Kinh tế của Việt Nam trong quý 1 vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong quý 1/2023, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với những khó khăn.
Để giữ nhịp tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn Mở cửa toàn diện: Động lực cho sự phục hồi kinh tế Việt Nam

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong quý 1/2023, kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với những khó khăn.

Kinh te cua Viet Nam trong quy 1 van tiem an nhieu kho khan hinh anh 1
Số lao động làm việc tại Công ty cổ phần cắt may Sofa Hoa Sen (Khu Công nghiệp Long Đức, thành phố Trà Vinh) giảm hơn 50% so với thời điểm trước dịch COVID-19 do thiếu đơn hàng. (Ảnh: Thanh Hòa/TTXVN)

Để tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%, trong 9 tháng còn lại của năm 2023, kinh tế cả nước cần phải tăng khoảng 7,5%.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho rằng đây là mức tăng khá cao, trong bối cảnh các khó khăn, thách thức của nền kinh tế vẫn còn tồn tại; không những thế, những biến động từ kinh tế thế giới còn tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam…

Để hiểu rõ hơn về bức tranh kinh tế quý 1/2023 cũng như những giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả năm 2023, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương xung quanh nội dung này.

- Xin bà cho biết một số nét đặc trưng về tình hình kinh tế-xã hội quý 1 năm 2023?

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Kinh tế-xã hội ba tháng đầu năm 2023 của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn. Tuy nhiên, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng.

Cụ thể, tốc độ tăng GDP quý 1 năm nay đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4%, làm giảm 4,76%; khu vực dịch vụ tăng 6,79%, đóng góp 95,91%.

Theo đó, sản lượng một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý 1 năm 2023 của một số ngành cấp 2 tăng so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chính sách xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tới các nước trên thế giới khi dịch COVID-19 được kiểm soát đã phát huy hiệu quả, tăng trưởng của một số ngành dịch vụ trong quý 1 năm 2023 đạt mức cao so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 13,9%; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý 1 năm 2023 theo giá hiện hành tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp…

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với những khó khăn như chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến người nuôi có nguy cơ thua lỗ; sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực suy giảm do chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, số lượng đơn đặt hàng sụt giảm.

Cùng với đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 1 năm 2023 gặp nhiều khó khăn khi chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, đơn hàng sụt giảm. Giá nguyên, nhiên, vật liệu, cước vận tải, chi phí logistics... tăng cao làm tăng chi phí sản xuất và gia tăng áp lực lạm phát, tiềm ẩn rủi ro đối với ổn định kinh tế vĩ mô…

Kinh te cua Viet Nam trong quy 1 van tiem an nhieu kho khan hinh anh 2
Tỉnh Thanh Hóa có khoảng 262 doanh nghiệp dệt may, tạo việc làm cho hơn 100.000 lao động với mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, từ tháng 9/2022 đến nay, do lạm phát toàn cầu nên các đơn hàng may mặc đã bị cắt giảm. (Ảnh: Nguyễn Nam/TTXVN)

Tôi cho rằng, kinh tế-xã hội quý 1 năm 2023 của Việt Nam tuy chưa đạt được mức tăng trưởng cao nhưng là kết quả tích cực, đáng ghi nhận khi tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới ở mức rất thấp hoặc đang suy giảm, khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng bước phát huy hiệu quả.

- Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Dự báo năm 2023 thương mại quốc tế suy giảm, kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái. xin bà cho biết điều đó có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như thế nào?

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Theo tôi, tăng lãi suất tạo áp lực tỷ giá với đồng nội tệ Việt Nam, buộc Ngân hàng Nhà nước sẽ phải có những chính sách điều chỉnh phù hợp để ổn định tỷ giá.

Việc tăng lãi suất khiến đồng USD tăng giá, giá nhiên liệu và các mặt hàng khác sẽ tăng theo, từ đó các doanh nghiệp tại Việt Nam phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu đầu vào và nguồn năng lượng từ nước ngoài với giá cao.

Do lãi suất tăng nên khả năng vay vốn của doanh nghiệp sẽ giảm, khả năng phục hồi của doanh nghiệp sẽ yếu đi. Khi Fed tăng lãi suất sẽ đẩy giá trị của đồng USD lên.

Giá trị USD tăng lên sẽ đẩy giá trị đồng Việt Nam (VND) xuống, làm tăng tỷ giá của VND với USD, tạo ra sự bất ổn trên thị trường ngoại hối.

Suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ làm lượng kiều hối về Việt Nam giảm, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Việt Nam do ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại tệ và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có nguy cơ giảm.

Hơn nữa, khi kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu giảm, sẽ làm giảm các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam, làm cho hoạt động xuất nhập khẩu giảm, điều này thể hiện trong kết quả hoạt động xuất nhập khẩu quý 1/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 154,27 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu giảm 11,9%; nhập khẩu giảm 14,7%.

Điều này đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất trong nước, đặc biệt là các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử máy vi tính…

- Theo bà, Chính phủ cần giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế?

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Trước khó khăn, thách thức của kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, ngành hàng xuất khẩu để giảm bớt phụ thuộc vào các thị trường/ngành hàng truyền thống và thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Kinh te cua Viet Nam trong quy 1 van tiem an nhieu kho khan hinh anh 3
Khách hàng giao dịch tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thực hiện chính sách tài khóa hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp để giảm áp lực chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất; đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, tập trung giảm lãi suất huy động và cho vay, giữ ổn định mặt bằng tỷ giá phù hợp, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, ổn định.

- Lạm phát thế giới vẫn dai dẳng ở mức cao, lãi suất USD tiếp tục tăng và cũng ở mức cao, nguyên liệu sản xuất trong nước phụ thuộc vào bên ngoài. Trong bối cảnh đó, sức ép đối với lạm phát trong nước như thế nào, thưa bà?

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Trong năm 2023, các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng lạm phát là rất lớn với nhiều khó khăn và thách thức, nhất là giá nguyên vật liệu đầu vào thế giới đang ở mức cao.

Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên sẽ nhập khẩu lạm phát, ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên.

Bên cạnh đó, đôla Mỹ tăng giá càng làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, do đó sẽ càng gây sức ép lên mặt bằng giá hàng hóa trong nước.

Giá lương thực, thực phẩm, đồ uống, may mặc, thiết bị và đồ dùng gia đình thường tăng theo quy luật vào các tháng cuối năm và dịp lễ, Tết. Ngoài ra, thiên tai và dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến giá lương thực, thực phẩm tại một số địa phương, điều này cũng sẽ tác động làm tăng CPI.

Thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ do nhà nước quản lý theo lộ trình như dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục sẽ tác động tới CPI trong năm 2023.

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố hỗ trợ kiểm soát lạm phát trong nước như chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt, thận trọng với mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm ổn định vĩ mô.

Giá xăng dầu được dự báo sẽ ở mức thấp hơn so với năm 2022. Với kinh nghiệm điều hành giá của Chính phủ, giá các dịch vụ do nhà nước quản lý sẽ được điều chỉnh một cách hợp lý. Nguồn cung lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu...

- Trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế, xin bà cho biết kịch bản tăng trưởng kinh tế của quý 2/2023 năm nay?

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Theo kịch bản tăng trưởng đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ, để đạt mục tiêu cả năm tăng trưởng 6,5% thì quý 1 và quý 2 cần phải đạt được mức tăng lần lượt là 5,6% và 6,7%.

Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế cả nước quý 1/2023 chỉ ước đạt 3,32%, không đạt mức tăng đề ra, chủ yếu do các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến chế tạo giảm; xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo như linh kiện điện tử, dệt may, da giày… sụt giảm, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng cùng kỳ năm 2022.

Để tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%, trong 9 tháng còn lại của năm 2023, kinh tế cả nước cần phải tăng khoảng 7,5%. Đây là mức tăng khá cao, trong bối cảnh các khó khăn, thách thức của nền kinh tế vẫn còn tồn tại; những biến động từ kinh tế thế giới còn tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam…

Xu hướng tăng trưởng kinh tế Việt Nam thường tăng thấp trong quý 1, gia tăng dần ở quý 2 sau đó bứt phá ở nửa cuối năm.

Kinh te cua Viet Nam trong quy 1 van tiem an nhieu kho khan hinh anh 4
Hoạt động bốc dỡ hàng hóa tại cảng Bình Dương. (Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN)

Năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn có thể đi theo xu hướng này. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện nay, kinh tế quý 2 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng bứt phá nhưng sẽ cải thiện hơn so với quý 1.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, chúng ta kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt trội trong 6 tháng cuối năm.

- Xin bà cho biết Tổng cục Thống kê đề xuất những giải pháp nào nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý 2 và các quý tiếp theo trong năm 2023?

Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương: Để ổn định thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý 2 và các quý tiếp theo, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế cần tích cực thực hiện các giải pháp quyết liệt và đồng bộ để thúc đẩy tăng trưởng, vượt qua khó khăn thì mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% mới khả thi. Cụ thể, về phía cơ quan quản lý cần xây dựng chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế.

Mặc dù, nhiều ngân hàng đã đồng loạt hạ lãi suất sau thời gian đứng ở mức cao nhưng do độ trễ về thời gian, dự đoán trong thời gian tới mới thực sự đi sâu và ngấm để giảm chi phí đầu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần có giải pháp hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp thiếu vốn, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm…; đồng thời, có giải pháp hỗ trợ kịp thời một số ngành, lĩnh vực bị tác động bất lợi do nhu cầu của thị trường thế giới suy giảm như: sản xuất da giày, dệt may, sản xuất và chế biến gỗ...

Chính sách tỷ giá cần áp dụng để thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và các gói hỗ trợ, phục hồi kinh tế và phát triển kinh tế giúp tháo gỡ khó khăn tạo cơ hội cho các dự án thi công dở dang được khởi động lại, nhiều công trình được khởi công mới, từ đó tạo tăng trưởng tốt cho ngành xây dựng, giao thông vận tải gia tăng năng lực, cơ sở hạ tầng, thuận lợi cho sản xuất.

Các cấp các ngành và địa phương cần đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, thành lập doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, bình đẳng và cạnh tranh, từ đó tạo hiệu quả về thu hút đầu tư.

Tôi cho rằng, ngành nông nghiệp đã thể hiện tốt vai trò là “trụ đỡ” của nền kinh tế trong thời kỳ dịch bệnh và ngay cả khi các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xuất khẩu gặp khó khăn. Thời gian tới, các sản phẩm nông sản được dự báo vẫn được giá; cần thực hiện tốt công tác phát triển, mở rộng không gian cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp phát huy và đạt được kết quả tích cực.

Về phía các đơn vị sản xuất, kinh doanh cần bám sát thị trường, mở rộng hoạt động tìm kiếm khách hàng mới; tăng cường kết nối chuỗi sản xuất-tiêu thụ; cân đối lượng tồn kho và tiêu thụ để bảo đảm dòng tiền cũng như chất lượng sản phẩm, bố trí sản xuất linh hoạt để duy trì hoạt động sản xuất tối ưu…

- Xin cám ơn bà!

www.vietnamplus.vn

Tin mới cập nhật

Lật tẩy chiêu trò lừa đảo "giúp thu hồi vốn bị lừa"

Lật tẩy chiêu trò lừa đảo "giúp thu hồi vốn bị lừa"

Người bị lừa đảo trên mạng chịu nỗi đau mất tiền nhưng lại còn có những đối tượng lợi dụng tâm lý “của đau con xót” để tiếp tục lừa bằng chiêu "giúp thu hồi".
Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu

Thương hiệu Việt góp phần lan toả giá trị Việt với 5 châu

Những doanh nhân nước ngoài có dịp qua Việt Nam cứ tấm tắc khen mãi việc Việt Nam có hẳn một ngày Thương hiệu để hội tụ tinh thần phát triển kinh tế.
Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật trong kinh doanh

Ồn ào quanh TikTok “Vua quạt” và câu chuyện thượng tôn pháp luật trong kinh doanh

Câu chuyện quanh vụ việc TikTok “Vua quạt” đang ồn ào nhiều ngày nay thêm một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật.
Bảo vệ thương hiệu góp phần phát triển kinh tế sáng tạo

Bảo vệ thương hiệu góp phần phát triển kinh tế sáng tạo

Phát triển kinh tế sáng tạo cần được bắt đầu từ câu chuyện bảo vệ thương hiệu, xa hơn là thúc đẩy nỗ lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
“Dị nhân" cầu mưa: Siêu năng lực hay lợi dụng mạng xã hội tiếp tay cho mê tín dị đoan?

“Dị nhân" cầu mưa: Siêu năng lực hay lợi dụng mạng xã hội tiếp tay cho mê tín dị đoan?

Mạng xã hội mấy ngày nay xôn xao câu chuyện một “dị nhân” có khả năng “hô phong hoán vũ” cho một số tỉnh phía Nam đang gặp hạn hán nặng.
Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, tạo thêm động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam đã ký 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) vừa với tư cách thành viên ASEAN vừa với tư cách một bên độc lập, độ phủ hầu hết các châu lục.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN với Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và ASEAN với Liên bang Nga

Bối cảnh mới cho thấy sự cần thiết khai thông các điểm nghẽn, thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN, các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và Liên bang Nga.
Thị trường vàng cần những giải pháp đủ mạnh để bình ổn lâu dài

Thị trường vàng cần những giải pháp đủ mạnh để bình ổn lâu dài

Những ngày gần đây thị trường vàng trong nước như một con ngựa bất kham khi giá vàng tiếp tục diễn biến bất thường.
Khơi thông những động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp

Khơi thông những động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp

Bên cạnh những động lực tăng trưởng truyền thống, việc thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới vừa là yêu cầu, vừa là bước chuyển tất yếu của kinh tế Việt Nam.
Kinh tế Việt Nam: Giải bài toán tăng trưởng giữa bối cảnh bất định

Kinh tế Việt Nam: Giải bài toán tăng trưởng giữa bối cảnh bất định

Mặc dù kinh tế quý I/2024 có mức tăng trưởng khá song tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 vẫn đang phải đối diện nhiều ẩn số.

Tin khác

Kinh tế Việt Nam đã quay lại xu thế tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam đã quay lại xu thế tăng trưởng

Việc các tổ chức tài chính quốc tế duy trì nguyên các mức dự báo tăng trưởng GDP đã cho thấy điểm nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam trong năm 2024.
Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Đưa Quy hoạch điện VIII trở thành chỗ dựa vững chắc phát triển năng lượng

Quy hoạch điện VIII đã chỉ ra mối quan hệ giữa lĩnh vực năng lượng với các lĩnh vực khác.
Thấy gì từ những vụ "lùm xùm" của ngân hàng thời gian gần đây?

Thấy gì từ những vụ "lùm xùm" của ngân hàng thời gian gần đây?

Lãi thẻ vọt lên gấp hàng nghìn lần, tiền tỷ gửi ngân hàng phút chốc bốc hơi đã cho thấy hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng đang bộc lộ không ít kẽ hở.
Bóng đá Việt Nam hậu Troussier: Hình ảnh nào cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam?

Bóng đá Việt Nam hậu Troussier: Hình ảnh nào cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam?

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phải sa thải huấn luyện viên Philippe Troussier song sự việc đã sự việc đặt ra nhiều câu hỏi về hình ảnh của cơ quan này.
Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên

Lịch sử cho thấy, khơi dậy, truyền lửa cho những khát khao sống và cống hiến của thanh niên luôn thuộc trong số các công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia.
Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Không để thị trường vàng tạo "sắc đỏ" cho biểu đồ kinh tế

Cách đây trên 10 năm, câu chuyện nền kinh tế bị “vàng hoá” từng xảy ra khi thị trường vàng liên tục “sốt” nóng, tạo sức hút lớn đối với người người, nhà nhà.
Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Thủ tướng Chính phủ: Dứt điểm thực hiện hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3

Tại phiên họp Chính phủ tháng 2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu dứt điểm việc phát hành hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu trong tháng 3/2024.
Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Việt Nam thăng hạng về chỉ số hạnh phúc: "Trái ngọt" của sự nỗ lực không ngừng nghỉ

Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2024 được công ty Gallup International công bố cho thấy Việt Nam đứng thứ 54 trong tổng số 143 quốc gia/vùng lãnh thổ được khảo sát.
Viết trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Viết trong ngày Quốc tế hạnh phúc

Hạnh phúc là gì, một câu hỏi lớn của mọi thời đại, mọi cá nhân, mọi hệ giá trị tư tưởng hướng tới để đi tìm câu trả lời.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên năm 2024

Sáng 19/3/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên và gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp FDI năm 2024, tổ chức tại Hà Nội.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 21/4/2024: Tiếp đà tăng “nóng”, Đắk Lắk cán mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 21/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 21/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/4/2024: Gia Lai và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024: Tiếp tục tăng "dựng đứng", chạm mức 95.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 19/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 19/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 23/4/2024: Tiếp tục đi ngang, Đắk Lắk giữ vững mốc 98.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 23/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024: Dầu thế giới mất giá khi căng thẳng Trung Đông hạ nhiệt

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/4/2024, giá dầu thế giới giảm đồng loạt trước tình hình Trung Đông hạ nhiệt, theo đó dầu WTI giảm 0,35%, dầu Brent giảm 0,17%.
Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4/2024: Dầu thế giới đồng loạt trượt giá, trong nước chiều nay tăng hay giảm?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 25/4/2024, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều giảm với dầu WTI giảm 0,66%, dầu Brent giảm 0,41%.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024: Liên tục tăng mạnh, cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 20/4 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4/2024: Đồng loạt giảm từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, khu vực Đông Nam Bộ cao nhất 97.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 25/4/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 25/4 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/4/2024, giá dầu thế giới trải qua tuần giao dịch lao dốc, hiện tại dầu WTI ở mốc 83,24 USD/thùng, dầu Brent ở mốc 87,39 USD/thùng.
Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu ngày 24/4/2024: Giá dầu tăng trước sức nóng từ "chảo lửa" Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/4/2024, giá dầu thế giới đảo chiều tăng trở lại, trong đó, dầu WTI tăng 1,78%, dầu Brent tăng 1,74%.
Phiên bản di động