Năm vượt khó trong điều hành chính sách tiền tệ

“Khó khăn” và “Vất vả” có lẽ là hai cụm từ mô tả một cách phổ quát nhất về hoạt động điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.
Chính sách tiền tệ là ngắn hạn, hạn chế giải quyết vấn đề dài hạn

Việc điều hành tỷ giá linh hoạt trước trong bối cảnh kinh tế thế giới xuất hiện nhiều rủi ro bất định đã góp phần tạo thêm dư địa để kinh tế Việt Nam thích ứng với những biến động trên thị trường thế giới và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tỷ giá và lãi suất - những lựa chọn khó khăn

“Khó khăn” và “Vất vả” có lẽ là hai cụm từ mô tả một cách phổ quát nhất về hoạt động điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

TS Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho biết sau đại dịch Covid-19, phần lớn các quốc gia đều tin tưởng rằng các khó khăn sẽ từng bước được xử lý. Chẳng hạn, sự đứt gãy chuỗi cung ứng có thể hàn gắn lại, các giải pháp để hóa giải các hệ lụy từ các gói tài chính-tiền tệ hỗ trợ trong đại dịch sẽ phát huy tác dụng.

Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào cuối tháng 2/2022 đã thay đổi cục diện thị trường thế giới. Cụ thể, các lệnh cấm vận của Mỹ và các quốc gia châu Âu với Nga, cùng sự đáp trả của Nga với các quốc gia phương Tây này về khí đốt đã tạo ra khủng hoảng năng lượng, làm trầm trọng hơn sự đứt gãy chuỗi cung ứng và khiến lạm phát bùng phát ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Với bối cảnh trên, sự phản ứng ở các quốc gia nổi bật lên là chính sách tiền tệ, qua việc tăng nhanh lãi suất. Điển hình là Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã dồn dập tăng lãi suất đô-la Mỹ, đưa lãi suất cho vay ở Mỹ lên mức 4,5%.

“Lãi suất đô-la Mỹ tăng cao không chỉ khiến tỷ giá đô-la Mỹ tăng mạnh, có lúc chỉ số USD Index tăng 15%, mà còn tạo ra chu chuyển đưa đồng đô-la Mỹ quay trở về thị trường Mỹ. Điều này dẫn đến hệ quả là đồng tiền của các quốc gia trên thế giới đều mất giá mạnh, dù họ đều tăng lãi suất nhanh như Mỹ”, ông Phước nói.

Bối cảnh này khiến chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng đang đối mặt với “tam giác bất khả thi”, gồm: Mối quan hệ giữa chính sách lãi suất; chính sách tỷ giá hối đoái; dòng vốn nước ngoài. Để bảo đảm dòng vốn vào Việt Nam không bị ảnh hưởng, kể cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn gián tiếp, chỉ có một trong hai lựa chọn là ổn định lãi suất hoặc ổn định tỷ giá hối đoái.

“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không thể cùng một lúc thực hiện cả 2 nhiệm vụ. Đây đang là lựa chọn khó khăn nhất của chính sách tiền tệ”, TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, phân tích.

Cụ thể, với lựa chọn lãi suất, lãi suất đồng Việt Nam (VND) phải tăng lên để tránh việc chênh lệch lãi suất khiến dòng vốn chảy ra khỏi Việt Nam, cũng như không hấp dẫn dòng tiền từ nước ngoài vào.

Với lựa chọn tỷ giá hối đoái, khi Mỹ tăng lãi suất, đồng đô-la Mỹ đã lên giá và khiến phần lớn các đồng tiền khác trên thế giới đều giảm giá so với đô-la Mỹ, từ đó tạo ra áp lực giảm giá rất lớn với đồng Việt Nam.

“Trong trường hợp đồng Việt Nam không mất giá, khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Điều này tác động rất lớn tới nền kinh tế bởi xuất khẩu là mũi nhọn tăng trưởng chính. Bên cạnh đó, để duy trì ổn định tỷ giá, chắc chắn Ngân hàng Nhà nước sẽ phải hao tổn một lượng dự trữ ngoại tệ không nhỏ”, ông Ánh phân tích.

Ổn định tỷ giá góp phần ổn định vĩ mô

Với bối cảnh kinh tế Việt Nam, các cơ quan quản lý đã lựa chọn giải pháp ổn định tỷ giá. Ngày 4/7/2022, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã nâng giá bán đô-la Mỹ thêm 150 đồng, lên mức 23.400 đồng một đô-la Mỹ - chỉ 53 ngày sau khi nâng giá bán đô-la Mỹ thêm 200 đồng. Cơ quan này cũng đồng thời chuyển từ phương thức giao dịch bán kỳ hạn 3 tháng sang phương thức bán giao ngay, nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ trên thị trường.

Tới 18/7, tỷ giá trung tâm USD/VND do Ngân hàng Nhà nước niêm yết tăng thêm 20 đồng, lên mức 23.245 đồng một đô-la Mỹ, qua đó đánh dấu đà tăng nhanh trong nhiều năm trở lại đây khi tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh tăng đến 135 đồng chỉ trong hơn nửa đầu tháng 7. Động thái này cũng khiến giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại cũng tăng 180-200 đồng chỉ trong vòng vài tuần đầu tháng 7.

Từ cuối tháng 8, tỷ giá USD/VND bắt đầu tăng mạnh do tâm lý kỳ vọng của thị trường. Thậm chí có những ngày ngân hàng phải thay đổi biểu tỷ giá giao dịch theo từng giờ.

Để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước lần lượt điều chỉnh lãi suất điều hành, tỷ giá trung tâm và biên độ giao dịch.

Ngày 22/9, Ngân hàng Nhà nước tăng loạt lãi suất điều hành gồm trần lãi suất huy động, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn lần đầu tiên sau hai năm. Nhưng động thái này không khiến thị trường hạ nhiệt.

Năm vượt khó trong điều hành chính sách tiền tệ ảnh 1
Với bối cảnh kinh tế Việt Nam, các cơ quan quản lý đã lựa chọn giải pháp ổn định tỷ giá.
Giữa tháng 10, biên độ tỷ giá giao ngay giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ được nới từ 3% lên 5%. Đồng thời, giá bán đô-la Mỹ cho các ngân hàng cũng được điều chỉnh tăng lần thứ ba chỉ trong vòng một tháng.

Tuy nhiên, tỷ giá vẫn tiếp tục gia tăng. Trên thị trường chính thức, các ngân hàng giao dịch ở mức cao nhất trong biên độ cho phép. Trên thị trường tự do, lần đầu tiên 1 đô-la Mỹ được giao dịch ở mức 25.000 đồng.

Lúc này, công cụ lãi suất tiếp tục được sử dụng. Ngân hàng Nhà nước nâng tiếp lãi suất điều hành vào cuối tháng 10, một tháng sau lần điều chỉnh lãi suất đầu tiên. Đồng thời nâng trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng từ 5% lên 6% - bằng mức trước dịch và tương đương giai đoạn năm 2014.

Những giải pháp này, theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú, vừa là những giải pháp tình thế, bảo đảm tính cần thiết và kịp thời, vừa phù hợp với xu hướng chung trên toàn thế giới cũng như điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

“Mục đích là ưu tiên kiểm soát lạm phát, giữ ổn định tỷ giá, tạo dư địa thích ứng với những biến động trên thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn hệ thống”, ông Tú nhấn mạnh.

Năm vượt khó trong điều hành chính sách tiền tệ ảnh 2
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Động thái mạnh tay từ Ngân hàng Nhà nước khiến yếu tố thúc đẩy tỷ giá tăng liên tục thời điểm đó, là tâm lý kỳ vọng, được khống chế. Ngoài ra, diễn biến đồng đô-la Mỹ trên thị trường quốc tế cũng hạ nhiệt, giảm bớt sức ép cho thị trường.

Cụ thể, tỷ giá đã nhanh chóng hạ nhiệt trong tháng 11 và tháng 12. Tính đến hết phiên 28/12, giá đô-la Mỹ tại Vietcombank đã giảm xuống mức 23.400 đồng ở chiều mua vào và 23.750 đồng ở chiều bán ra, tương ứng mức tăng 3,6% so với cuối năm 2021 và giảm khoảng 4,5% so với mức đỉnh ghi nhận vào cuối tháng 10/2022.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã nối lại hoạt động mua ngoại tệ sau hơn 3 tháng tạm dừng với việc đưa ra giá chào ở mức 23.450 đồng một đô-la Mỹ.

Cơ quan này có 5 lần giảm giá bán đô-la Mỹ tại Sở Giao dịch với tổng cộng 90 đồng - mức tương đối nhỏ so với 6 lần tăng mạnh trước đó, nhưng phát đi tín hiệu vấn đề tỷ giá đã không còn căng thẳng như giai đoạn trước.

Tổng kết lại, ông Đào Minh Tú cho rằng duy trì ổn định tỷ giá là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất thời gian vừa qua vì “nếu không giữ được tỷ giá, chúng ta sẽ mất rất nhiều thứ”.

“Với nhiều nỗ lực, hiện đồng Việt Nam chỉ giảm khoảng 3,81% so với đầu năm, mức mất giá này thấp hơn nhiều nước trên thế giới. Hoạt động trên thị trường ngoại tệ về cơ bản diễn ra thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được các tổ chức tín dụng đáp ứng. Ngân hàng Nhà nước có thể mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối”, ông Tú cho biết.

Theo Báo Nhân dân

Tin mới cập nhật

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử

Tổng Cục Thuế tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, đánh giá và phân tích thông tin nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống gian lận hóa đơn điện tử.
Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Tổng cục Thuế quản lý chặt chẽ thuế đối với sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Thời gian gần đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới hoạt động tại Việt Nam, điển hình là sàn Temu.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Dự thảo Luật Quản lý thuế: Cân nhắc kỹ lưỡng khi phân cấp quyền quyết định hoàn thuế

Dự thảo Luật Quản lý thuế: Cân nhắc kỹ lưỡng khi phân cấp quyền quyết định hoàn thuế

Trong Dự thảo sửa đổi Luật Quản lý thuế đang trình Quốc hội, một trong những điểm đáng chú ý là đề xuất trao quyền quyết định hoàn thuế cho các chi cục thuế.
Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Tổng cục Thuế yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Tổng cục Thuế vừa ban hành Thông báo số 1021/TB-TCT, trong đó yêu cầu các cơ quan thuế các cấp tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa hay

Thương mại điện tử: Miền đất hứa hay 'điểm nóng' trốn thuế?

Tình trạng trốn thuế trong hoạt động thương mại điện tử đang là vấn đề nhức nhối, đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan thuế.
Sàn thương mại điện tử Temu ‘làm nóng’ đề xuất thu thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Sàn thương mại điện tử Temu ‘làm nóng’ đề xuất thu thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Việc miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng với hàng hóa có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống có tạo điều kiện cho sàn thương mại điện tử Temu?
Tổng cục Thuế phối hợp với ngân hàng quản lý dữ liệu dòng tiền của Google, Facebook, Youtube, Netflix…

Tổng cục Thuế phối hợp với ngân hàng quản lý dữ liệu dòng tiền của Google, Facebook, Youtube, Netflix…

Tổng cục Thuế triển khai thu thập dữ liệu dòng tiền giao dịch qua tài khoản tổ chức, cá nhân liên quan đến các tổ chức cung cấp dịch vụ trực tuyến nước ngoài.
Tổng cục Thuế cảnh báo lừa đảo liên quan tới hoàn thuế thu nhập cá nhân

Tổng cục Thuế cảnh báo lừa đảo liên quan tới hoàn thuế thu nhập cá nhân

Cục Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) vừa có Công văn số 1345/CT-QLT2 về việc phối hợp tuyên truyền, phổ biến công tác hoàn thuế thu nhập cá nhân.

Tin khác

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%

Sau hơn 3 tháng triển khai xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm đến 50%, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70%.
Bước tiến mới trong quản lý thuế, nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro

Bước tiến mới trong quản lý thuế, nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro

Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1386/QĐ-TCT để hướng dẫn áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Thuế bất động sản có giúp

Thuế bất động sản có giúp 'kiềm' giá nhà đất?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có những biến động phức tạp, Bộ Xây dựng có động thái mới nhằm siết chặt quản lý thị trường này.
Dự thảo Luật Quản lý thuế: Các sàn thương mại điện tử kêu

Dự thảo Luật Quản lý thuế: Các sàn thương mại điện tử kêu 'khó' thu thuế thay

Việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đang là tâm điểm, đặc biệt trong bối cảnh thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng số ngày càng phát triển mạnh mẽ
Tổng cục Thuế cảnh báo cẩn trọng với các hình thức lừa đảo, mạo danh cán bộ thuế

Tổng cục Thuế cảnh báo cẩn trọng với các hình thức lừa đảo, mạo danh cán bộ thuế

Lợi dụng việc ngành thuế triển khai các dịch vụ thuế điện tử phục vụ người nộp thuế, các đối tượng lừa đảo đã sử dụng nhiều hình thức lừa đảo mới.
Bộ Tài chính yêu cầu rà soát và phân bổ vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính yêu cầu rà soát và phân bổ vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ Tài chính đề nghị các địa phương thực hiện rà soát và phân bổ vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia theo đúng mục tiêu, đối tượng, địa bàn.
Thuế là giải pháp hiệu quả để hạn chế sử dụng thuốc lá?

Thuế là giải pháp hiệu quả để hạn chế sử dụng thuốc lá?

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đề nghị tăng thuế suất với mặt hàng thuốc lá để góp phần điều tiết tiêu dùng và thực hiện cam kết quốc tế.
Tổng cục Thuế tăng cường các hoạt động chống thất thu, thúc đẩy chuyển đổi số

Tổng cục Thuế tăng cường các hoạt động chống thất thu, thúc đẩy chuyển đổi số

Tổng cục Thuế chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện các chuyên đề chống thất thu thuế.
Infographics | Tổng quan bức tranh ngành thuế 9 tháng năm 2024

Infographics | Tổng quan bức tranh ngành thuế 9 tháng năm 2024

Theo Tổng cục Thuế, tổng thu ngân sách lũy kế 9 tháng đầu năm 2024 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.229.788 tỷ đồng, bằng 82,7% so với dự toán pháp lệnh.
Tăng thuế thuốc lá: Cân nhắc giữa giảm thiểu tác hại và khả năng gia tăng thuốc lá lậu

Tăng thuế thuốc lá: Cân nhắc giữa giảm thiểu tác hại và khả năng gia tăng thuốc lá lậu

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) với mức tăng thuế như các phương án của đưa ra sẽ làm tăng giá thuốc lá, vậy có nguy cơ gia tăng thuốc lá lậu?
Xem thêm

Đọc nhiều

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục

Lần đầu tiên trong lịch sử, tổng giá trị nhu cầu vàng toàn cầu vượt 100 tỷ USD, tăng 35% so cùng kỳ năm ngoái do các khoản đầu tư vào vàng tăng mạnh.
Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng ảnh hưởng thế nào sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ?

Thị trường vàng sẽ tiếp tục giằng co do tâm lý bấp bênh của nhà đầu tư: Chốt lời hoặc tâm lý sợ bỏ lỡ trước khi bầu cử ở Hoa Kỳ có kết quả.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Cập nhật nhiều nội dung đào tạo gắn với thực tiễn

Thời gian qua, Trường Đại học Kinh tế quốc dân có nhiều nỗ lực trong việc cập nhật hình thức, nội dung đào tạo theo hướng gắn thực tiễn và doanh nghiệp.
10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam chi hơn 900 triệu USD để nhập khẩu đậu tương

10 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu đậu tương lên tới 1,85 triệu tấn, ước đạt 953 triệu USD, tăng 15,1% về khối lượng, nhưng giảm 6,4% về giá trị so cùng kỳ.
Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Nhận định chứng khoán 30/10: Liệu VN-Index có tiếp tục nhịp phục hồi?

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán có thể sẽ tiếp tục phục hồi trong phiên hôm nay 30/10.
Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Đề xuất sửa đổi Luật Quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp lớn hoàn thuế

Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức về an toàn giao thông xe máy

Hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm" diễn ra sáng 4/11, tại Hà Nội.
Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Cấm xe máy ở các quận nội đô: Cần tính đến an sinh cho người dân

Hà Nội thí điểm mô hình vùng phát thải thấp và hạn chế phương tiện gây ô nhiễm tại khu vực nội đô từ đầu 2025, tiến tới dừng hoạt động xe máy vào 2030.
Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Bất cập trong quy định tạm hoãn xuất cảnh với người đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý thuế bộc lộ một số hạn chế, đặt ra nhiều vấn đề cần được xem xét, giải quyết.
Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Quảng Bình: Khó thu hút dự án quy mô vì thiếu ‘mặt bằng sạch’

Theo Ban Quản lý Khu Kinh tế Quảng Bình, do thiếu nguồn lực tạo “mặt bằng sạch” nên khó thu hút được các dự án đầu tư có quy mô lớn, công nghệ cao và hiện đại.
Phiên bản di động