Thêm một tỷ cây xanh để nâng cao chất lượng cuộc sống
Nghèo hóa rừng giàu
Hiện, độ che phủ rừng toàn quốc đạt khoảng 42% nhưng chủ yếu do mở rộng diện tích rừng trồng, còn chất lượng của rừng tự nhiên tiếp tục giảm… Trong 15 năm qua, rừng phòng hộ cả nước đã mất khoảng 0,6 triệu ha; riêng giai đoạn 2006 – 2015, diện tích rừng phòng hộ giảm từ 5,2 triệu ha xuống còn 4,4 triệu ha và từ năm 2015 đến nay diện tích rừng phòng hộ ở mức 4,6 triệu ha.
![]() |
Tăng cường trồng rừng để bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế |
Chất lượng rừng tự nhiên và tính đa dạng sinh học của một số trạng thái rừng thấp. Kết quả điều tra, kiểm kê rừng năm 2016 cho thấy, chỉ có 8,75% diện tích rừng tự nhiên là rừng giàu, còn lại là rừng trung bình (24,79%), rừng nghèo (53,45%) và rừng nghèo kiệt phục hồi (13,01%).
Điển hình tại Quảng Nam, độ che phủ rừng ở đây đến nay đã đạt hơn 59%, song trong các khu rừng phòng hộ ở Đông Giang, Phú Ninh, Bắc Trà My, hàng nghìn ha đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ bị người dân lấn chiếm trồng rừng sản xuất. Để nâng cao độ che phủ theo hướng chất lượng, trồng rừng gỗ lớn, đồng thời chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn, Quảng Nam đã lập kế hoạch chống mất rừng và suy thoái rừng theo chương trình REDD+.
Đối với cây xanh đô thị ở nước ta cũng chưa đạt tiêu chuẩn về độ che phủ hay cân bằng hệ sinh thái. Điển hình tại Hà Nội, tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh chỉ đạt 2 - 3 m2/người, không đạt quy chuẩn và bằng 1/5 - 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới.
Đây là những thách thức không nhỏ trong giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế lâm nghiệp với bảo vệ môi trường bền vững.
Phát triển hài hòa
Mục tiêu đề án đặt ra: Đến hết năm 2025, cả nước trồng được một tỷ cây xanh, trong đó 690 triệu cây trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất.
Cụ thể, 690 triệu cây xanh phân tán khu vực đô thị và nông thôn sẽ chọn loài cây trồng phù hợp với mục đích, cảnh quan và điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của từng địa phương, từng khu vực cụ thể; ưu tiên trồng cây bản địa, thân gỗ, đa mục đích, có giá trị bảo vệ môi trường, tác dụng phòng hộ cao, cây quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương/vùng/miền.
Với 310 triệu cây xanh trồng trong rừng gồm: Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 70 triệu cây; trồng mới rừng sản xuất 240 triệu cây.
Theo tính toán của chuyên gia, với 1 tỷ cây xanh được trồng mới sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ cây xanh trên đầu người; nâng cao chất lượng rừng và tăng tỷ lệ che phủ, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Đặc biệt, 1 tỷ cây xanh trồng mới sẽ mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, môi trường. Bởi 690 triệu cây xanh phân tán đô thị và nông thôn còn cho sản phẩm là hoa, quả, thực phẩm dược liệu... góp phần tạo thu nhập tăng thêm từ lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho tiêu dùng, thông qua các mô hình nông - lâm - ngư kết hợp cho người dân tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.
Phát biểu hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh do Thủ tướng Chính phủ phát động, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh, trồng cây vì một “Việt Nam xanh” cho các thế hệ hôm nay và mai sau cũng chính là sửa chữa, khắc phục những sai lầm trong ứng xử với tự nhiên thời gian dài vừa qua, đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về cuộc sống hài hòa với thiên nhiên trên bản đồ thế giới.
Từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương trong cả nước đã ra quân trồng cây xanh hưởng ứng tích cực đề án, như: TP. Hà Nội, Bắc Ninh, Nghệ An, Hải Dương… Kế hoạch thực hiện trong năm 2021, sẽ trồng khoảng 182 triệu cây. Từ năm 2022 - 2025, trồng bình quân 204,5 triệu cây/năm. |
Tin mới cập nhật

Lâm Đồng cam kết đồng hành, 'trải thảm đỏ' đón nhà đầu tư

Quảng Ninh: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng

Top món ăn sáng ngon thế giới gọi tên bún bò Huế

Nở rộ chiêu lừa đặt phòng, vé máy bay qua mạng xã hội

Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh ngày 30/4

Món ăn đường phố Việt lọt top ngon nhất Đông Nam Á

Infographic | Chi tiết địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật mừng đại lễ 30/4

Đại thắng mùa Xuân 1975: Mốc son chói lọi của lịch sử

Nở rộ trào lưu 'cà phê yêu nước' dịp 30/4

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và Quốc khánh 2/9 của năm 2025
Tin khác

Du lịch Khánh Hòa nâng chất du lịch dịp cao điểm 30/4 – hè 2025

Du lịch TP. Hồ Chí Minh đón 'cơ hội vàng' dịp 30/4

Tuồng, chèo, cải lương hòa nhịp mừng Đại thắng mùa Xuân

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Tổ chức loạt sự kiện tôn vinh quyền tác giả nhân Ngày sở hữu trí tuệ thế giới 26/4

Khởi động cuộc thi Hoa hậu biển đảo Việt Nam 2025

Hà Tĩnh: Dự án chưa bàn giao, hàng loạt cây xanh đã bị chết

Bắc Giang dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP quý I/2025

Dẫn đầu khu vực nhờ giáo dục: Việt Nam đã sẵn sàng?

Kỹ năng sinh tồn khi xảy ra động đất
Đọc nhiều

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
