Khoảng 18h30, chiều 22/7, xuất hiện một cơn mưa kèm theo mây đen kịt, bỗng dưng bầu trời bừng sáng, ánh nắng vàng chói chang. Chỉ ít phút sau, phía sau bầu trời đen xì bất ngờ xuất hiện cầu vồng kép sáng rực. Trước hiện tượng thiên nhiên kỳ thú, nhiều người dân ở Hà Nội đã nhanh tay ghi lại những khoảnh khắc cầu vồng tuyệt đẹp này.
|
Trước khi cầu vồng xuất hiện, người dân ghi lại hỉnh ảnh bầu trời bỗng nhiên sáng rực. Ảnh: Trần Ngọc Linh. |
|
Có thể hiểu đơn giản, cầu vồng mà chúng ta nhìn thấy sau mỗi trận mưa bão là do ánh sáng mặt trời chiếu vào những giọt nước nhỏ, gần tròn như trong không khí làm cho ánh sáng bị tán sắc và phản xạ. Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào giọt nước sẽ chiếu tới những góc khác nhau, những giọt nước nhỏ cũng sẽ bị phản xạ ở những góc khác nhau, trong đó phản xạ ở góc 40 - 42 độ là mạnh nhất nên tạo thành cầu vồng mà “chúng ta nhìn thấy”. Ảnh: Minh Sang. |
|
Về nguyên lý hình cầu vồng: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào những giọt nước trong không khí, ánh sáng bị khúc xạ và phản xạ, tạo thành quang phổ hình vòng cung đầy màu sắc trên bầu trời. Ảnh: Nguyen Thao |
|
Khoảnh khắc bầu trời xuất hiện cầu vòng tựa như một dải ruy băng rực rỡ sắc màu trải trên mặt trời với sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Ảnh: Doãn Xuân |
|
Màu sắc của cầu vồng chủ yếu bắt nguồn từ hiệu ứng phân tán của lăng kính đối với ánh sáng trắng, được phân giải thành 7 màu có thể phân biệt được và do phản xạ bên trong nên dãy màu này bị đảo ngược. Ảnh: Minh Sang |
|
Thông thường, hạt mưa càng lớn sẽ xuất hiện cầu vồng càng sáng rõ. Những hạt mưa có kích thước khác nhau sẽ cho ra màu sắc cầu vòng khác nhau, thậm chí còn xuất hiện cầu vồng màu trắng. Ảnh: Nguyễn Bắc. |
|
Cầu vồng bị cong là do ánh sáng có màu sắc khác nhau bị khúc xạ bởi những giọt nước ở nhiều mức độ khác nhau. Ảnh: Nguyễn Hạnh |
|
Do bề mặt Trái đất là bề mặt cong và được bao phủ bởi bầu khí quyển dày nên hàm lượng nước trong không khí sau cơn mưa cao hơn bình thường và hiện tượng khúc xạ xảy ra khi ánh sáng mặt trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong không khí. Ảnh: Ha Ngoc |
|
Cùng với đó, do khí quyển trên bề mặt Trái đất có dạng vòng cung nên ánh sáng mặt trời bị khúc xạ trên bề mặt tạo thành cầu vồng hình vòng cung mà chúng ta nhìn thấy. Ảnh: Ước Nguyễn |
|
Cầu vồng thường được nhìn thấy vào buổi sáng hoặc chiều tối, do hiện tượng tán sắc ở ánh sáng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa ở nền nhiệt độ khoảng 42 độ C. Nhiệt độ thường cao hơn mức thích hợp trên vào buổi trưa nên cầu vồng ít khi hình thành. Ảnh: Xuan Doan |
|
Cầu vồng xuất hiện vào ban đêm được gọi là cầu vồng mặt trăng. Có hiện tượng này là do cầu vồng được tạo ra bởi ánh sáng phản chiều trên bề mặt mặt trăng chứ không phải từ ánh sáng mặt trời trực tiếp. Ảnh: Doãn Xuân |
|
Ngoài 7 sắc màu cơ bản của cầu vồng mà chúng ta vẫn hay nhìn thấy thì nó còn được tạo thành từ hơn một triệu màu tán sắc liên tiếp, bao gồm cả những màu mà mắt thường không nhìn thấy được. Ảnh: Phùng Anh Chiến. |
|
Nhiều người dân thích thú khi được chiêm ngưỡng vẻ tuyệt đẹp của cầu vồng. Ảnh: Hoàng Anh |
|
Theo các nhà khoa học, việc nhìn thấy nhiều hơn cầu vồng có thể không phải là một điều may mắn mà là một trong những dấu hiệu cho thấy biến đổi khí hậu đang diễn ra theo chiều hướng xấu. Ảnh: Xuân Lĩnh |
|
Nhà vật lý học nổi tiếng Isaac Newton đã xác định được 7 màu của quang phổ tạo nên ánh sáng trắng. Tất cả đều có trong cầu vồng theo thứ tự đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Đây cũng là thứ tự sắp xếp của các màu trên cầu vồng từ ngoài vào trong. Ảnh: Hải Sơn |
|
Nhiều bạn nhỏ hào hứng khi thấy hiện tượng cầu vồng xuất hiện. Ảnh: Nguyễn Chinh Phúc |
|
Hiện tượng cầu vồng xuất hiện vào chiều tối 22/7 được nhiều người chứng kiến, nhanh tay ghi lại và đưa lên mạng xã hội với nhiều góc khác nhau tuyệt đẹp. Ảnh: Chinh Phúc |