PGS.TS Nguyễn Thường Lạng: Vẫn còn dư địa cho tăng trưởng kinh tế 2024
Dự báo tăng trưởng năm 2024 của Việt Nam ở mức 6% Áp dụng bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh từ ngày 15/12 Việt Nam nằm trong số 20 nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao |
Chuyên gia kinh tế PGS.TS Nguyễn Thường Lạng tiếp tục chia sẻ câu chuyện về những bài học tăng trưởng kinh tế 2023 và những điểm nhìn cho năm 2024.
Ông nhìn nhận thế nào về những khó khăn của kinh tế Việt Nam năm 2023?
Khó khăn chính là thiếu đơn hàng, tổng cầu hàng Việt Nam giảm, bất ổn cao nhất là lạm phát và nhiều biện pháp, hàng rào kỹ thuật của các nước làm tăng chi phí xuất khẩu, chính sách lãi suất điều chỉnh liên tục, chính sách tài khoá hỗ trợ thực tiễn còn bất cập, năng lực doanh nghiệp tận dụng triệt để ưu đãi cam kết quốc tế còn hạn chế so với tiềm năng. Vốn đầu tư công chưa giải ngân đúng kế hoạch cũng gây chậm tiến độ dự án, làm giảm phần nào dòng chảy kinh tế.
Ông Nguyễn Thường Lạng |
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,05% là một thắng lợi rất lớn, dòng vốn FDI vào đạt mức kỷ lục, tốc độ xuất nhập khẩu ở mức cao, du lịch phát triển mạnh cho thấy sức chống chịu rất cao của nền kinh tế, thực lực và tiềm lực đều được cải thiện, đà tăng truởng vẫn còn khả quan. Cần khẳng định thêm là qua một năm khó khăn, nội lực của nền kinh tế đã được tích luỹ đáng kể.
Đúng là gian nan thử sức ngặt nghèo nhưng không làm chùn bước tiến của nền kinh tế.
Từ những điểm nhìn đó ông cho biết về những dư địa và điều cần làm cho tăng trưởng 2024, đặc biệt là trên lĩnh vực xuất nhập khẩu?
Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn lớn. Thị trường xuất khẩu vẫn còn lớn, nhất là thị truờng các đối tác trong các hiệp định. Kinh tế thế giới 2024 có nhiều tiềm năng phát triển khi kiểm soát lạm phát, tiến bộ công nghệ phát triển làm bùng nổ tổng cầu, mở rộng khả năng tăng chi tiêu.
Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi, kinh tế Mỹ có xu hướng ổn định, châu Âu mặc dù có xung đột song sẽ có chiến lược thích ứng, không dẫn đến lao dốc, các rào cản tuy có tăng song doanh nghiệp Việt có khả năng thích nghi cao và có thể tìm thấy nhiều cơ hội mới, theo quan điểm lạc quan.
Ảnh minh hoạ. |
Trong bối cảnh đó cần tăng cường tìm kiếm thị trường, hiểu rõ rào cản để thích ứng và liên tục thực hiện ngoại giao kinh tế quyết liệt, tiếp tục cải thiện môi truờng kinh doanh triệt để hơn nữa nhằm tiết giảm thời gian và chi phí cao nhất cho doanh nghiệp, ổn định giá cả, duy trì lạm phát thấp, thực hiện triệt để các gói hỗ trợ và phục hồi.
Đẩy mạnh đầu tư công với các đại dự án, hoàn thiện thế chế đầu tư công, loại bỏ ách tắc, thủ tục, khuyến khích đầu tư tư nhân, thu hút FDI chất luợng cao, quyết liệt chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng. Cần có các chương trình xúc tiến thực chất. Đặc biệt cần chú ý cải thiện cán cân thương mại dịch vụ, phát triển mạnh các dịch vụ có lợi thế cao như dịch vụ du lịch, viễn thông, coi trọng dịch vụ vận tải, logistics, giảm bằng được hàng tồn kho.
Thúc đẩy khởi nghiệp, thúc đẩy liên kết vùng và phát triển hạ tầng cơ sở mức độ cao hơn nữa, tăng kết nối hiệu quả, khai thác thị truờng Halal, phát triển ngành gạo với mô hình mới, quy mô lớn, chất lượng cao. Thực hiện các giải pháp tạo phát thải thấp, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn để tạo sự đột phá, phát triển thị trường tài chính- tiền tệ, thúc đẩy việc hình thành các trung tâm kinh tế có cơ chế đặc thù, phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán để tạo động lực phát triển mới…
Dư địa phát triển còn rộng, có thể nói như thế về năm 2024.
Xin cảm ơn ông.