, ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ cơ bản thống nhất với tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đối với 2 dự án luật nêu trên. Các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến vào các nội dung lớn của các 2 dự án luật này về sự cần thiết và phạm vi sửa đổi; các chính sách, nhóm chính sách cần làm rõ; việc hoàn thiện hồ sơ đối với 2 dự án luật cũng như sự đồng bộ, thống nhất của các luật này trong hệ thống pháp luật nói chung.
100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết về việc bổ sung dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi), dự án Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra, tán thành việc bổ sung 2 dự án luật nêu trên vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ và các cơ quan khẩn trương chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ trình để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận trong phiên họp tháng 4/2023.
Tin mới cập nhật

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị tăng cường công tác truyền thông chính sách

Hà Nội: Phát hiện một xe khách sử dụng tem kiểm định giả

Có hơn 3 triệu phương tiện ôtô sắp được kéo dài chu kỳ kiểm định

Văn hóa báo chí: "Sức đề kháng" chống lại tiêu cực trong xã hội

Gần 2.000 vận động viên tranh tài giải Vovinam Việt Võ đạo cúp Nestlé MILO 2023

Bộ Công an lấy ý kiến đề xuất lược bỏ vân tay, quê quán trên căn cước công dân

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lên tiếng về lời kêu cứu ở Hãng phim truyện Việt Nam

Bổ sung 2 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
Tin khác

Nhiều hoạt động văn hóa kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc “Hào khí doanh nhân Việt Nam”

Xuất hiện lừa đảo giả danh cảnh sát phòng cháy, chữa cháy

Sớm hoàn thiện quy trình bãi bỏ yêu cầu nộp, xuất trình Sổ hộ khẩu giấy

Tổ chức nhiều sự kiện văn hóa kỷ niệm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp

Hàng không Việt Nam tăng cường bay nội địa và quốc tế cho mùa hè 2023

Điện ảnh Việt Nam là nhân chứng của từng giai đoạn lịch sử

Tỉnh Quảng Ninh: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI

Thiêng liêng Gạc Ma những ngày tháng Ba

Phát sóng bộ phim tài liệu "Bác Hồ với điện ảnh" tối nay (13/3)
Đọc nhiều

Chứng nhận Halal: Điều kiện cần cho thực phẩm Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia hồi giáo

Mô hình thoát nghèo từ nuôi ong rừng của Sùng A Khày trên đỉnh Háng Cháng Lừ

Quyết liệt đấu tranh phòng, chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Khẳng định một Việt Nam nghĩa tình, trách nhiệm, đoàn kết quốc tế cao cả

Chuyến tàu hỏa chở hàng hóa đầu tiên từ Trung Quốc đến tỉnh Đồng Nai

Thủ tướng giải đáp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam

Startup công nghệ tiết kiệm năng lượng Việt hoàn thành huy động vòng vốn hạt giống

Việt Nam tìm cách thu hút khách du lịch Ấn Độ

Đồng Nai tạo quỹ đất thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
