Bình Thuận xuất khẩu thanh long bằng đường biển
Hơn 1 tuần qua, trong bối cảnh nhiều điểm thu mua thanh long để xuất khẩu bằng đường bộ phải đóng cửa, Công ty Xuất khẩu thanh long Hồng Đào mỗi ngày duy trì xuất khoảng 10-15 container thanh long bằng đường biển. "Chúng tôi đóng hàng và giao cho Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Yuelaimei chuyển đi bằng đường biển sang thị trường Trung Quốc. Nhờ có kênh bán hàng ổn định, chúng tôi có thể thu mua ổn định cho bà con" - ông Nguyễn Văn Du, Giám đốc công ty, cho biết.
![]() |
Công nhân vận chuyển thanh long đã đóng thùng vào kho lạnh để xuất khẩu |
Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, trong bối cảnh các cửa khẩu phía Bắc lần lượt ngưng hoạt động, nhiều doanh nghiệp thu mua đang tìm hướng chuyển sang xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển. Ngoài Công ty Hồng Đào, hiện có 6 doanh nghiệp khác thu mua lượng lớn thanh long để xuất khẩu bằng đường biển.
Tuy vậy, ông Huỳnh Cảnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng khan hiếm container và chi phí vận chuyển đường biển tăng cao. Chưa kể, tàu hàng cập cảng cũng thường bị trễ. Bởi vậy, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận kiến nghị cơ quan chức năng sớm có giải pháp tăng năng lực xuất khẩu bằng đường biển để giải quyết số lượng thanh long chín còn rất lớn từ nay đến giữa tháng 1 âm lịch.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận, diện tích thanh long toàn tỉnh hiện khoảng 33.500 ha, sản lượng trung bình 650.000 tấn/năm. Giai đoạn 2016-2020, các doanh nghiệp của tỉnh đã xuất khẩu chính ngạch 31.939 tấn thanh long tươi, tương đương 37,1 triệu USD. Hiện, ngoài thị trường Trung Quốc, trái thanh long còn được xuất khẩu chính ngạch sang hơn 20 thị trường khác trong khu vực châu Á.
Chỉ riêng thị trường khó tính Nhật Bản cũng tiếp nhận khoảng 6 container thanh long Bình Thuận mỗi tuần qua đường biển. Tuy nhiên, lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch vẫn còn rất khiêm tốn. Với dư địa xuất khẩu chính ngạch còn lớn, tỉnh Bình Thuận đang khuyến khích nông dân, doanh nghiệp liên kết hình thành các vùng trồng thanh long kỹ thuật cao để phục vụ xuất khẩu.
Tin mới cập nhật

Trúng số hơn 34 tỷ đồng, vì sao không nhận tiền qua chuyển khoản?

Nhiều chương trình giảm giá sâu trong Tháng Khuyến mại Hà Nội năm 2023

Hơn 60.000 ô tô đã được nhập khẩu về cảng Tân Vũ, Hải Phòng

Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9

Nông sản Việt tìm hướng chinh phục thị trường EU

Canada kết luận về thuế chống bán phá giá với ống thép dẫn dầu

Doanh nghiệp da giày lo lắng vì đơn hàng sụt giảm

Doanh nghiệp dệt may đối mặt thách thức những tháng cuối năm

Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá với vật liệu hàn nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu, than đá tăng hàng tỷ USD
Tin khác

Phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu: Không để “nước đến chân mới nhảy”

Xuất khẩu sang Trung Quốc: Cà phê chế biến chiếm 62% tổng kim ngạch

Quy định kiểm dịch thủy sản nhập khẩu thay đổi

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 13,6 tỷ USD

Dệt may lấy xuất khẩu làm động lực

Thương vụ Việt Nam tại Malaysia nói gì về giá xăng nhập khẩu

Doanh nghiệp FDI xuất siêu hơn 10 tỷ USD

Thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Australia và New Zealand

Tạo dấu ấn cho thương hiệu quốc gia Việt Nam tại thị trường nước ngoài

Phương thức nào giúp hàng hoá Việt thâm nhập hiệu quả thị trường Singapore?
Đọc nhiều

Du lịch sinh thái - Đánh thức tiềm năng miền sơn cước xứ Thanh

Người dân đổ xô đến trung tâm thương mại vui chơi dịp lễ 30/4-1/5

Lễ 30/4 - 1/5: Đặc sản Đà Nẵng 'hút khách'

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Động lực hút vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục
