35 năm, Việt Nam thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

Trong số này, 274 tỷ USD đã được giải ngân, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, tính lũy kế đến ngày 20/12/2022, cả nước có 36.278 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 438,69 tỷ USD.

35 năm, Việt Nam thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Samsung hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay - Trong ảnh là Chủ tịch Tập đoàn Samsung Jay Y. Lee đang đi thăm nhà máy của Samsung Việt Nam, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam cách đây ít ngày

Tháng 12 này là vừa tròn 35 năm Việt Nam mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài. Ngày 29/12 của 35 năm trước (năm 1987), Luật Đầu tư nước ngoài đã chính thức được thông qua. Đây cũng chính là dự luật đầu tiên được xây dựng ngay sau Đổi mới và là dự luật được coi là mang tính “lịch sử”.

Lý do rất dễ hiểu, bởi khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào cuối năm 1987, thì Hiến pháp 1980 vẫn đang có hiệu lực, mà Hiến pháp khi ấy chỉ đề cập 2 thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể - trong một nền kinh tế kế hoạch tập trung.

Vậy mà Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lại hướng đến một nguồn lực hoàn toàn mới: đầu tư trực tiếp nước ngoài. Phải tới tận năm 1990, Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân mới chính thức ra đời. Và Hiến pháp 1980 cũng phải tới tận năm 1992 mới được sửa đổi.

Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài ra đời, và đặc biệt là sau Diễn đàn Đầu tư 1991, với sự có mặt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, các làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài đã dồn dập đổ vào Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn và an toàn trong khu vực và trên toàn cầu.

Và nay, sau 35 năm, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài. Trong số này, đã có 274 tỷ USD đã được giải ngân, bằng 62,5% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Các dự án đầu tư nước ngoài đã đi vào hoạt động đã có những đóng góp to lớn cho kinh tế - xã hội Việt Nam trong 35 năm qua.

Chỉ tính riêng năm 2022 và chỉ tính riêng về xuất nhập khẩu, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã đóng góp tới 522 tỷ USD trong tổng thương mại hàng hóa hơn 700 tỷ USD của Việt Nam.

Trong đó, xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt gần 276,5 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ, chiếm 74,4% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 274,1 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ, chiếm 73,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 234,7 tỷ USD, tăng 7,4 % so cùng kỳ và chiếm 65,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung trong năm 2022, khu vực đầu tư nước xuất siêu 41,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 39,5 tỷ USD, không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 30,8 tỷ USD.

Chỉ một con số như vậy đã cho thấy những đóng góp to lớn của khu vực đầu tư nước ngoài đối với kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong những giai đoạn kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, khu vực đầu tư nước ngoài chính là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, sau 35 năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, với hơn 260,1 tỷ USD (chiếm 59,3% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, với gần 66,3 tỷ USD (chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện, với hơn 38,3 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư)…

Nếu theo đối tác, sau 35 năm, đã có 141 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam.

Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 81 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư). Singapore đứng thứ hai với hơn 70,8 tỷ USD (chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo lần lượt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông...

Tính theo địa bàn, 35 năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Trong đó, TP.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài với hơn 55,8 tỷ USD (chiếm 12,7% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với hơn 39,6 tỷ USD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với hơn 38,7 tỷ USD (chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư)…

Tin mới cập nhật

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Canada là thị trường khó tính, nhưng nhờ tuân thủ các quy định và có chiến lược phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã thành công trong việc thâm nhập thị trường này.

'Chìa khóa' để doanh nghiệp Việt bứt phá trong hội nhập

Trong bối cảnh hội nhập, doanh nghiệp Việt cần đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, phát triển nhân lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa.
Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam-Singapore nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việc Việt Nam và Singapore nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện là kết quả của nhiều năm hợp tác sâu sắc trên nhiều lĩnh vực.
Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam tăng 206%

Kim ngạch nhập khẩu của Argentina từ Việt Nam đạt 124 triệu USD, tăng 206,2%, chiếm 32,8% tổng nhập khẩu từ ASEAN và chiếm 2,2% tổng nhập khẩu với thế giới.
Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Thách thức bủa vây, làm gì để xuất khẩu gỗ đạt 18 tỷ USD?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải vượt qua nhiều thách thức để có thể đạt mục tiêu xuất khẩu gỗ và lâm sản khác năm 2025 đạt hơn 18 tỷ USD.
Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Các nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 10 quốc gia: Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Pháp, Malaysia và New Zealand.
Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất

Nhằm tăng hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hóa chất, Cục Hóa chất – Bộ Công Thương đang tập trung thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm.
Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Việt Nam xuất siêu gấp đôi sang thị trường CPTPP

Khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam năm vừa qua.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào chuyển biến tích cực

Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư từ Việt Nam sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023, tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 33,9%.
Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia ước đạt 10 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại Việt Nam-Campuchia đạt khoảng 10 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu ước đạt 5 tỷ USD sang thị trường này.

Tin khác

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi xanh để hàng hóa có cơ hội vào thị trường New Zealand

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều hơn cơ hội thâm nhập vào thị trường New Zealand nếu chú trọng đến sản xuất theo tiêu chuẩn xanh và phát triển bền vững.
Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Thương mại Việt Nam - Nhật Bản: Tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA song phương, đa phương

Các hiệp định thương mại tự do góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, trở thành trợ lực, là đòn bẩy cho quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Công tác xây dựng, thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam đã có sự phối hợp tích cực, hiệu quả của nhiều cơ quan, tổ chức nước ngoài.
Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Tận dụng hệ sinh thái hiệp định thương mại tự do tăng xuất khẩu dệt may

Dệt may được nhận định còn khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu nếu tận dụng tốt hơn nữa FTA nhưng làm thế nào để khai thác vẫn là câu chuyện đáng bàn.
Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, ‘làn gió mới’ trong tận dụng ưu đãi từ các FTA

Theo chuyên gia, việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng FTA là sự sáng tạo, đột phá và sẽ là ‘làn gió mới’ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các FTA.
Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Chiến dịch ANNEX trao đổi thông tin hải quan tăng cường kiểm soát phòng, chống ma túy

Tổng cục Hải quan tăng cường thu thập thông tin về cách thức, thủ đoạn buôn lậu, vận chuyển trái phép ma tuý trên tuyến chuyển phát nhanh, bưu điện quốc tế…
Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Chuyên gia nhận định về kịch bản kinh tế của Việt Nam sau bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ

Dù ứng cử viên nào trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 47, Việt Nam cũng cần có những kịch bản kinh tế mang tính thích nghi cao với những bất định của tình hình.
Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Tận dụng các FTA ngành cà phê: Chìa khóa ‘vàng’ để doanh nghiệp Việt mở cửa xuất khẩu

Việc tham gia vào Hệ sinh thái tận dụng các FTA sẽ là chìa khóa “vàng” để doanh nghiệp trong ngành cà phê tại Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, vươn ra thế giới.
Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại

Giải pháp nào để sản phẩm thương hiệu Việt định vị tại 'sân chơi' ngoại?

Để sản phẩm Thương hiệu Quốc gia vươn xa, cần tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp tạo chuỗi sản xuất kinh doanh với những sản phẩm mang giá trị thuần Việt.
Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Doanh nghiệp Đức tiếp tục mở rộng đầu tư và cam kết phát triển bền vững tại Việt Nam

Hiệp hội các Doanh nghiệp Đức vừa công bố những bước tiến đạt được trong quý II năm 2024, nhấn mạnh sự mở rộng hoạt động của các thành viên tại Việt Nam.

Đọc nhiều

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Xu hướng chọn trà sữa, cà phê giá bình dân đang lan rộng trong giới trẻ và dân văn phòng, kéo theo làn sóng điều chỉnh mô hình kinh doanh của doanh nghiệp F&B.
Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên hạn chế việc mua đuổi và cần thực hiện hóa một phần lợi nhuận.
Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Nhận định chứng khoán 5/5: Thị trường khởi sắc

Các chuyên gia chứng khoán kỳ vọng, hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) chính thức vận hành sẽ đem lại nhiều khởi sắc cho thị trường chứng khoán.
Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên cân nhắc bán ngắn hạn một số cổ phiếu có dấu hiệu tiêu cực về giá và xu thế ngắn hạn.
Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Nhận định chứng khoán 7/5: Ưu tiên nắm giữ danh mục

Các chuyên gia chứng khoán khuyến nghị, nhà đầu tư nên nắm giữ danh mục hiện tại và kiên nhẫn chờ đợi sự bùng nổ để gia tăng thêm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu.
Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Nhận định chứng khoán 6/5: Thị trường có xu hướng hồi phục

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, VN-Index vẫn tiếp tục thể hiện xu hướng hồi phục với kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng kháng cự 1.270-1.300 điểm.
'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giá cát 'nhảy múa' khiến thị trường vật liệu xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh gặp khó, nhiều người dân, doanh nghiệp dù có tiền cũng khó mua được cát.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Trong khi mở rộng thị trường đang gặp nhiều khó khăn, thì tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do được các chuyên gia khuyến nghị là “kênh” hiệu quả.
Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Tỉnh Quảng Ninh đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa bảo tồn di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học, tăng trưởng kinh tế xanh.
Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Đa dạng thị trường là mục tiêu hướng đến của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên đây được xác định là thách thức không nhỏ, cần hợp lực từ nhiều phía.
Phiên bản di động