Phòng chống hàng giả, hàng nhái:
Nên xây dựng hệ thống khiếu nại điện tử
![]() |
TMĐT phát triển tạo cơ hội cho hàng giả, hàng nhái gia tăng |
Hướng đến quản lý online
Đây là chia sẻ của nhiều chuyên gia về sở hữu trí tuệ (SHTT) đến từ Hàn Quốc tại Hội thảo “Nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ” do Cục Quản lý thị trường (QLTT) - Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) vừa tổ chức mới đây.
Theo ông Võ Xuân Bính - Phó Trưởng phòng QLCục QLBộ Công Thương, hiện vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền SHTT đang ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp. Hệ thống cơ sở pháp lý để xử lý vấn nạn này ở Việt Nam đã được quy định ở nhiều luật như: Luật SHTT, Luật Cạnh tranh, Luật Hải quan,…
“Tuy nhiên, cơ chế thực thi còn bất cập do chồng chéo, gây khó khăn cho cả DN, người dân lẫn các cơ quan thực thi vì không biết trách nhiệm chính thuộc về ai” – ông Võ Xuân Bính cho biết thêm.
Liên quan đến vấn đề này, bà Jaeheon Lee - Trung tâm Nghiên cứu SHTT Hàn Quốc (KISTA) cho biết, hiện ngày càng nhiều DN Hàn Quốc, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) bị vi phạm về SHTT, làm nhái hàng hóa, tập trung chủ yếu ở các sản phẩm như mỹ phẩm, dược phẩm và các hàng hóa tiêu dùng...
“Tuy nhiên, các DN Hàn Quốc phản ánh họ không biết gửi đơn khiếu nại về đầu mối nào để xử lý nhanh và hiệu quả khi gặp trường hợp sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái” – đại diện KISTA cho hay.
Bà Jaeheon Lee cho biết, theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, để cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái hiệu quả cần tập trung nâng cao nhận thức của người dân và DN, đồng thời xây dựng chính sách quản lý nhà nước đủ mạnh. Đặc biệt, trong bối cảnh TMĐT phát triển mạnh như hiện nay, các giao dịch qua internet là môi trường lý tưởng cho hàng giả, hàng nhái. Để quản lý được vấn đề này, Hàn Quốc đã xây dựng và áp dụng hệ thống đăng ký trực tuyến các đơn khiếu nại về SHTT, hàng giả, hàng nhái. Hệ thống này đã giám sát và xử lý tốt các giao dịch online.
“Việt Nam cần xây dựng hệ thống khai báo online, hệ thống giám sát trực tuyến. Hệ thống này sẽ chia sẻ thông tin cho DN và NTD, đồng thời giúp NTD phân biệt hàng giả, hàng thật. Hệ thống này sẽ khắc phục hạn chế thiếu nguồn nhân lực cho công tác quản lý thị trường và tập trung các đầu mối tiếp nhận khiếu nại về một nơi.” - bà Jaeheon Lee phân tích.
![]() |
DN cần chủ động bảo vệ mình trước vấn nạn hàng giả |
Nâng cao hiệu quả quản lý thị trường
Mới đây, KOTRA đã thực hiện một khảo sát với các DNNVV Hàn Quốc đang đầu tư tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, trong số các DN tham gia khảo sát mới có 38% đã đăng ký bảo hộ SHTT. Mặc dù tình trạng các sản phẩm của DN Hàn Quốc bị làm giả, làm nhái diễn ra phổ biến tại thị trường Việt Nam.
Trong khi đó, các DN Nhật Bản lại đặc biệt chú trọng vấn đề này. Đại diện KISTA đánh giá, các DN Nhật Bản có chiến lược rất tốt. Họ thường đăng ký SHTT trước rồi mới đầu tư vào Việt Nam vì tầm nhìn của họ vào thị trường Việt Nam mang tính dài hạn trên 10-20 năm. Nếu Việt Nam nâng cao hiệu quả công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm SHTT sẽ có tác dụng tích cực đối với các nhà đầu tư quốc tế - bà Jaeheon Lee khẳng định.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Trần Hùng – Phó Cục trưởng Cục QLTT – khẳng định: “Để bảo vệ DN nói chung và DN FDI nói riêng khi đầu tư sản xuất tại Việt Nam, Cục QLTT cam kết không chỉ đồng hành, bảo vệ với các DN chân chính mà còn nâng cao trách nhiệm hơn nữa, kiên quyết xử lý nghiêm hàng gian, hàng giả, hàng nhái”.
Để ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, các DN cần đẩy mạnh tuyên truyền, để NTD biết, nhận diện được chính xác sản phẩm do DN sản xuất. |
Thực hiện chủ trương này, ông Hùng cho biết, Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 334/QĐ-BCT ngày 24/1/2018 phê duyệt Kế hoạch đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo xuất xứ tại các địa bản trọng điểm đến hết năm 2020.
“Với Quyết định này, chúng tôi đã khoanh vùng 20 địa bàn trọng điểm trong Kế hoạch 334. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đã thành lập ngay Tổ công tác chuyên trách để thực hiện kế hoạch, gọi tắt là Tổ 334. Chúng tôi đặc biệt lưu ý tới 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây là hai khu vực trọng điểm rất nóng về công tác hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền SHTT” – ông Hùng cho biết.
Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 18/4 - 08/5/2018, lực lượng QLTT thành phố đã kiểm tra trên địa bàn 33 vụ có dấu hiệu vi phạm là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, tạm giữ 1.958 đơn vị sản phẩm gồm túi xách, ba lô, ví, đồng hồ, mỹ phẩm, quần áo, văn phòng phẩm với trị giá hơn 262.805.000 đồng.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái, theo ông Hùng, cần nâng cao chế tài xử phạt, nâng cao tính răn đe. Bên cạnh đó, cần đề xuất cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan vì hiện nay các cơ quan thực thi khó chia sẻ thông tin trừ khi ở vụ việc cụ thể.
Đặc biệt, theo các chuyên gia, bên cạnh nỗ lực từ phía cơ quan chức năng, trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, các DN cần chủ động có biện pháp, giải pháp để nâng cao khả năng tự bảo vệ mình bằng nhiều hình thức khác nhau như liên tục đầu tư, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh quảng cáo giúp NTD nhận diện thương hiệu của DN,…
Tin mới cập nhật

