Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp

Tại Hội nghị về cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp, nhiều đại biểu đã thẳng thắn chỉ ra những vướng mắc và đề xuất giải pháp.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp

Nhiều vướng mắc trong cơ chế, chính sách

Đại diện cho đơn vị chủ trì thực hiện công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Văn Thịnh- Phó Cục trưởng Cục Công Thương địa phương thẳng thắn nhìn nhận: Việc thực hiện công tác quản lý và phát triển cụm công nghiệp hiện gặp nhiều vướng mắc.

Trong đó, việc phối hợp giữa các Bộ, ngành trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực: Đất đai, đầu tư, đầu tư công, xây dựng liên quan đến cụm công nghiệp còn thiếu đồng bộ, kịp thời… dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong áp dụng, triển khai thực hiện quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại các địa phương.

Một số địa phương không lập quy hoạch phát triển cụm công nghiệp giai đoạn vừa qua nên gặp khó khăn trong đầu tư phát triển cụm công nghiệp. Về lập, trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 (trong đó có phương án phát triển cụm công nghiệp) tại nhiều địa phương còn chậm, vì vậy phải thực hiện thủ tục điều chỉnh, bổ sung nhiều lần để đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp.

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguỹen Sinh Nhật Tân: Sẽ cố gắng hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển cụm công nghiệp

Nhiều cụm công nghiệp chưa được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh, đặc biệt hạ tầng xử lý môi trường, khó thu hút doanh nghiệp làm chủ đầu tư, hiệu quả đầu tư không cao.

Các cơ quan Trung ương và nhiều địa phương chưa xây dựng được cơ chế, chính sách đủ mạnh để hoàn thiện đầu tư hạ tầng, thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp và các doanh nghiệp thứ cấp vào cụm. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương còn hạn chế, chưa ưu tiên bố trí cho nội dung hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp.

Từ thực tế địa phương, tại Hội nghị, ông Quách Tất Liêm- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình, phản ánh: Nghị định 68 quy định về tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt trên 50% mới được triển khai cụm công nghiệp khác trên cùng địa bàn. Trong khi đó, thời gian thực hiện các thủ tục dài, gây lãng phí cho doanh nghiệp nên chăng cho phép nhà đầu tư làm cuốn chiếu.

Những quy định về chuyển đổi đất rừng, đất lúa từ 10ha trở lên phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào cụm công nghiệp hay khu thiết chế để làm nhà ở cho công nhân cũng cần được “nới” hơn để thuận lợi cho nhà đầu tư. “Trong văn bản, chính sách mới cũng cần quy định rõ chức năng của UBND huyện và phòng ban liên quan để cấp chính quyền này có trách nhiệm hơn trong quản lý, thu hút đầu tư cụm công nghiệp”, ông Quách Tất Liêm nói.

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp

Ông Phạm Bá Oai - Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hoá

Ông Phạm Bá Oai - Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hoá cũng, chỉ ra: Nghị định 68 và Nghị định 66 đã tạo hành lang pháp lý tốt cho hình thành, quản lý cụm công nghiệp. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Công Thương Thanh Hoá cũng cho rằng: Trong quy hoạch cụm công nghiệp, các tỉnh đề xuất những điều chỉnh nhỏ thì phân cấp cho địa phương nhưng phải nêu rõ nội dung nào phải báo cáo Bộ, nội dung nào chỉ báo cáo tỉnh để tránh vượt thẩm quyền.

Mặt khác, quy định chỉ được thu hút đầu tư thứ cấp sau khi đã hoàn thành đầu tư hạ tầng sẽ mất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Nên chăng cho phép cùng với đầu tư hạ tầng, có thể kêu gọi đầu tư thứ cấp và dự án thứ cấp chỉ được đi vào hoạt động khi hoàn thành hạ tầng. Bên cạnh đó, cần có mẫu thống nhất về quy chế quản lý riêng trong cụm công nghiệp để không trở thành rào cản.

Khắc phục khó khăn, hoàn thiện khung pháp lý

Trước ý kiến của các địa phương, phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân một lần nữa, khẳng định: Nghị định 68, Nghị định 66 đã góp phần thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp, giúp công tác quản lý bài bản và hiệu quả hơn. Từ đó, tạo động lực cho phát triển ngành công nghiệp nói chung và tiểu thủ công nghiệp nói riêng.

Tuy nhiên trong quá trình thực thi, có 1 số nội dung phát sinh từ sự chồng chéo giữa các băn bản quy phạm pháp luật, thực tiễn và những tồn tại từ lịch sử, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung 2 nghị định trên.

Bộ Công Thương đề cao các ý kiến đóng góp của địa phương xuyên suốt theo các nội dung từ công tác quy hoạch, triển khai, tác động liên quan và đề xuất các giải pháp. Bộ Công Thương sẽ tiếp thu, ghi nhận để áp dụng trong quá trình sửa đổi, xây dựng cơ chế chính sách mới cho cụm công nghiệp”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh.

Thứ trưởng cũng đồng thời phác ra những nét cơ bản trong định hướng sửa đổi Nghị định 66 và Nghị định 68. Cụ thể, về công tác quy hoạch sẽ cố gắng tích hợp đồng bộ và đơn giản hoá tối đa thủ tục hành chính.

Bàn giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về cụm công nghiệp
Tại Hội nghị về cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp đại diện nhiều địa phương, doanh nghiệp đã chỉ ra khó khăn và đề xuất kiến nghị gỡ khó

Nội dung liên quan đến thành lập cụm công nghiệp sẽ kế thừa tinh thần Nghị định 66, Nghị định 68 để đồng bộ quy trình thành lập. Đồng thời hỗ trợ tối đa và cao nhất cho nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nhà đầu tư thứ cấp.

Coi trọng yếu tố lựa chọn để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, cùng đó tận dụng ưu thế địa phương, sử dụng hiệu quả cao nhất tài nguyên đất, trong đó ưu tiên thu hút các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao. Đây là hướng mới trong nội dung dự thảo nghị định thay thế Nghị định 66 và Nghị định 68.

Liên quan đến phân cấp, phân quyền, chỉ định 1 đầu mối quản lý chung. Chúng tôi tiếp thu theo hướng Bộ tập trung ban hành hành lang pháp lý chung còn lại tôn trọng quyền tự quyết của địa phương nhất là tính đặc thù”, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, đồng thời cho biết: Về cơ bản, hành lang pháp ý liên quan đến phát triển cụm công nghiệp đã có nhưng đang rải rác ở một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Nghị định thay thế Nghị định 66 và Nghị đinh 68 sẽ cố gắng tích hợp toàn bộ nội dung phát triển cụm công nghiệp vào một văn bản, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cơ quan quản lý tại địa phương và trong thực thi của doanh nghiệp.

Ngày 9/11, Hội nghị về cơ chế, chính sách quản lý, phát triển cụm công nghiệp sẽ được Bộ Công Thương tổ chức tại tỉnh Bình Dương nhằm tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện cơ chế cho phát triển cụm công nghiệp.
Việt Nga- Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại Bình Thuận: Đề xuất điều chỉnh một số nội dung

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại Bình Thuận: Đề xuất điều chỉnh một số nội dung

Bình Thuận đã đề xuất điều chỉnh một số nội dung cần thiết nhằm tăng tính hiệu quả cho công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Mô hình khuyến công - Động lực tăng năng suất tiểu thủ công nghiệp nông thôn

Mô hình khuyến công - Động lực tăng năng suất tiểu thủ công nghiệp nông thôn

Các chương trình, dự án, mô hình khuyến công là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng năng suất chất lượng sản xuất tiểu thủ công nghiệp nông thôn.
Gia Lai: Tạo đà cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm từ nguồn vốn khuyến công

Gia Lai: Tạo đà cho doanh nghiệp phát triển sản phẩm từ nguồn vốn khuyến công

Hoạt động khuyến công của tỉnh Gia Lai đã xây dựng chương trình hỗ trợ phù hợp, qua đó khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư, phát triển...
Gỡ vướng cho công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Gỡ vướng cho công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và địa phương cho Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Hòa Bình trao chứng nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Hòa Bình trao chứng nhận 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Trong khuôn khổ Hội chợ Công thương khu vực phía Bắc-Hòa Bình 2022 vừa qua, tỉnh Hòa Bình đã trao chứng nhận cho 20 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Hỗ trợ kinh phí khuyến công hơn 1,53 tỷ đồng cho doanh nghiệp mua máy móc, thiết bị

Đà Nẵng: Hỗ trợ kinh phí khuyến công hơn 1,53 tỷ đồng cho doanh nghiệp mua máy móc, thiết bị

8 doanh nghiệp, hợp tác xã tại thành phố Đà Nẵng được thụ hưởng hơn 1,53 tỷ đồng từ nguồn kinh phí khuyến công năm 2022 để đổi mới máy móc, thiết bị.
Quảng Bình: Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất viên gỗ nén năng lượng

Quảng Bình: Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất viên gỗ nén năng lượng

Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Bình phối hợp với Công ty Đức Quân tổ chức Hội nghị trình diễn kỹ thuật sản xuất viên gỗ nén năng lượng.
Đắk Lắk: Thúc đẩy phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Đắk Lắk: Thúc đẩy phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Việc đầu tư áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất đã giúp doanh nghiệp cơ sở sản xuất mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Đắk Lắk.
Thúc đẩy hợp tác phát triển làng nghề Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

Thúc đẩy hợp tác phát triển làng nghề Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

Tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị xuất khẩu.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị về cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp

Ngày 7/11, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị về cơ chế, chính sách phát triển cụm công nghiệp nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 68 và Nghị định 66.
Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022: Sân chơi cho các nghệ nhân Việt

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022: Sân chơi cho các nghệ nhân Việt

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2022 được đánh giá đã tạo sân chơi cũng như đánh thức tiềm lực làng nghề của các nghệ nhân, thợ giỏi.
Gia Lai: Bàn giao máy móc theo chương trình khuyến công quốc gia năm 2022

Gia Lai: Bàn giao máy móc theo chương trình khuyến công quốc gia năm 2022

Công ty Hương Đất An Phú (Gia Lai) được thụ hưởng 300 triệu đồng từ nguồn khuyến công quốc gia năm 2022 mua máy móc chế biến bảo quản thực phẩm, đồ uống.
Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XII – 2022

Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XII – 2022

Bộ Công Thương phối hợp Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XII năm 2022
Tạo đà cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội phát triển

Tạo đà cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội phát triển

90 sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính sáng tạo, thân thiện với môi trường,… vừa được vinh danh tại Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2022.
Tỉnh Hậu Giang: Tăng trên 20% năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Tỉnh Hậu Giang: Tăng trên 20% năng lực sản xuất nhờ khuyến công

Các cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã tăng 20-25% năng lực sản xuất.
Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tại Tây Ninh

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam tại Tây Ninh

Chiều 13/10, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIII, năm 2022.
Tỉnh Đồng Tháp: 3 giải pháp hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tỉnh Đồng Tháp: 3 giải pháp hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao chất và lượng cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Thanh Hóa: Chứng nhận 10 sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu năm 2022

Thanh Hóa: Chứng nhận 10 sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu năm 2022

Sau khi xét chọn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cấp Bằng chứng nhận cho 10 sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu năm 2022 cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh này.
Tỉnh Vĩnh Long: Khuyến công gắn với nhu cầu thực tế

Tỉnh Vĩnh Long: Khuyến công gắn với nhu cầu thực tế

Nhờ khảo sát nhu cầu và bám sát tình hình của các cơ sở công nghiệp nông thôn, hoạt động khuyến công của tỉnh Vĩnh Long đã đáp ứng đúng nhu cầu thực tế.
Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề ở Việt Nam?

Cần làm gì để tăng cường liên kết phát triển cụm công nghiệp làng nghề ở Việt Nam?

Phát triển cụm công nghiệp làng nghề được kỳ vọng là hạt nhân đổi mới sáng tạo tại nông thôn, nhân tố thúc đẩy cơ khí hóa, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Hà Nội: Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành đồ gỗ mỹ nghệ - nội thất 2022

Hà Nội: Kết nối mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành đồ gỗ mỹ nghệ - nội thất 2022

Ngày 1/10, diễn ra lễ khai mạc Chương trình Kết nối “Mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững cho nhóm ngành đồ gỗ mỹ nghệ - nội thất năm 2022”.
Những nỗ lực vượt khó về khuyến công tại Bắc Ninh, Thái Bình sau dịch Covid-19

Những nỗ lực vượt khó về khuyến công tại Bắc Ninh, Thái Bình sau dịch Covid-19

Công tác khuyến công ở các tỉnh đã huy động các nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần ổn định phát triển kinh tế.
Thanh Hóa: Hiệu quả từ công tác khuyến công

Thanh Hóa: Hiệu quả từ công tác khuyến công

Công tác khuyến công của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, chỉ số công nghiệp tăng trưởng cao. Vai trò công tác khuyến công ngày càng khẳng định
Ninh Bình: Nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác khuyến công

Ninh Bình: Nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác khuyến công

Hoạt động khuyến công tỉnh Ninh Bình được triển khai đồng bộ, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống cho lao động
Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Nhiều khuyến nghị sát thực

Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc: Nhiều khuyến nghị sát thực

Tại Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc, đã có nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự, đại diện cho Sở Công Thương các tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động