Ngành tôm Việt Nam: Hiệu quả từ mô hình liên kết
Triển khai kế hoạch hành động phát triển ngành tôm Việt Nam VASEP: Ngành tôm Việt Nam đối mặt với áp lực nguồn cung Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng 39% trong năm 2024 |
Mở rộng thị trường đầu ra sản phẩm
Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu (xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) xây dựng được một chuỗi sản xuất liên kết đồng bộ từ xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào đến thị trường tiêu thụ đầu ra, đặc biệt là khâu quản lý chất lượng để có được sản phẩm tốt nhất.
![]() |
Người nuôi tôm cần hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị để thực hành nuôi theo chuẩn quốc tế giúp nâng cao tính hiệu quả. Ảnh: Tích Chu |
Hiện tại, hợp tác xã đã liên kết với 5 hợp tác xã bạn, trong đó có 4 hợp tác xã trong tỉnh và 1 hợp tác xã thuộc huyện Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) với trên 250 ha diện tích thực nuôi. Doanh thu hàng năm của hợp tác xã (3 năm gần đây) đạt trên dưới 40 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho trên 300 lao động, đặc biệt là ưu tiên đối tượng người dân tộc thiểu số với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
Sản phẩm tôm của của Hợp tác xã Artemia Vĩnh Châu hiện được tiêu thụ trên khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như Nhật Bản và châu Âu với kim ngạch gần 1 triệu USD mỗi năm.
Còn tại tỉnh Kiên Giang, nhờ mạnh dạn hưởng ứng chủ trương của phòng Nông nghiệp huyện An Minh, năm 2017, Hợp tác xã Dịch vụ Tôm cua lúa Thạnh An (xã Đông Thạnh, huyện An Minh) đã trở thành hợp tác xã tiên phong kí kết sản xuất lúa hữu cơ với doanh nghiệp. Giờ đây, đời sống của thành viên trong hợp tác xã đã thay đổi rõ rệt.
"Lúc đầu thu nhập cũng bấp bênh, chỉ đủ chi phí cho gia đình nhưng từ khi chuyển sang sản xuất tôm với lúa, đặc biệt là lúa hữu cơ nên bán được giá và được bao tiêu sản phẩm nên bà con mình rất đồng tình, hiện nay kinh tế gia đình rất phấn khởi", ông Nguyễn Văn Khánh - Giám đốc Hợp tác xã tôm cua lúa Thạnh An - cho biết.
Hợp tác xã thủy sản Hưng Phú (ấp An Nghiệp, xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) có tổng diện tích nuôi tôm là 125 ha, sản lượng tôm ước 750 tấn/năm. Hiện đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm dài hạn với Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX), mở rộng thu mua tôm nguyên liệu từ các thành viên hợp tác xã đến các hộ nuôi lân cận, hỗ trợ xét nghiệm tôm nguyên liệu. Tôm nuôi theo tiêu chuẩn ASC và được doanh nghiệp STAPIMEX bao tiêu đầu ra, với giá tốt. Bên cạnh đó, hợp tác xã còn chuyển đổi một phần diện tích nuôi tôm chuyên canh sang nuôi tôm kết hợp nuôi cá, nhằm phục vụ du lịch sinh thái.
Hợp tác xã làm tăng giá trị bằng cách sản xuất tôm khô, cá khô cung ứng trên thị trường và liên kết các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch, cửa hàng OCOP, siêu thị trong và ngoài tỉnh để cung cấp sản phẩm tôm khô, cá khô các loại phục vụ người tiêu dùng. Sản phẩm Giá trị gia tăng nổi tiếng của hợp tác xã, được đông đảo người tiêu dùng biết đến chính là “tôm một gió”. Sản phẩm được xếp hạng OCOP 4 sao của tỉnh và là sản phẩm OCOP duy nhất thuộc nhóm thuỷ sản được xếp hạng vinh dự này.
Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất lúa tôm Trí Lực (ấp 5, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) được thành lập năm 2018. Hiện nay, hợp tác xã có 15 thành viên và trên 200 hộ dân liên kết sản xuất lúa - tôm chất lượng cao với Công ty CP Dịch vụ và Chế biến Thủy sản Cà Mau (CASES).
Hợp tác xã đã cùng với địa phương đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tôm sinh thái. Đến nay, xã Trí Lực đã trở thành vùng trọng điểm sản xuất tôm - lúa hữu cơ của tỉnh Cà Mau. Sản phẩm lúa và tôm của hợp tác xã được liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn. Không chỉ phát triển với vai trò làm vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp, hợp tác xã đã thúc đẩy phát triển sản phẩm chế biến. Sản phẩm gạo ST24 của Hợp tác xã Trí Lực đã làm nên thương hiệu Hoàng Yến và được UBND tỉnh chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Điểm đặc biệt của mô hình là lúa và tôm được sản xuất theo quy trình sạch để đảm bảo cho tôm phát triển tốt và lúa phát triển song song mà không sử dụng hoá chất, phân bón hoá học để tạo nguồn gạo sạch, chất lượng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Đây là mô hình được đánh giá phù hợp với vùng ven biển, thích ứng cao với điều kiện xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay và trong tương lai.
Nâng cao sức cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam
Trong 6 năm (2018 - 2024), ngành tôm Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong sản xuất và xuất khẩu. Diện tích nuôi tôm tăng trung bình 5% mỗi năm, trong khi sản lượng tăng trung bình 8,4%, chủ yếu nhờ năng suất nuôi tôm chân trắng cải thiện.
Sản lượng tôm chân trắng tăng liên tục và tăng mạnh 82% sau 5 năm với mức tăng trung bình 13% mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng tôm sú ghi nhận mức giảm trung bình 1,5% và giảm 8% sau 6 năm, năng suất không có sự tăng trưởng đáng kể so với tôm chân trắng. Sau 5 năm, xuất khẩu tôm chân trắng ngày càng chiếm ưu thế trong sản phẩm tôm xuất khẩu nhờ tăng trưởng mạnh (tăng trung bình năm 7%).
Sản phẩm tôm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn (60%) trong tổng xuất khẩu tôm Việt Nam. Tôm chế biến chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể ở một số thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản). Tỷ trọng tôm chế biến tại thị trường Mỹ cao nhất (trên 50%) so với tại thị trường EU, Nhật Bản trên 40%, Hàn Quốc trên 30%, trong khi ASEAN và Trung Quốc ở mức thấp (4 - 10%).
Tôm của Việt Nam là 1 trong 2 loài thủy sản nằm trong chiến lược phát triển nuôi của quốc gia. Việt Nam có hơn 350 cơ sở sản xuất tôm đủ điều kiện xuất khẩu. Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đạt trên 150 triệu USD, chiếm gần 35% tổng kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam là quốc gia được đánh giá có công nghệ chế biến tôm hiện đại nhất và có thế mạnh về sản xuất hàng giá trị giá tăng.
Theo ông Phạm Quốc Sinh - Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến hết ngày 31/12/2024, cả nước có 875 hợp tác xã nuôi trồng thủy sản, trong đó có 120 hợp tác xã nuôi tôm ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu,...
Doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã nuôi tôm đạt khoảng 9,7 tỷ đồng/năm. Lãi bình quân hợp tác xã tôm nghiệp đạt 1,2 tỷ đồng/năm. Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên hợp tác xã tôm đạt 8 triệu/tháng.
Các hợp tác xã nuôi tôm công nghệ cao cũng được phát triển mạnh, trong đó, riêng Bạc Liêu có 86 hợp tác xã có nuôi tôm, trong đó có 57 hợp tác xã (chuyên nuôi tôm), 25 hợp tác xã lúa tôm, 4 hợp tác xã tổng hợp và nuôi tôm, có 6 hợp tác xã với diện tích nuôi tôm công nghệ cao trên 500 ha, thu hút trên 150 hộ thành viên tham gia sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
Việc đẩy mạnh liên kết trong phát triển sản xuất giữa hợp tác xã và doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam trong bối cảnh cung vượt cầu và cạnh tranh gay gắt giữa các nước sản xuất, cung ứng tôm toàn cầu.
Tổng số chuỗi liên kết theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP được hình thành trong ngành tôm là 49 chuỗi tôm. Tổng diện tích liên kết chuỗi tôm là 6.922 ha. Tổng sản lượng liên kết chuỗi tôm là 25.291 tấn. Tỷ lệ giá trị sản phẩm tôm được sản xuất giới các hình thức liên kết là 19,68%. |
Tin mới cập nhật