Giá cà phê tăng cao, kim ngạch xuất khẩu lập đỉnh

Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 276 tỷ USD trong 4 tháng

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng, kim ngạch vượt 500 triệu USD

Giá cao su tăng, triển vọng xuất khẩu tiếp tục tươi sáng

Xuất khẩu bưởi tăng mạnh, lọt top trái cây chủ lực mới

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 2: Tận dụng tốt cơ hội từ các FTA

Mở rộng không gian xuất khẩu cho mặt hàng công nghiệp: Bài 1: Nhận diện thách thức

Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?

Xuất khẩu cá tra tăng trưởng, thị trường đón tín hiệu tốt

Giá cao su quý I/2025 tăng, thị trường chờ đợi điều gì?
Tin khác

Xuất khẩu chè sang Pakistan đạt hơn 4 triệu USD trong tháng 3

Quý I/2025, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều giảm nhưng giá bán tăng kỷ lục

Xuất khẩu gỗ quý I tăng mạnh, đạt gần 4 tỷ USD

Giá xuất khẩu hồ tiêu lập đỉnh, kim ngạch quý I/2025 tăng 2 con số

Quý 1/2025 xuất khẩu rau quả sụt giảm

Thanh long vượt sầu riêng, trở lại 'ngôi vương' xuất khẩu trái cây

Xuất khẩu hồ tiêu quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu phân bón tháng 3 tăng mạnh, đạt gần 91 triệu USD

Mở rộng không gian xuất khẩu cho ngành gỗ
Đọc nhiều

Chanh leo độc lạ 'chiếm sóng' thị trường, giá cao vẫn hút khách

Vì sao nhiều doanh nghiệp F&B thay đổi mô hình kinh doanh?

Nhận định chứng khoán 9/5: Hạn chế việc mua đuổi

Nhận định chứng khoán 8/5: Cân nhắc giải ngân

Nhận định chứng khoán 13/5: Cân nhắc giải ngân cổ phiếu

'Cơn khát' cát: Thực trạng báo động tại tỉnh Hà Tĩnh

Giải thưởng Bảo Sơn: Vinh danh 4 công trình khoa học đổi mới sáng tạo

Thâm nhập thành công thị trường Canada: Bí quyết từ doanh nghiệp

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam
