Hợp tác quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng xanh

Việt Nam là 1 trong những quốc gia sớm đưa ra cam kết về tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững và có kế hoạch hành động cụ thể thực hiện cam kết.
Việt Nam-EU hợp tác thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bền vững Việt Nam kêu gọi đầu tư vào tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Những diễn biến phức tạp, khó lường và hệ lụy nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 buộc các nền kinh tế phải hành động nhanh và quyết liệt hơn hướng tới chuyển đổi xanh, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững. Muốn đạt được mục tiêu này, phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế và có giải pháp huy động nguồn vốn từ khu vực tư nhân trong và ngoài nước.

Một góc khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (VSIP II) tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: ĐỨC TUẤN)
Một góc khu công nghiệp Việt Nam - Singapore II (VSIP II) tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: ĐỨC TUẤN)

Trong dòng chảy mới này, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đưa ra cam kết mạnh mẽ về tăng trưởng xanh, hướng tới phát triển bền vững và có kế hoạch hành động cụ thể thực hiện cam kết.

Chuyển động từ doanh nghiệp

Trong câu chuyện về phát triển kinh tế xanh, Viện trưởng Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Trần Thị Hồng Minh nhắc đến ngành sản xuất viên nén gỗ. Năm 2022, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ hai trên thế giới và dự kiến sớm đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD do nhu cầu nhập khẩu của các nước EU tăng đột biến để bù đắp phần thiếu hụt khí đốt từ Nga. Nguyên liệu sản xuất viên nén chủ yếu từ gỗ nhỏ, cành, đầu mẩu gỗ vụn, bìa bắp - phụ phẩm của thu hoạch rừng trồng và nguồn dăm bào, mùn cưa, gỗ vụn thu mua từ các xưởng, các cơ sở chế biến đồ gỗ. Vì vậy, cơ hội lớn của ngành viên nén gỗ trong việc mở rộng sản xuất và xuất khẩu cũng song hành cùng quá trình phát triển kinh tế tuần hoàn, khi phụ phẩm của doanh nghiệp này trở thành vật liệu sản xuất của doanh nghiệp khác và tạo ra các sản phẩm tiêu dùng xanh. Chuyển động tích cực của kinh tế xanh cũng diễn ra ở một số ngành nghề khác, như việc doanh nghiệp Việt Nam sử dụng vải thời trang làm từ bã cà-phê, việc thực hiện sáng kiến tư nhân trong xây dựng khu công nghiệp sinh thái với điển hình là Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) hiện có nhiều nhà đầu tư xếp hàng chờ được thuê đất. "Ðó là những câu chuyện cụ thể cho thấy doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu đi vào quỹ đạo tăng trưởng xanh. Quá trình này cần thúc đẩy hơn nữa từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước", bà Minh kiến nghị.

Theo TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nhiều quốc gia trên thế giới đã thông qua và thực thi chiến lược tăng trưởng xanh. Vấn đề kinh tế xanh, tăng trưởng xanh cũng được lồng ghép trong các thỏa thuận, hợp tác, liên kết quốc tế. Nhưng yêu cầu về xanh hóa nền kinh tế không chỉ thể hiện ở cam kết chính trị và chính sách của các quốc gia mà còn đến từ áp lực thị trường như xu hướng tiêu dùng xanh, các lĩnh vực đầu tư, kinh tế sáng tạo, mô hình kinh doanh mới như kinh tế tuần hoàn, thành phố thông minh,... và việc thực thi các cam kết, hội nhập quốc tế theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nếu như trước đây, doanh nghiệp lo lắng muốn sản xuất xanh phải hy sinh lợi nhuận và hiệu quả đầu tư vì chi phí cao thì hiện nay, cơ hội thị trường đang giảm sự đánh đổi này. Cụ thể, nghiên cứu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2021 cho thấy, doanh nghiệp được cấp chứng chỉ CSI (Bộ chỉ số doanh nghiệp phát triển bền vững) có sức chống chịu tốt hơn ngay cả trong đại dịch Covid-19. Một nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam cũng cho thấy các thương hiệu có cam kết "xanh" và "sạch" có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm. Ðối với ngành hàng thực phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng nhanh hơn so với toàn thị trường từ 2,5-11,4%.

Hợp tác quốc tế để tăng nguồn lực

Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), từ nay đến năm 2040, Việt Nam cần khoản tài chính tăng thêm khoảng 368 tỷ USD để xây dựng khả năng chống chịu trước tình trạng biến đổi khí hậu và khử carbon, hướng tới phát thải ròng bằng 0. Nguồn kinh phí lớn như vậy, đòi hỏi phải phân bổ lại tiết kiệm từ khu vực tư nhân trong nước sang các dự án liên quan khí hậu, tăng tiết kiệm từ khu vực công và huy động hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.

Ðể hóa giải những thách thức do biến đổi khí hậu, các quốc gia không thể đi một mình. Với các đối tác quốc tế, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác tăng trưởng xanh với Nhật Bản. Cơ hội đang mở ra từ việc thực hiện Hiệp định Ðối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và những lĩnh vực có nhiều tiềm năng hợp tác giữa hai nước như thiết bị điện và điện tử, kiến trúc bằng gỗ, điện gió, điện sinh khối, chia sẻ điện mặt trời, nuôi trồng thủy sản hữu cơ, canh tác hữu cơ,... Theo đề xuất của CIEM, Nhật Bản và Việt Nam có thể cân nhắc bốn định hướng thúc đẩy hợp tác hướng tới tăng trưởng xanh thời gian tới, gồm nâng cao năng lực thể chế, quy định, chính sách; phát triển cơ sở hạ tầng bền vững ở Việt Nam; hợp tác thúc đẩy chuỗi giá trị ít carbon, ít phát thải và thúc đẩy xây dựng các điều ước quốc tế, quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế liên quan tăng trưởng xanh. Các bên liên quan của Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, mong đợi cơ hội hợp tác và chuyển giao công nghệ từ các đối tác Nhật Bản, nhưng cần tiếp tục cải thiện chất lượng kết nối dịch vụ từ trong nước, cụ thể là kỹ thuật số, kỹ năng lao động.

Nhu cầu về nguồn tài chính luôn là thách thức lớn đối với việc thực thi cam kết tăng trưởng xanh nhưng theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM), nếu có quy định, chính sách rõ ràng về huy động vốn xanh, hướng đi sẽ mở rộng. Ông Dương cho biết: Khi gặp lãnh đạo các ngân hàng, họ nói câu chuyện tín dụng không phải vấn đề khó mà đang vướng mắc ở việc lấy tiêu chí nào để xác định đó là dự án xanh, kinh tế xanh. Hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh ở Việt Nam còn khá mơ hồ. Cơ quan xây dựng tiêu chí kinh tế tuần hoàn cho biết, đang lựa chọn ưu tiên khoảng 60 tiêu chí từ nay đến năm 2025, như vậy là quá nhiều. Theo đề xuất của CIEM, cần xây dựng một nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn để khuyến khích doanh nghiệp tiên phong, còn trong dài hạn, cần nâng cao năng lực thể chế, quy định, chính sách liên quan tăng trưởng xanh.

nhandan.vn

Tin mới cập nhật

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi, tận dụng các FTA của Việt Nam

Bộ Công Thương vừa ban hành văn bản Khảo sát nhu cầu đào tạo để thực thi và tận dụng các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTA).
Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Việt Nam giữ vững vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc

Hiệp hội Thương mại quốc tế của Hàn Quốc (KITA) cho biết, năm 2023, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc.
Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Hai năm thực thi Hiệp định RCEP: Tỷ lệ tận dụng ưu đãi chưa như kỳ vọng

Đây là nhận định của các chuyên gia sau 2 năm Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

Hiệp định EVFTA: Gắn kết phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm

So với các hiệp định thương mại tự do khác, Hiệp định EVFTA đã thể hiện rõ quan điểm, cam kết gắn phát triển thương mại, thị trường với lao động, việc làm.
Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU

Nhờ Hiệp định EVFTA, xuất khẩu giày dép sang EU đang có tín hiệu phục hồi, trong đó Bỉ vẫn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam ở EU
Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Thực hiện cam kết Hiệp định EVFTA: Thích ứng với quy định sản xuất không gây mất rừng của EU

Hội thảo Sản xuất hàng hoá không gây mất rừng theo quy định của Liên minh châu Âu (EUDR) vừa được tổ chức tại Nghệ An nhằm thực hiện cam kết của EVFTA.
Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Hiệp định EVFTA: Động lực để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động

Tham gia Hiệp định EVFTA giúp cho hệ thống luật về lao động của Việt Nam không ngừng hoàn thiện và tiệm cận các quy định với tiêu chuẩn thế giới.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Thực thi Hiệp định EVFTA: Ngành Da giày đảm bảo các cam kết về lao động

Việc thúc đẩy thực thi các cam kết về lao động trong EVFTA là điều tất yếu đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngành Da giày.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Thực thi Hiệp định EVFTA: Chủ động giảm thiểu tác động từ phòng vệ thương mại

Để tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA, những vấn đề về phòng vệ thương mại của thị trường EU doanh nghiệp cần quan tâm để giảm thiểu các tác động tiêu cực.
Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thích ứng các tiêu chuẩn, tránh suy giảm lợi thế từ Hiệp định EVFTA

Thị trường EU đang đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao đối với hàng hoá nhập khẩu, nên nếu doanh nghiệp Việt Nam không thích ứng thì các lợi thế sẽ suy giảm.

Tin khác

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA có những quy định như thế nào về lao động?

Hiệp định EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn, quy định về lao động vì thế để thực thi FTA này hiệu quả, Việt Nam đang hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động.
Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực: EU quy định gì đối với sản phẩm gia vị nhập khẩu?

Hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU đưa ra những quy định nhập khẩu bắt buộc rất khắt khe đối với thực phẩm, trong đó có gia vị, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm.
Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Thỏa thuận Xanh châu Âu và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt

Châu Âu đang dần quy định hóa các chính sách trong Thỏa thuận Xanh, dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể tới xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Thực thi Hiệp định EVFTA: Tháo gỡ điểm nghẽn, hỗ trợ nhu cầu của doanh nghiệp

Các hoạt động hỗ trợ còn dàn trải, không tập trung vào các ngành hàng, lĩnh vực thế mạnh của địa phương khiến cho việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn khiêm tốn.
Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Khai thác Hiệp định EVFTA: Tăng kết nối quảng bá sản phẩm gỗ Việt Nam tại Hà Lan

Hiện còn nhiều dư địa để các doanh nghiệp khai thác xuất khẩu gỗ sang thị trường Hà Lan, nhất là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đang được thực thi.
Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Tiêu chuẩn xanh EU tác động như thế nào đến doanh nghiệp Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó khăn trong xuất khẩu vào thị trường EU nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn xanh đang ngày càng được nâng cao.
Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định EVFTA: Tiếp tục thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU

Hiệp định Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đang được thực thi tiếp tục góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam-EU.
Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Thúc đẩy thiết lập chuỗi sản xuất, chế biến thuỷ sản đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường EU

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8/2020 với nhiều ưu đãi đang tiếp tục tạo cơ hội cho hàng thủy sản Việt Nam sang EU.
Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

Hiệp định EVFTA: Tạo đà phát triển thị trường cho giày dép Việt Nam

EU luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam. Đặc biệt, trong Hiệp định EVFTA, giày dép là một trong các mặt hàng có nhiều ưu đãi.
Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Dư địa lớn cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường EU

Các doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy kinh doanh với thị trường EU, phải xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu thực sự chuyên nghiệp cho các sản phẩm.
Xem thêm

Đọc nhiều

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế cảnh báo việc giả danh cơ quan thuế để lừa đảo

Tổng cục Thuế khẳng định, không ủy quyền cho bất cứ tổ chức, cá nhân ngoài ngành Thuế nào thu thuế hộ.
Giá tiêu hôm nay 22/3/2024: Đắk Lắk và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/3/2024: Đắk Lắk và Đắk Nông tăng 500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 22/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 22/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27/3/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 27/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 27/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024: Giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, vì sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 26/3/2024, giá dầu thế giới đồng loạt quay đầu tăng mạnh, cụ thể dầu WTI tăng 1,64% dầu Brent tăng 1,46%.
Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 24/3/2024: Tăng 500 đồng/kg, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 24/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 24/3 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/3/2024: Ngày thứ 2 liên tiếp đứng giá, cao nhất 96.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 26/3/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 26/3 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024: Giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần

Giá xăng dầu hôm nay ngày 23/3/2024, giá dầu thế giới đà giảm chưa dừng trong ngày cuối tuần, cụ thể, giá dầu WTI giảm 0,54%, dầu Brent giảm 0,13%
Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng tuần qua

Giá vàng chiều nay 24/3/2024: Vàng SJC mất hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần trước, trong khi đó, vàng thế giới ghi nhận tăng mạnh tuần qua.
Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Đặc sắc Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024

Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể với nghề gốm được tái hiện tưng bừng trong Lễ hội làng Bát Tràng năm 2024.
Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC giành lại mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 26/3/2024: Vàng SJC nhích nhẹ 100.000 đồng mỗi lượng, đưa giá vàng trở lại mức 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán, vàng thế giới tiếp đà đi lên.
Phiên bản di động