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Quý I/2025: Tăng trưởng nông lâm thủy sản đạt 3,74%

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Thanh long vươn lên top đầu xuất khẩu rau quả Việt

Hà Nội: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa quý I/2025 tăng 9,1%

Tháng 3/2025: Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 75 tỷ USD

Infographic | Xuất khẩu thủy sản quý I/2025 bứt phá ấn tượng
Tin khác

Gỡ vướng cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ

Giá xuất khẩu tiêu đen của Việt Nam đạt gần 6.500 USD/tấn

Infographic| Xuất nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 162 tỷ USD

Vì sao xuất khẩu rau quả đang ‘gặp khó’?

10 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực của Việt Nam

Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại Đức

Kênh bán lẻ hiện đại: Đầu ra bền vững cho rau quả

2 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón của Việt Nam giảm nhẹ

Việt Nam nhập khẩu hơn 74 nghìn tấn thịt trong tháng 1/2025

Thông tin mới về thủ tục cấp giấy chứng nhận thực phẩm xuất khẩu
Đọc nhiều

Dâu tằm chín rộ, tiểu thương Hà Nội 'hốt bạc'

Nhận định chứng khoán 18/4: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 15/4: Tiếp tục nắm giữ các mã đang duy trì đà tăng mạnh

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Nhận định chứng khoán 16/4: Cân nhắc giải ngân thăm dò

'Thót tim' cảnh ô tô lao ngược chiều cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhận định chứng khoán 17/4: Tập trung nhóm ngành hồi phục mạnh

Infographic | Hướng dẫn thí sinh tập đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây
