Sẽ quy định quản lý app nhắn tin, gọi điện xuyên biên giới vào Luật Viễn thông sửa đổi
Chính phủ yêu cầu xem xét điều chỉnh giảm giá cước viễn thông Tránh rủi ro khi giao kết hợp đồng viễn thông và truyền hình trả tiền |
Sự xuất hiện và phổ biến của các app nhắn tin, gọi điện như Zalo, Viber, WhatsApp, Telegram đã đặt ra những vấn đề mới trong công tác quản lý hoạt động viễn thông. Những nền tảng này sẽ được quy định quản lý trong Luật Viễn thông sửa đổi.
Trong quá trình chuyển đổi số, các nhà mạng có xu hướng trở thành những nền tảng số, các công ty công nghệ số. Các doanh nghiệp này cung cấp rất nhiều dịch vụ, từ nội dung số cho đến dịch vụ viễn thông, Internet. Theo Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT), lĩnh vực viễn thông đang xuất hiện những vấn đề từng thấy trong lĩnh vực phát thanh truyền hình và Internet về việc quản lý các nền tảng xuyên biên giới.
![]() |
Người dùng ngày càng sử nhiều các app để thông tin. Ảnh: TTXVN |
Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết: "Quan điểm của Bộ Thông tin Truyền thông là dịch vụ có tính chất giống nhau sẽ quản lý giống nhau. Chính vì vậy, Cục Viễn thông đã đề xuất đưa quy định dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là dịch vụ viễn thông vào dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi".
Trong dự thảo sửa đổi Luật Viễn thông sẽ được trình lên Quốc hội thời gian tới, Bộ Thông tin Truyền thông đã quy định rõ những hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông. Đây không chỉ là các hành vi của doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông mà bao gồm cả những hành vi bị cấm đối với người sử dụng mạng viễn thông.
“Đó là những hoạt động sử dụng mạng viễn thông để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như lừa đảo, bôi nhọ, nói xấu cá nhân, tổ chức, tung tin giả, lan truyền thông tin thất thiệt chống Nhà nước. Luật Viễn thông sửa đổi sẽ làm rõ quy trình xử lý đối với những đối tượng này”, ông Nguyễn Thành Phúc cho biết.
Trước đó, dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi đã đặt vấn đề về việc quản lý các dịch vụ OTT nhằm có biện pháp bảo vệ người dùng Việt Nam khi sử dụng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện xuyên biên giới. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi là việc đưa các dịch vụ nhắn tin, gọi điện OTT như Zalo, Viber, WhatsApp, Telegram vào trong phạm vi điều chỉnh của Luật.
Cụ thể, trong dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi đã đưa ra các quy định về việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó, việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam phải theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp không thu cước phí, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam phải thông báo với Bộ Thông tin Truyền thông về thông tin liên hệ.
Với trường hợp có thu cước hoặc không thu cước người sử dụng nhưng có số lượng người sử dụng hoặc phát sinh lưu lượng tại thị trường Việt Nam vượt mức ngưỡng theo quy định, phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam hoặc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam hoặc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Tin mới cập nhật

Nền kinh tế kỹ thuật số Đông Nam Á có thể cán mốc 1.000 tỷ USD

Sẽ quy định bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng, nền tảng số

Những sàn thương mại điện tử nào cho phép người mua được đồng kiểm hàng?
Tin khác

Dolby đẩy mạnh quảng bá công nghệ âm thanh và hình ảnh tại thị trường Việt Nam

Doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số thực chất, hiệu quả

Quy mô kinh tế Internet Việt Nam có thể đạt 49 tỷ USD vào năm 2025

Việt Nam được kỳ vọng trở thành "ngôi sao logistics" của châu Á

Israel chia sẻ kinh nghiệm về bảo mật an ninh mạng với Việt Nam

Sự cố tấn công mạng vào hệ thống tại Việt Nam giảm gần 47%

Kinh tế số Việt Nam: Thời cơ vàng, thách thức lớn

Người tiêu dùng quan tâm hơn tới xác thực thanh toán bằng sinh trắc học

Tối ưu hiệu quả marketing dựa trên dữ liệu với giải pháp từ AppsFlyer và KMS Solutions
Đọc nhiều

Lịch cắt điện hôm nay 29/5 tại Hà Nội: Cắt điện để bảo dưỡng đường dây

Bản tin gỡ khó của EVN và bài học "việc hôm nay chớ để ngày mai"

Chuyên gia kinh tế: "Mua điện tái tạo chuyển tiếp phải đúng các quy định của pháp luật"

Lịch cắt điện hôm nay 2/6 tại Hà Nội: Nhiều khu vực tại quận Hà Đông bị cắt điện

Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Lịch cắt điện hôm nay 1/6 tại Hà Nội: Những khu vực nào bị cắt điện?

Gỡ vướng điện tái tạo chuyển tiếp: 40 chủ đầu tư đã được ký hợp đồng

Lịch cắt điện hôm nay 30/5 tại Hà Nội: Nhiều nơi hoãn cắt điện

Hơn 1.650 drone tham gia trình diễn ánh sáng tại Festival Biển Nha Trang 2023
