Sữa Quốc tế quyết giành thị phần phía Nam, mục tiêu phá kỷ lục doanh thu 8.000 tỷ
Tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên sắp tới của Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (UPCoM: IDP) cho thấy nhiều nội dung quan trọng, bao gồm kế hoạch thay đổi tên gọi, thay đổi nhận diện thương hiệu và di dời trụ sở chính.
Cụ thể, IDP trình cổ đông phương án đổi tên công ty thành Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế Lof với tên viết tắt là LOF, thay vì IDP như hiện tại. Cùng với đó, trụ sở chính được đề xuất chuyển từ huyện Ba Vì, Hà Nội đến Khu công nghiệp Bàu Bàng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
![]() |
Cổ phiếu IDP đang giao dịch tại vùng giá 250.000 đồng/cổ phiếu nhưng với thanh khoản thấp, nhiều phiên không có giao dịch. Giá trị vốn hóa thị trường hiện hơn 15.300 tỷ đồng |
Đây là nơi doanh nghiệp đang đặt nhà máy sữa tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng. Ban lãnh đạo cũng xin ý kiến dời tiến độ xây dựng cơ bản đến quý II, tiến độ lắp đặt máy móc trong quý III và sẽ đưa công trình vào hoạt động từ quý I/2025.
Đây được xem là bước đi lớn trong chiến lược "Nam tiến” của IDP sau những thành công nhất định tại khu vực miền Bắc.
ĐHĐCĐ sắp tới cũng sẽ thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024, dựa trên tờ trình của ban lãnh đạo IDP, trong đó mục tiêu doanh thu thuần dải từ 7.800 tỷ đồng - 8.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 17 - 20% so với kết quả kỷ lục thực hiện được từ năm trước.
Bên cạnh đó, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế dao động trong khoảng 850 - 950 tỷ đồng, tức trong kịch bản thấp sẽ giảm 5% và kịch bản cao sẽ tăng trưởng 6% trên mức nền kỷ lục. Lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) được đặt mục tiêu 1.250-1.350 tỷ đồng, tăng 2 - 10% so với mức 1.229 tỷ đồng của năm 2023.
Nhìn lại bức tranh kinh doanh 2023, IDP đã một năm làm ăn khấm khá khi ghi nhận doanh thu thuần xác lập kỷ lục với 6.655 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với năm trước. Lãi sau thuế “bỏ túi” tăng 10% đạt 894 tỷ đồng, cũng là kết quả lãi ròng cao nhất trong lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp.
Về kết quả này, lãnh đạo IDP cho biết đây là mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh các công ty ngành sữa cạnh tranh gay gắt, nhất là trong các hoạt động truyền thông và khuyến mãi. Nhờ chính sách quản lý doanh nghiệp hiệu quả, thị phần của doanh nghiệp vẫn tăng trưởng ở tất cả các phân khúc đang tham gia như sữa trái cây (tăng 3%), sữa chua uống (tăng 0,3%) và cacao lúa mạch (tăng 2%).
Kết thúc năm 2023, quy mô tổng tài sản IDP đạt 5.288 tỷ đồng, tăng 8% trong một năm qua. Trong đó, cơ cấu tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn nhất với 3.573 tỷ đồng, tăng 33% so với thời điểm đầu năm. Nợ phải trả tính đến ngày 31/12/2023 là 2.253 tỷ đồng, tăng gần 11%.
Trong một diễn biến khác, IDP mới đây đã thông báo phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty (ESOP).
Theo đó, IDP dự kiến phát hành gần 1,18 triệu cổ phiếu, chiếm 1,9% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 đồng/cp. Số tiền huy động tương ứng là gần 11,8 tỷ đồng sẽ được bổ sung vốn chủ sở hữu phục vụ nhu cầu kinh doanh của công ty. Thời gian nhận tiền mua cổ phiếu từ ngày 1/3 đến ngày 11/3. Thời gian hạn chế chuyển nhượng là 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
Đáng nói, so với thị giá cổ phiếu IDP hiện tại là 250.000 đồng/cp, mức giá phát hành của lô cổ phiếu nói thấp hơn tới 99,96%.
Theo IDP, mục đích phát hành ESOP là nhằm ghi nhận và thưởng cho sự đóng góp của các nhân viên đối với sự phát triển của công ty; đồng thời khuyến khích nhân viên chủ chốt gắn bó với công ty.
Diễn biến thị trường chứng khoán, cổ phiếu IDP đang giao dịch tại vùng giá 250.000 đồng/cổ phiếu nhưng với thanh khoản thấp, nhiều phiên không có giao dịch. Giá trị vốn hóa thị trường hiện hơn 15.300 tỷ đồng.
Tin mới cập nhật

Thị trường tìm điểm cân bằng, chuẩn bị đón sóng mới

An toàn hệ thống tín dụng: Cần đòn bẩy pháp lý mới

Quý I/2025, Google, Meta, Microsoft, TikTok... nộp 2.832 tỷ đồng tiền thuế

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam tháng 4/2025?

Điều gì khiến thanh khoản trái phiếu tháng 3 khởi sắc?

Nhóm ngành nào có thanh khoản tăng nổi bật trong tháng 3/2025?

Thị trường chứng khoán đối mặt thách thức và cơ hội mới

Tổng vốn đầu tư nước ngoài quý I/2025 tăng gần 35%

Việt Nam có gần 10 triệu tài khoản chứng khoán

Trái phiếu quý I: Phát hành mới giảm, giao dịch thứ cấp tăng
Tin khác

Thu thuế thương mại điện tử quý I/2025 vượt 34 nghìn tỷ đồng

Khối lượng giao dịch phái sinh tháng 3 tăng mạnh

Thanh khoản trái phiếu bùng nổ, khối ngoại mua ròng kỷ lục

Infographics | Dữ liệu của cơ quan thuế với hoạt động thương mại điện tử

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng 15-20% trong năm 2025

Thị trường chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Thị trường chứng khoán hút dòng tiền nhờ định giá hấp dẫn

Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất điều hành

Infographic | Thu ngân sách Nhà nước hai tháng đạt gần nửa tỷ đồng

Tin mới nhất về đánh thuế tài sản thừa kế của giới siêu giàu
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Từ đường dây nóng, lật tẩy hàng trăm vụ vi phạm

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

Cao tốc Bắc - Nam, đòn bẩy để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Hơn 7.200 vị trí việc làm 'đợi' nhân lực chất lượng cao
