VinaCapital: Ngành ngân hàng Việt vẫn có sức hấp dẫn cao
Rủi ro không có tính hệ thống
Theo ông Michael Kokalari, không có quỹ nào của VinaCapital đầu tư vào VTP hoặc SCB. Tuy vậy, các sự kiện xảy ra với Vạn Thịnh Phát và SCB (cuối tuần qua Ngân hàng nhà nước thông báo đã đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt), theo VinaCapital là không có tính rủi ro hệ thống.
![]() |
Trả lời câu hỏi của các nhà đầu tư rằng liệu có bất kỳ hậu quả tiềm ẩn nào trong hệ thống ngân hàng từ các sự kiện gần đây hay không, VinaCapital khẳng định câu trả lời là “không”, dựa trên ba bằng chứng.
Thứ nhất, các ngân hàng khác không bị rút tiền ồ ạt. Thứ hai, thị trường liên ngân hàng tiếp tục hoạt động bình thường kể từ khi có thông tin về SCB. Thứ ba, nhóm ngân hàng của S&P cho rằng rủi ro từ sự kiện này chỉ giới hạn ở từng ngân hàng và không kỳ vọng sẽ có tác động mạnh mẽ đến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của S&P với Việt Nam.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng VinaCapital, SCB không phải là một vấn đề mang tính hệ thống, mà là trường hợp cá biệt của một ngân hàng.
Theo ông Michael Kokalari, trong ngắn hạn, những rủi ro đối với ngành ngân hàng có thể đến từ hai yếu tố. Thứ nhất là biên lợi nhuận mỏng, do chi phí huy động vốn cao hơn và điều chỉnh lãi suất cho vay chậm hơn, một phần là do chính phủ kêu gọi hạn chế tốc độ tăng lãi suất cho vay. Thứ hai, rủi ro với chất lượng tài sản là trái phiếu doanh nghiệp có khả năng không thể tái cấp vốn, chuyển nhượng hoặc hoàn trả trong bối cảnh các yêu cầu phát hành chặt chẽ hơn (và có thể làm lung lay niềm tin vào các đợt phát hành trái phiếu trong tương lai).
Tuy nhiên, VinaCapital cho rằng, định giá cổ phiếu ngân hàng Việt Nam hiện đang ở mức rẻ với P/B trung bình 1.3x so với 19.2% ROE và P/E FY22 ở mức 9.1x so với mức tăng trưởng thu nhập dự kiến ít nhất là 30% vào năm 2022 và 20% vào năm 2023.
Chính vì vậy, trong dài hạn, ngành ngân hàng tiếp tục có sức hấp dẫn cao do tỷ suất lợi nhuận cao, chất lượng tài sản được kiểm soát tốt, tỷ lệ thâm nhập của các khoản vay thế chấp và bán lẻ thấp, và thu nhập tăng. Điều này nghĩa là Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế, do đó ngành ngân hàng của đất nước chưa đến giai đoạn bão hòa.
Tin mới cập nhật

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Đà Nẵng: Doanh nghiệp sản xuất khó tiếp cận tín dụng xanh

Những cách tính lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng nhanh nhất

Infographic | Những ngân hàng nào giảm lãi suất huy động?

Chuyên gia dự báo ‘nóng’ về xu hướng tỷ giá 2025

Cải thiện ‘sức khỏe’, ngân hàng đua hút vốn ngoại

Infographic | Top ngân hàng có lợi nhuận cao nhất năm 2024

Kiều hối sẽ đạt mức kỷ lục trong năm 2024?

Nhận định chứng khoán 26/12: Cổ phiếu ngân hàng có tiếp tục hút dòng tiền?

Cần Thơ: Bước tiến trong phát triển thanh toán không dùng tiền mặt
Tin khác

Ngân hàng Việt Nam Hiện Đại - MBV kiện toàn bộ máy lãnh đạo

Đổi mới chiến lược phòng chống rủi ro gian lận tài chính với AI/ML

Ngân hàng vào mùa ‘hút’ kiều hối

Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trực tuyến, phê duyệt hồ sơ chỉ trong vài phút

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Một số diễn biến mới tại cổ phiếu của ACB

Bac A Bank gửi ngàn quà tặng cực chất tri ân chủ thẻ tín dụng nhân dịp mừng sinh nhật 30 năm

Bac A Bank: Khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Kita Invest: Gánh khối nợ khổng lồ, khả năng trả nợ yếu vẫn được rót vốn
Đọc nhiều

Hà Tĩnh: Cận cảnh các nút giao cao tốc Bắc - Nam sắp đi vào hoạt động

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Cận kề nghỉ lễ 30/4 – 1/5, vé máy bay nội địa 'cháy hàng'

Nghỉ lễ 30/4 – 1/5: Gợi ý điểm đến vừa đẹp, vừa hợp túi tiền

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh
